Công dụng thuốc Lodsan

Thuốc Lodsan là thuốc kháng sinh được dùng chủ yếu trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn. Bệnh nhân cần đảm bảo thực hiện theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đề xuất để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

1. Thuốc Lodsan là thuốc gì?

Thuốc Lodsan thuộc nhóm thuốc kháng sinh dùng theo đơn của bác sĩ, chủ trị tình trạng viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, da hoặc mô mềm,... Thuốc Lodsan được sản xuất bởi PT Pertiwi Agung - IN ĐÔ NÊ XI A, bào chế dưới dạng viên nén bao phim, hộp gồm một vỉ x 10 viên.

Trong một viên nén thuốc Lodsan có chứa các thành phần hoạt chất dưới đây:

  • Hoạt chất chính: Levofloxacin (dạng Levofloxacin hemihydrate) hàm lượng 500mg.
  • Các tá dược khác: Tinh bột natri glycolat, tinh bột ngô, Hypromellose, Ethylcellulose, Low-substituted hydroxypropyl cellulose, Titandioxid, FD&C yellow 6 alum lake, Magnesium stearate, bột Talc, polyethylene glycol 6000 và dầu thầu dầu.

2. Công dụng của thuốc Lodsan

Thuốc Lodsan thường được bác sĩ chỉ định sử dụng để điều trị cho các tình trạng nhiễm khuẩn gây ra bởi những chủng vi khuẩn nhạy cảm với Levofloxacin, bao gồm:

  • Điều trị tình trạng viêm phổi mắc phải trong cộng đồng.
  • Điều trị nhiễm khuẩn phần mềm và da.
  • Điều trị tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp.
  • Điều trị đợt nhiễm khuẩn cấp của bệnh viêm phế quản mãn tính.
  • Điều trị viêm xoang cấp tính gây ra bởi vi khuẩn.
  • Điều trị viêm tuyến tiền liệt mãn tính gây ra bởi vi khuẩn.
  • Điều trị tình trạng nhiễm trùng đường tiểu không có biến chứng.
  • Điều trị nhiễm trùng đường tiểu có biến chứng, bao gồm cả viêm thận – bể thận.

Không sử dụng thuốc Lodsan cho những đối tượng dưới đây khi chưa có chỉ định của bác sĩ, cụ thể:

  • Người bệnh quá mẫn hoặc bị dị ứng với hoạt chất Levofloxacin, các thuốc kháng sinh thuộc nhóm Quinolon khác hay bất cứ thành phần tá dược nào có trong thuốc.
  • Chống chỉ định thuốc Lodsan cho bệnh nhân bị động kinh.
  • Không dùng Lodsan cho người có tiền sử rối loạn gân liên quan đến việc sử dụng thuốc Fluoroquinolon.
  • Lodsan không dùng cho trẻ nhỏ hoặc trẻ đang lớn khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Chống chỉ định tương đối thuốc Lodsan cho thai phụ và bà mẹ đang trong giai đoạn nuôi con bú.

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Lodsan

3.1. Liều dùng thuốc Lodsan theo khuyến cáo của bác sĩ

Liều lượng sử dụng thuốc Lodsan sẽ được xác định cụ thể dựa trên đánh giá của bác sĩ về tình trạng nhiễm khuẩn mà bệnh nhân đang mắc phải:

Liều Lodsan cho người lớn có chức năng thận bình thường:

Đối với người trưởng thành bị nhiễm khuẩn và có độ thanh thải creatinin lớn hơn 50ml / phút sẽ dùng liều Lodsan như sau:

  • Điều trị viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: Uống 500mg Levofloxacin / ngày, ngày uống từ 1 – 2 lần và dùng trong vòng 1 – 2 tuần.
  • Điều trị nhiễm khuẩn da và phần mềm: Uống 500mg Levofloxacin / ngày, ngày uống từ 1 – 2 lần và dùng trong vòng 1 – 2 tuần.
  • Điều trị viêm xoang cấp tính gây ra bởi vi khuẩn: Uống 500mg Levofloxacin / lần / ngày, dùng một đợt từ 10 – 14 ngày.
  • Điều trị đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mãn tính: Uống 500mg Levofloxacin / lần / ngày, dùng một đợt từ 7 – 10 ngày.

Liều Lodsan cho người lớn bị suy thận:

Đối với bệnh nhân trưởng thành bị suy thận (độ thanh thải creatinin dưới 50ml / phút) sẽ dùng liều Lodsan như sau:

  • Hệ số thanh thải từ 20 – 49ml / phút: Uống liều ban đầu 500mg Levofloxacin trong vòng 24 giờ, sau đó uống liều duy trì 250mg Levofloxacin trong 24 giờ tiếp, dùng thuốc một đợt từ 7 – 10 ngày.
  • Hệ số thanh thải từ 10 – 19ml / phút: Uống Liều ban đầu 500mg Levofloxacin trong 24 giờ, sau đó uống liều duy trì 250mg Levofloxacin trong 48 giờ tiếp, dùng thuốc một đợt từ 7 – 10 ngày.

Liều Lodsan dành cho những đối tượng đặc biệt:

  • Những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan không cần phải điều chỉnh liều dùng thuốc Lodsan.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi không nên dùng thuốc Lodsan do chưa có dữ liệu tính toán cụ thể liều thuốc an toàn và hiệu quả dành cho trẻ. Thậm chí nghiên cứu cho thấy, việc cho trẻ sử dụng thuốc thuộc nhóm Quinolon, trong đó bao gồm cả Levofloxacin có thể gây thoái hoá xương sụn hoặc bệnh khớp.
  • Hoạt chất Levofloxacin trong thuốc Lodsan được bài tiết qua thận, do đó những bệnh nhân lớn tuổi bị suy giảm chức năng thận thường có nguy cơ cao gặp các phản ứng phụ nguy hiểm khi sử dụng thuốc này. Vì vậy, liều dùng thuốc cho bệnh nhân cao tuổi bị suy giảm chức năng thận cần được lựa chọn cẩn trọng, đồng thời phải theo dõi chức năng của thân trong suốt quá trình điều trị.

3.2. Hướng dẫn sử dụng đúng cách thuốc Lodsan

Thuốc Lodsan được bào chế dưới dạng viên nén, do đó thuốc sẽ được dùng bằng đường uống cùng với lượng nước lọc vừa đủ. Khi uống Lodsan, bệnh nhân cần nuốt trọn cả viên thuốc, tránh nghiền nát hoặc nhai thuốc.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, bệnh nhân có thể uống thuốc Lodsan trong bữa ăn chính hoặc vào thời điểm giữa 2 bữa ăn. Thuốc Lodsan nên được uống 2 giờ trước hoặc sau khi bệnh nhân dùng các thuốc kháng axit có chứa Al, Mg, Sueralfat, các chế phẩm đa vitamin chứa kẽm, thuốc chứa ion kim loại (ví dụ sắt) hoặc thuốc điều trị đái tháo đường.

3.3. Cách xử trí khi uống quá liều thuốc Lodsan

Khi trót uống quá liều thuốc Lodsan, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng ngộ độc Levofloxacin cấp tính, bao gồm lú lẫn, rối loạn tri giác, ù tai hoặc co giật kiểu động kinh. Trong trường hợp nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ quá liều Levofloxacin, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Một số phương pháp xử trí quá liều như thẩm phân máu, thẩm phân màng bụng, thẩm phân màng bụng liên tục lưu động (CAPD) thực tế không mang lại hiệu quả thải trừ hoạt chất Levofloxacin ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, hiện nay vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu dành cho các trường hợp ngộ độc Levofloxacin.

Nếu uống quá liều Levofloxacin, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các phản ứng tiêu hoá như ăn mòn niêm mạc hoặc buồn nôn. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp rửa ruột và sử dụng thuốc kháng axit nhằm bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày không bị ăn mòn.

4. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Lodsan

Trong quá trình điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với Levofloxacin bằng thuốc Lodsan, người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng phụ ngoài ý muốn dưới đây:

  • Tác dụng phụ thường gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, mất ngủ hoặc tăng enzym gan.
  • Tác dụng phụ ít gặp: Căng thẳng, hoa mắt, lo lắng, kích động, đầy hơi, đau bụng, khó tiêu, táo bón, buồn nôn, viêm âm đạo, nhiễm nấm Candida sinh dục, tăng bilirubin máu, phát ban hoặc ngứa.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Loạn nhịp, tăng / hạ huyết áp, khô miệng, viêm đại tràng giả mạc, phù lưỡi, viêm dạ dày, yếu cơ, đau khớp, đau cơ, viêm gân Achille, viêm tủy xương, giấc mơ bất thường, co giật, rối loạn tâm thần, trầm cảm, choáng phản vệ, phù Quinek, hội chứng Lyell hoặc hội chứng Stevens – Johnson.

Nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào được đề cập ở trên trong quá trình điều trị bằng Lodsan, bệnh nhân nên ngừng sử dụng thuốc và báo cho bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử trí. Một số tác dụng phụ có thể tự biến mất sau khi ngừng dùng thuốc, tuy nhiên cũng có một số triệu chứng dễ để lại các di chứng sau này nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

5. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Lodsan

5.1. Cần thận trọng điều gì khi sử dụng thuốc Lodsan?

Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn cao, bệnh nhân cần ghi nhớ và thận trọng một số điều sau đây trong suốt quá trình sử dụng thuốc Lodsan, bao gồm:

  • Một số phản ứng bất lợi có nguy cơ không hồi phục và gây tàn tật cho bệnh nhân do dùng thuốc Lodsan, chẳng hạn như bệnh lý thần kinh ngoại biên, đứt gân, viêm gân hoặc các triệu chứng nguy hiểm khác trên hệ thần kinh trung ương.
  • Việc sử dụng các kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolone có thể gây ra các phản ứng bất lợi nghiêm trọng cho bệnh nhân, gây tàn tật và không thể phục hồi đối với nhiều hệ cơ quan khác nhau trong cơ thể.
  • Cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc Lodsan cho người có tiền sử co giật.
  • Hiện tượng tiêu chảy nặng kèm theo máu và kéo dài dai dẳng có nguy cơ xảy ra trong hoặc sau khi điều trị bằng Lodsan. Đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo tình trạng viêm đại tràng giả mạc.
  • Việc sử dụng Lodsan kéo dài có thể khiến phát triển các vi sinh vật kháng thuốc.
  • Do thuốc Lodsan có thể gây ra các phản ứng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, ù tai hoặc rối loạn thị giác, vì vậy những người lái xe hoặc thực hiện các công việc liên quan đến vận hành máy móc cần thận trọng khi điều trị bằng Lodsan.
  • Phụ nữ có thai hoặc người mẹ đang trong thời kỳ nuôi con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Lodsan nhằm tránh gây nguy hiểm cho thai nhi và trẻ sơ sinh.

5.2. Thuốc Lodsan có thể tương tác với các thuốc nào khác?

Dưới đây là danh sách những loại thuốc có nguy cơ xảy ra tương tác khi phối hợp chung với thuốc Lodsan:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

423 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan