Công dụng thuốc Cefalex

Thuốc Cefalex thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm dùng cho cả trẻ em và người lớn trong vấn đề điều trị các bệnh như: viêm tai giữa, viêm họng, viêm bàng quang... Việc dùng thuốc trong điều trị cần có sự kê đơn của bác sĩ, dược sĩ, vì thế người dùng cần hết sức cẩn trọng.

1. Thành phần và công dụng của thuốc thuốc Cefalex

Hiện nay trên thị trường, thuốc Cefalex được điều chế dưới dạng viên nang cứng đóng gói hộp 2, 3, 5, 10 vỉ x 10 viên; hộp 2, 3, 5, 10 vỉ x 10 viên; hộp 1 chai 100 viên, 200 viên.

Thuốc với thành phần chính là Cephalexin 500mg cùng các tá dược vừa đủ khác. Cephalexin được biết đến là một kháng sinh diệt khuẩn có hoạt tính lên nhiều loại vi khuẩn gram dương và cả gram âm. Cephalexin bền vững với tác động của penicillinase, do đó kháng lại các chủng Staphylococcus aureus không nhạy cảm với penicilli, do có khả năng sản xuất enzyme penicillinase. Cephalexin cũng có hoạt tính lên đa số các E. coli đề kháng ampicillin. Nhờ những thành phần và hoạt chất trên nên thuốc Cefalex được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phế quản cấp và mãn và giãn phế quản có bội nhiễm.
  • Nhiễm khuẩn tai mũi họng: viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amidan và viêm họng.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: viêm bể thận cấp và mãn, viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt. Dự phòng nhiễm khuẩn đường niệu tái phát.
  • Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa.
  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương.
  • Bệnh lậu và giang mai
  • Trong nha khoa thuốc có thể dùng để thay thế tạm thời điều trị phòng ngừa với penicilline cho bệnh nhân mắc bệnh tim phải điều trị bệnh răng.

Thuốc Cefalex chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Việc tự ý dùng thuốc luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe.

2. Liều dùng thuốc Cefalex

Dựa vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, bệnh lý mà mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê cho liều dùng thuốc khác nhau. Bạn có thể tham khảo liều dùng thuốc Cefalex sau đây.

  • Người lớn: 0.5 g- 1 g/ lần, thời gian uống mỗi liều cách nhau khoảng 6 giờ
  • Trẻ em: 25 - 50mg/ kg/ngày, chia 4 lần. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng, phải tăng gấp đôi liều dùng.
  • Viêm họng và viêm bàng quang cấp: liều hàng ngày có thể chia làm 2 lần.
  • Viêm tai giữa: 75 - 100mg/ngày/kg, chia 4 lần.
  • Nhiễm khuẩn Beta-tan huyết, thời gian điều trị tối thiểu ≥ 10 ngày.

Thuốc Cefalex được bào chế dưới dạng viên nén nên uống thuốc cùng với nước lọc vào thời điểm trước bữa ăn 1 giờ là tốt nhất.

Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần uống đủ lượng, đúng liều để thuốc phát huy được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị.

3. Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Cefalex

Những trường hợp xảy ra tác dụng phụ khi dùng thuốc Cefalex thường không nhiều. Chủ yếu gặp ở những đối tượng cơ địa nhạy cảm người, dùng thuốc quá liều hoặc lạm dụng thuốc. Trong trường hợp này một số phản ứng phụ thường gặp như:

  • Rối loạn tiêu hóa, phản ứng dị ứng, tăng bạch cầu ái toan, phù mạch, phản ứng phản vệ, giảm bạch cầu trung tính, bội nhiễm, viêm đại tràng giả mạc.
  • Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chứng khó tiêu, chán ăn, đau bụng, khó chịu thượng vị. Ban da, mày đay, đau đầu, bệnh candida sinh dục, viêm âm đạo, ngứa âm hộ.
  • Có thể xảy ra tình trạng chóng mặt, ù tai trong một thời gian...

Những tác dụng phụ này được xác định là sẽ giảm dần và mất đi sau khi kết thúc thời gian dùng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan, cần theo dõi sức khỏe thường xuyên trong thời gian này và có thể trao đổi cùng bác sĩ để được tư vấn về cách xử lý sao cho phù hợp.

4. Đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc Cefalex

Cefalex là thuốc kháng sinh, vì thế một vài đối tượng sau đây không được khuyên nên dùng thuốc hay hiểu cách khác chính là những đối tượng chống chỉ định với thuốc Cefalex.

  • Thuốc không dùng cho người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Đối tượng phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ không nên dùng thuốc, bởi những thành phần hoạt chất có trong thuốc Cefalex, có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi cũng như em bé, bởi thuốc có thể đi qua sữa mẹ.
  • Người suy gan, suy thận cần thận trọng khi dùng thuốc, do có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận...

5. Cần làm gì khi quên liều và quá liều thuốc Cefalex?

Khi gặp tình trạng quên liều hoặc quá liều thuốc, người bệnh nên bình tĩnh và xử lý theo hướng sau:

  • Quên liều: Uống bù liều ngay khi nhớ ra là cách tốt nhất nếu chẳng may quên liều. Tuy nhiên trường hợp quên liều với thời gian đã quá 2 tiếng và gần đến liều thuốc kế tiếp thì nên bỏ qua liều đã quên, không cần bù liều và sử dụng những liều sau như bình thường.
  • Quá liều: Quá liều là trường hợp khá nguy hiểm, bởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tiến trình điều trị bệnh. Khi phát hiện quá liều, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn về cách xử trí sao cho phù hợp. Đồng thời thường xuyên theo dõi sức khỏe bản thân nếu có những dấu hiệu bất thường cần tới ngay cơ sở y tế để được kiểm tra.

Một lưu ý khác là thuốc Cefalex cần được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng chiếu vào hoặc ẩm ướt, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến kết cấu thuốc. Khi nhận thấy thuốc không còn như lúc đầu nên bỏ thuốc đi.

Trên đây là những thông tin lý giải thuốc Cefalex là gì, người bệnh trước khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để quá trình dùng thuốc điều trị có được kết quả tốt nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

558 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan