Công dụng thuốc Biromonol

Thuốc Biromonol được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, có thành phần chính là Carisoprodol. Thuốc được sử dụng để giảm đau và các triệu chứng khó chịu do bệnh cơ xương.

1. Tác dụng thuốc Biromonol

Biromonol là thuốc gì? Thuốc Biromonol có thành phần chính là Carisoprodol. Thành phần Carisoprodol là thuốc giãn cơ, có tác dụng làm giảm cơn đau cấp tính và triệu chứng khó chịu do bệnh cơ xương gây ra. Theo nghiên cứu trên động vật, Carisoprodol ức chế sự dẫn truyền thần kinh ở hệ lưới của não và tủy sống, từ đó giúp giãn cơ.

Chỉ định sử dụng thuốc Biromonol:

  • Thuốc được sử dụng cho người lớn để làm giảm tình trạng đau cấp do bệnh cơ xương;
  • Lưu ý chỉ nên uống thuốc trong thời gian ngắn (2 - 3 tuần) do chưa đánh giá được hiệu quả của thuốc khi sử dụng kéo dài và tình trạng đau xương cấp chỉ xảy ra trong thời gian ngắn.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Biromonol:

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Biromonol

Cách dùng: Đường uống. Nên nuốt cả viên thuốc với một lượng nước thích hợp. Thời điểm dùng thuốc là 3 lần/ngày và 1 lần trước khi đi ngủ.

Liều dùng: Người lớn dùng liều 1 viên/lần x 4 lần/ngày.

Quên liều: Khi quên dùng 1 liều thuốc Biromonol, người bệnh nên dùng ngay khi nhớ ra. Nếu đã gần tới thời điểm dùng liều tiếp theo thì bạn hãy bỏ qua liều đã quên, dùng liều kế tiếp đúng như kế hoạch.

Quá liều: Triệu chứng dùng thuốc Biromonol quá liều gồm: Suy hô hấp, trầm cảm, co giật, cơ bắp mất phối hợp, giãn đồng tử, rối loạn trương lực cơ, rung giật nhãn cầu, hôn mê, sảng khoái, hạ huyết áp, mê sảng, hội chứng Serotonin, cứng cơ, đau đầu, ảo giác, mắt mờ, tử vong.

Nếu thấy có các triệu chứng bất thường, người bệnh cần ngưng dùng thuốc và đến ngay bệnh viện gần nhất. Việc điều trị quá liều là hỗ trợ tùy theo triệu chứng lâm sàng. Nên dùng các thuốc tiêm truyền hoặc vận mạch để hỗ trợ tuần hoàn khí cần thiết. Điều trị co giật bằng các thuốc benzodiazepin, điều trị các cơn động kinh bằng phenobarbital. Trong trường hợp các chức năng phản xạ bảo vệ đường hô hấp bị tổn thương do trầm cảm nặng, cần cân nhắc nội soi khí quản và hỗ trợ hô hấp. Trường hợp ngộ độc nặng, sử dụng thuốc tẩy xổ và than hoạt tính nếu bệnh nhân uống quá liều lớn có biểu hiện sớm, không có triệu chứng trầm cảm. Không nên gây nôn để tránh những nguy cơ liên quan tới thần kinh trung ương và hô hấp.

3. Tác dụng phụ của thuốc Biromonol

Khi sử dụng thuốc Biromonol, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Huyết học: Giảm toàn bộ huyết cầu và bạch cầu;
  • Hệ thần kinh trung ương: Mất điều hòa, khó chịu, ngất, phản ứng trầm cảm, hoa mắt, buồn ngủ, co giật, mất ngủ, run, chóng mặt, nhức đầu, kích động;
  • Tim mạch: Nhịp tim nhanh, đỏ bừng mặt, hạ huyết áp tư thế đứng;
  • Tiêu hóa: Khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, ói mửa.

Nếu trong quá trình sử dụng thuốc Biromonol mà gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ thích hợp.

4. Thận trọng khi dùng thuốc Biromonol

Trước và trong khi sử dụng thuốc Biromonol, người bệnh cần lưu ý:

  • Chỉ nên dùng thuốc Biromonol ở phụ nữ mang thai nếu lợi ích vượt trên nguy cơ, có chỉ định của bác sĩ;
  • Thận trọng khi dùng thuốc Biromonol ở phụ nữ cho con bú, nên tham khảo ý kiến bác sĩ;
  • Thuốc Biromonol gây an thần, có thể làm giảm khả năng nhận thức hoặc vận động nên cần thận trọng khi sử dụng ở người lái xe, vận hành máy móc;
  • Hiệu quả khi sử dụng thuốc Biromonol kéo dài chưa được đánh giá và đau cơ xương cấp tính chỉ xảy ra trong thời gian ngắn nên bệnh nhân chỉ uống thuốc trong thời gian ngắn (2 - 3 tuần);
  • Hiệu quả và độ an toàn của thuốc Biromonol ở bệnh nhân dưới 16 tuổi và trên 65 tuổi chưa được đánh giá;
  • Thận trọng khi dùng thuốc Biromonol ở các đối tượng: Người bị suy giảm chức năng gan, thận; người có CYP2C19 suy giảm hoạt tính; người bị động kinh; người đang sử dụng rượu hoặc các chất ức chế thần kinh trung ương;
  • Lạm dụng thuốc Biromonol có thể gây quá liều, dẫn tới suy hô hấp, co giật, hạ huyết áp hoặc thậm chí tử vong;
  • Đã có trường hợp xuất hiện cơn động kinh trong quá trình dùng thuốc Biromonol;
  • Không nên sử dụng đồng thời thuốc Biromonol với Meprobamat.

5. Tương tác thuốc Biromonol

Cần thận trọng khi phối hợp thuốc Biromonol với các loại thuốc sau:

  • Dùng đồng thời thuốc Biromonol với thuốc ức chế CYP2C19 như Fluvoxamin, Omeprazol có thể làm tăng rủi ro về Carisoprodol (thành phần chính của Biromonol) và làm giảm đáp ứng của Meprobamat;
  • Dùng đồng thời thuốc Biromonol với các chất ức chế thần kinh trung ương, Meprobamat, rượu có thể hiệp đồng với nhau và gây ra tác dụng an thần;
  • Dùng đồng thời thuốc Biromonol với thuốc gây cảm ứng CYP2C19 như Rifamycin, Aspirin có thể làm giảm nguy hại của Carisoprodol và làm tăng đáp ứng của Meprobamat.

Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc Biromonol, tránh dùng thuốc kéo dài. Đồng thời, nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bệnh nhân cũng nên thông báo sớm cho bác sĩ để được can thiệp xử trí thích hợp. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

30.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan