Công dụng thuốc Calcrem

Thuốc Calcrem là thuốc kê đơn, được dùng bôi ngoài da trong những trường hợp bị nấm ngoài da. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Calcrem, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về những công dụng thuốc Calcrem trong bài viết dưới đây.

1. Công dụng thuốc Calcrem là gì?

1.1. Thuốc Calcrem là thuốc gì?

Thuốc Calcrem thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng tuýp kem bôi ngoài da hàm lượng 15 gam, hộp 1 tuýp với các thành phần:

  • Hoạt chất chính: Clotrimazol B.P. 1% tl/tl.
  • Tá dược: cồn Cetostearyl, cồn Benzyl, Cetomacrogol 1000, Sáp ong trắng, Paraffin lỏng loãng, Hương hoa hồng Agra, Methyl hydroxybenzoate, Propyl hydroxybenzoate, Propylene Glycol, Nước cất.

Thuốc Calcrem khuyến cáo sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.

1.2. Thuốc Calcrem có tác dụng gì?

Thuốc Calcrem được bác sĩ kê đơn chỉ định trong các trường hợp:

  • Bôi ngoài da trong điều trị nấm da đầu, nấm kẽ tay, nấm kẽ chân, các vùng da trên cơ thể.
  • Bôi vùng kín khi bị nhiễm nấm Candida albicans, vi nấm da, vi nấm sợi, vi nấm men; lang ben.
  • Điều trị hăm da, viêm quanh móng ở trẻ em; viêm quy đầu.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần hoạt chất chính Clotrimazole, các dẫn chất imidazole khác hay bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc được liệt kê trên đây.
  • Không bôi lên vết thương hở hay vùng da bị loét.

2. Cách sử dụng của thuốc Calcrem

2.1. Cách dùng thuốc Calcrem

  • Thuốc Calcrem dùng bôi ngoài da, tuyệt đối không dùng theo đường khác được khuyến cáo.
  • Rửa tay sạch trước khi bôi thuốc, vệ sinh vùng da bôi thuốc để khô tự nhiên, lấy một lượng thuốc nhỏ tầm hạt đậu, chà xát nhẹ vài phút trên vùng da bị bệnh, tạo một lớp màng mỏng trên da, bôi rộng ra vùng da xung quanh.
  • Rửa sạch tay sau khi bôi thuốc. Không để thuốc dây lên mắt, mũi, miệng.

2.2. Liều dùng của thuốc Calcrem

  • Bôi thuốc ngày hai đến ba lần, bạn nên bôi vào buổi sáng và buổi tối.
  • Hiệu quả điều trị được cải thiện và giảm ngứa có thể đạt được sau 2 đến 4 tuần bôi thuốc. Sau đó người bệnh vẫn tiếp tục bôi cho đủ thời gian điều trị dù triệu chứng đã thuyên giảm.
  • Sau 4 tuần bôi thuốc nếu không có cải thiện nào trên lâm sàng thì người bệnh cần khám lại hoặc xem lại chẩn đoán.

Xử lý khi quên liều: Để thuốc Calcrem phát huy hết tác dụng thì người bệnh cần cố gắng không quên liều, nếu lỡ bỏ quên mất một lần bôi thì bôi ngay khi nhớ ra, nếu gần đến thời gian bôi tiếp theo thì bỏ qua lần đã quên và tiếp tục bôi theo lịch như cũ. Không bôi quá nhiều thuốc trong một lần để bù lần đã quên.

Xử trí khi quá liều: Trường hợp vô ý nuốt phải thuốc, nếu có các triệu chứng quá liều nghiêm trọng rõ ràng như chóng mặt, buồn nôn, nôn thì người bệnh cần thông báo cho bác sĩ được biết để được xử trí kịp thời.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Calcrem

Lưu ý khi dùng thuốc Calcrem như sau:

  • Không bôi thuốc Calcrem khi đã hết hạn sử dụng, thuốc bị đổi màu, tuýp thuốc bị hở. Đóng chặt nắp lọ thuốc sau khi sử dụng.
  • Nếu trong khi bôi thuốc trên da xuất hiện mẩn đỏ, ngứa, nóng rát, phồng rộp hay cảm giác rát cần ngưng thuốc sử dụng ngay và báo với bác sĩ điều trị.
  • Hiệu quả và tính an toàn khi dùng thuốc cho trẻ dưới 3 tuổi chưa được xác định.
  • Thận trọng khi sử dụng cho người đang mang thai 3 tháng đầu. Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ bôi thuốc vào âm đạo không ghi nhận có ảnh hưởng bệnh lý nào.
  • Chưa rõ thuốc có được bài tiết qua sữa mẹ hay không, tuy nhiên vẫn cần thận trọng khi dùng cho bà mẹ đang cho con bú
  • Không lạm dụng thuốc để tránh gia tăng tình trạng kháng thuốc của các chủng nấm.
  • Khi dùng chung với các thuốc bôi ngoài da khác, cần sử dụng vào khoảng thời gian cách xa nhau, tránh để hai thuốc tiếp xúc trực tiếp với nhau.
  • Không dùng thuốc bôi trên diện rộng như toàn thân.
  • Tuýp thuốc nếu không dùng hết trong đợt điều trị nên loại bỏ, không dùng tiếp cho lần sau.

4. Tác dụng phụ của thuốc Calcrem

Các phản ứng phụ chủ yếu xuất hiện trên da: Nổi mẩn đỏ, cảm giác châm chích, phồng rộp, tróc da, phù da, ngứa, nổi mề đay, xuất hiện mụn nước nhỏ, nóng rát, kích ứng da.

5. Tương tác thuốc Calcrem

  • Nhóm thuốc hỗ trợ điều trị tình trạng viêm phổi Trimetrexate.
  • Làm giảm hiệu quả tránh thai của phương tiện tránh thai như bao cao su.
  • Ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc giảm đau Fentanyl, thuốc ức chế miễn dịch Tacrolimus.

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C, nơi khô ráo thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt như tivi, tủ lạnh hay lò nướng; tránh những nơi ẩm thấp nhu trong nhà tắm. Để thuốc ở vị trí cao tránh xa tầm tay trẻ để tránh việc trẻ ngậm phải thuốc.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

44.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan