Công dụng thuốc Clemastine

Clemastine là một kháng histamine có tác dụng an thần và kháng cholinergic được dùng để điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Bạn có thể được yêu cầu sử dụng thuốc này thường xuyên hoặc chỉ khi cần thiết. Tuy nhiên, một số loại dị ứng có thể tái phát nhiều lần và bạn phải sử dụng Clemastine tiếp tục.

1. Clemastine là thuốc gì?

Clemastine là một anti-histamine (chất kháng histamine) có dạng viên nén và dạng lỏng để uống.

Thuốc được sử dụng để giảm các triệu chứng của sốt cỏ khô, dị ứng và cảm lạnh thông thường bao gồm hắt hơi, sổ mũi, và đỏ, ngứa, chảy nước mắt, nước mũi. Thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng của những tình trạng trên nhưng không điều trị nguyên nhân gây ra chúng hoặc tăng tốc độ phục hồi.

Thuốc hoạt động bằng cách liên kết với thụ thể histamin H1 từ đó ngăn chặn hoạt động của histamin nội sinh, sau đó dẫn đến giảm tạm thời các triệu chứng tiêu cực do histamine mang lại.

2. Có biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào khi sử dụng Clemastine?

2.1. Trước khi dùng Clemastine

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với Clemastine hay các loại thuốc kháng histamin khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ hoặc kiểm tra nhãn bao bì để biết danh sách các thành phần.

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng các chất ức chế monoamine oxidase (MAO) như Isocarboxazid, Phenelzine , Selegilin và Tranylcypromine. Bạn cũng cho bác sĩ biết về những loại thuốc kê đơn và không kê đơn, vitamin, chất bổ sung dinh dưỡng và các sản phẩm thảo dược mà bạn đang dùng hoặc định dùng, đặc biệt là: Các loại thuốc trị cảm lạnh, sốt cỏ khô hoặc dị ứng khác; thuốc điều trị trầm cảm hoặc co giật; thuốc giãn cơ;; thuốc an thần; thuốc ngủ; và thuốc an thần. Bạn có thể cần được thay đổi liều lượng thuốc hoặc theo dõi cẩn thận về các tác dụng phụ.

Cho bác sĩ biết về các vấn đề y tế khác của bạn như:

  • Bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi
  • Bệnh tăng nhãn áp
  • Vết loét
  • Khó đi tiểu (do tuyến tiền liệt phì đại, tắc nghẽn trong bàng quang)
  • Tắc ruột hoặc loét dạ dày
  • Bệnh tim
  • Huyết áp cao
  • Co giật
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức

Phụ nữ đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú có thể cần cẩn thận khi sử dụng Clemastine.

Thuốc này có thể gây buồn ngủ, vì vậy, không lái xe ô tô hoặc vận hành máy móc cho đến biết thuốc này ảnh hưởng đến bạn như thế nào.

Hạn chế sử dụng rượu trong thời gian dùng thuốc vì có thể làm cho các tác dụng phụ tồi tệ hơn.

Người lớn tuổi thường không nên dùng Clemastine vì nó không an toàn hoặc hiệu quả như các loại thuốc khác có thể được sử dụng để điều trị tình trạng tương tự.

Nếu quên liều: Thuốc này thường chỉ được thực hiện khi cần thiết. Tuy nhiên nếu đã được yêu cầu dùng thường xuyên, hãy dùng liều đã quên ngay khi nhớ ra, bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc thông thường nếu đã gần đến lúc uống liều tiếp theo. Không uống gấp đôi liều để bù lại.

2.2. Thông tin về liều lượng và cách dùng thuốc Clemastine

Liều thông thường cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi bị viêm mũi dị ứng, mày đay, phản ứng dị ứng:

  • Khởi đầu với liều 1.34mg uống hai lần một ngày. Có thể tăng liều theo yêu cầu, nhưng không vượt quá 2.68mg, uống 3 lần một ngày.

Liều thông thường cho trẻ em phản ứng dị ứng, viêm mũi dị ứng, mày đay:

  • Trẻ nhỏ hơn 6 tuổi: 0.335 đến 0.67mg/ ngày uống chia thành 2 hoặc 3 lần. Liều tối đa hàng ngày là 1.34mg.
  • Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: 0.67 đến 1.34mg, uống hai lần một ngày. Liều tối đa mỗi ngày là 4.02mg.

Dùng Clemastine cùng thức ăn hoặc không. Nếu đang dùng dạng lỏng của thuốc này, hãy đong thuốc dạng lỏng bằng cốc chia vạch thể tích.

Gọi cho bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện sau 7 ngày điều trị, hoặc nếu bạn bị sốt kèm theo đau đầu hoặc phát ban trên da .

3. Tác dụng phụ của thuốc Clemastine

Nếu có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng sau, gọi ngay cho trung tâm cấp cứu: nổi mề đay; khó thở; sưng họng, mặt, môi, lưỡi.

Người lớn tuổi có thể xảy ra tác dụng phụ nhiều hơn. Các tác dụng phụ thường gặp của Clemastine có thể bao gồm:

Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng, hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu có các dấu hiệu sau:

  • Khó đi tiểu
  • Tầm nhìn thay đổi
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Phát ban
  • Ngứa
  • Nổi mày đay
  • Khó thở
  • Khó nuốt

Việc dùng thuốc chỉ giúp giảm các triệu chứng dị ứng hiện tại, quan trọng là bạn cần tránh tái phát dị ứng bằng các cách như: Tăng cường hệ miễn dịch qua chế độ ăn uống hợp lý, tránh các tác nhân kích thích hóa học, vật lý,...

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

355 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan