Công dụng thuốc Etamet

Thuốc Etamet có thành phần chính Cefmetazol - là 1 kháng sinh Cephalosporin thế hệ 2, được dùng bằng đường tĩnh mạch để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.

1. Thuốc Etamet có công dụng gì?

Thuốc Etamat 1g có thành phần chính là Cefmetazol (dưới dạng cefmetazol natri) 1g và được bào chế dạng bột pha tiêm.

Hoạt chất Cefmetazole là 1 Cephalosporin thế hệ thứ 2. Các Cephalosporin đều là thuốc diệt khuẩn có hoạt tính trên cả vi khuẩn gram dương và gram âm. Chúng diệt khuẩn bằng cách ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn cũng theo cách tương tự như các Penicilin là thông qua ái lực với các protein liên kết với penicillin (PBP).

Cefmetazole hoạt động diệt khuẩn mạnh hơn Cephalosporin thế hệ 1 chống lại Proteus dương tính, Serratia, trực khuẩn gram âm kỵ khí (bao gồm cả B. fragilis ) và một số vi khuẩn như E. coli, Klebsiella, P. mirabilis nhưng kém hơn kháng sinh Cefoxitin hoặc Cefotetan trong việc chống lại hầu hết các trực khuẩn gram âm.

Như vậy, thuốc Etamet 1g có công dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn và được dùng trong những trường hợp bệnh do nhiễm khuẩn.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Etamet

Chỉ định:

Chỉ định dùng thuốc Etamet trong các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra gồm:

  • Nhiễm trùng ở đường hô hấp dưới và trên;
  • Nhiễm khuẩn da và mô dưới da, xương khớp;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Nhiễm trùng huyết;
  • Nhiễm trùng phụ khoa;
  • Nhiễm trùng trong ổ bụng do các loại vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
  • Điều trị và dự phòng nhiễm trùng do các loại vi khuẩn kỵ khí hoặc các trường hợp nhiễm trùng hỗn hợp, nhất là các nhiễm trùng trong ổ bụng và viêm nhiễm vùng chậu.
  • Bệnh lậu không biến chứng.
  • Dự phòng nguy cơ nhiễm trùng trong các cuộc phẫu thuật, mổ lấy thai, phẫu thuật trực tràng ruột kết.

Chống chỉ định:

  • Không dùng Etamet khi bạn có tiền sử dị ứng với Cefmetazole hay quá mẫn với cephalosporin hoặc các thành phần khác của thuốc.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Etamet

Cách dùng:

Thuốc được dùng bằng đường tiêm bắp hay tiêm truyền tĩnh mạch chậm. Việc thực hiện pha thuốc và tiêm truyền được thực hiện bởi nhân viên y tế. Cách pha dung dịch có thể tham khảo như sau:

  • Tiêm bắp: Hòa tan 1g thuốc với 3.7 mL nước cất pha tiêm.
  • Tiêm tĩnh mạch: Hòa tan 1g thuốc này với 10mL nước cất pha tiêm hoặc NaCl 0.9%, tiêm chậm 3-5 phút.
  • Truyền tĩnh mạch: Hòa tan 1 g với 10mL nước cất pha tiêm, sau đó có thể pha loãng tới nồng độ 1-20 mg/mL bằng dextrose 5%, NaCl 0.9%, Ringer Lactat rồi truyền 10-60 phút.

Liều dùng:

Đối với người lớn:

Liều thông thường cho các trường nhiễm khuẩn là dùng 0,5-1g mỗi 12 giờ qua tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm trong 3-5 phút. Nhiễm trùng nặng là dùng từ 3-4 g mỗi ngày, chia làm nhiều lần mỗi 6-8 giờ. Liều dùng trên cũng có thể được truyền qua đường tĩnh mạch trong 10-60 phút, thường dùng khi liều cao.

Liều dùng đối với trường hợp dự phòng nguy cơ nhiễm khuẩn do phẫu thuật:

Liều thông thường để phẫu thuật cắt bỏ tử cung:

  • Cách tiếp cận bụng: Truyền 1g trong vòng 30 đến 90 phút trước khi phẫu thuật và lặp lại trong vòng 8 và 16 giờ sau đó.
  • Phương pháp tiếp cận đường âm đạo: Truyền tình mạch 2g như một liều duy nhất 30 đến 90 phút trước khi phẫu thuật hoặc 1g IV 30 đến 90 phút trước khi phẫu thuật, sau đó lặp lại 8 và 16 giờ sau đó.

Liều thông thường khi mổ lấy thai:

  • Truyền 2g như một liều duy nhất sau khi kẹp dây rốn hoặc 1g truyền tĩnh mạch sau khi kẹp dây và sau đó lặp lại 8 và 16 giờ sau đó.

Liều thông thường để dự phòng các phẫu thuật khác:

  • Phẫu thuật đại trực tràng: Truyền tĩnh mạch 2 g trong 30 đến 90 phút trước khi phẫu thuật và có thể lặp lại 8 và 16 giờ sau đó.
  • Cắt túi mật: Truyền tĩnh mạch 1g trong 30 đến 90 phút trước khi phẫu thuật và lặp lại 8 và 16 giờ sau đó.

Người suy thận: Khoảng cách giữa các liều xa nhau, tùy vào mức độ suy thận. Điều chỉnh liều lượng suy thận:

  • CrCl dưới 10 mL/ phút: Dùng 1 đến 2 g IV mỗi 48 giờ.
  • CrCl từ 10 đến 29 mL/ phút: Dùng 1 đến 2 g IV mỗi 24 giờ.
  • CrCl 30 đến 49 mL/ phút: Dùng với liều 1 đến 2 g IV mỗi 16 giờ.
  • CrCl 50 đến 90 mL/ phút: 1 đến 2 g IV mỗi 12 giờ.
  • Thẩm tách máu: Có thể dùng liều sau mỗi 48 giờ sau khi thẩm tách máu.

Quá liều:

  • Khi bệnh nhân tiếp nhận với liều lượng rất cao khoảng 10-15g ở người lớn có thể bị hoại tử gan. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm: Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, đổ mồ hôi, cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, xuất huyết, bầm tím bất thường, đau phần phía trên bên phải của dạ dày, vàng da hoặc vàng mắt và các triệu chứng giống cúm.
  • Cách xử lý quá liều: Khi quá liều cần được tiến hành điều trị hỗ trợ. Nhưng quá liều thường ít khi gặp phải vì người bệnh được dùng thuốc tiêm trong các cơ sở y tế.

4. Tác dụng phụ của thuốc Etamet

Khi dùng thuốc Etamet, bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:

  • Thường gặp: Các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa bao gồm buồn nôn và nôn, tiêu chảy và đau bụng.
  • Hiếm gặp: Có khả năng gây tử vong như trong bệnh viêm đại tràng màng giả, sự gia tăng nhẹ trong các xét nghiệm chức năng gan, vàng da ứ mật; Các tác dụng phụ quá mẫn gây ra phát ban, phản vệ, viêm gan quá mẫn và hội chứng Stevens-Johnson; Các tác dụng phụ về huyết học bao gồm gây ra giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, gây mất bạch cầu hạt, thiếu máu và tăng bạch cầu ái toan.
  • Các tác dụng phụ khác không xác định tần suất; Các tác dụng phụ trên tim mạch cũng đã được các báo cáo gồm hạ huyết áp và sốc; nhiễm trùng...đã có báo cáo về giảm prothrombin huyết nhẹ nhưng không đáng kể và không có trường hợp xuất huyết đáng kể nào xảy ra.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Etamet và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

5. Lưu ý khi dùng thuốc Etamet

  • Thận trọng khi dùng thuốc Etamet cho những người có tiền sử dị ứng, rối loạn chuyển hóa porphyrin, suy thận. Trước khi dùng cần test để tránh nguy cơ dị ứng với thuốc.
  • Theo dõi tình trạng thận và huyết học trong thời gian điều trị đặc biệt nếu như dùng Etamet liều cao và kéo dài.
  • Khi dùng thuốc có nguy cơ xuất hiện nhiễm khuẩn các vi khuẩn không nhạy cảm với kháng sinh Etamet. Nếu bệnh nhân xuất hiện tiêu chảy kéo dài cần loại trừ nguy cơ viêm đại tràng và có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Lưu ý khi dùng phụ nữ có thai: Cefmetazole được xếp vào nhóm thai kỳ B là không có nguy cơ trong vài nghiên cứu. Không có dữ liệu lâm sàng được kiểm soát trong quá trình mang thai ở người. Cefmetazole chỉ nên được sử dụng trong thời kỳ mang thai khi nhu cầu đã được thiết lập rõ ràng.
  • Phụ nữ cho con bú: Không thấy có báo cáo về tác dụng phụ bất lợi ở trẻ bú mẹ khi có mẹ đang dùng Cefmetazole. Tuy nhiên cũng có thể gây thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ sơ sinh và khó khăn trong việc giải thích kết quả nuôi cấy trong việc đánh giá nghi ngờ nhiễm trùng. Nên vẫn cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú.

Tương tác thuốc:

  • Cefmetazole có thể làm tăng cường đáp ứng giảm prothrombin huyết với thuốc chống đông máu và giảm thanh thải qua thận do thuốc probenecid.
  • Khi dùng Cefmetazole đồng thời với Diazepam có thể làm giảm bài tiết của Diazepam.
  • Tương tác với thực phẩm: Không nên uống rượu khi bạn đang dùng Cefmetazole.
  • Tránh trộn lẫn thuốc này với Aminoglycosid nếu phải dùng đồng thời nên dùng tại vị trí khác nhau hay thời gian khác nhau.

Tóm lại, kháng sinh Etamet 1g được dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm mà các kháng sinh đường uống không mang lại hiệu quả. Lưu ý, Etamet là thuốc kê đơn, bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

35 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Brigmax
    Công dụng thuốc Brigmax

    Brigmax là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3 được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn. Vậy khi sử dụng thuốc Brigmax cần lưu ý điều gì để đạt hiệu quả và an toàn? Hãy cùng tìm hiểu về thuốc ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Amfapime
    Công dụng thuốc Amfapime

    Thuốc Amfapime thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, đường tiểu, da và cấu trúc da, khoang bụng, đường mật, ...

    Đọc thêm
  • fonxadin
    Công dụng thuốc Fonxadin

    Thuốc Fonxadin thuộc nhóm thuốc kháng sinh, có thành phần chính cefotaxime sodium. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng xương khớp, nhiễm trùng huyết hay viêm màng ngoài tim. Vậy thuốc Fonxadin công dụng như ...

    Đọc thêm
  • haxolim injection
    Công dụng thuốc Haxolim Injection

    Haxolim Injection là thuốc được chỉ định cho người gặp các vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn ở mức độ nặng, khi bệnh nhân đã sử dụng các loại thuốc kháng sinh thông thường nhưng không hiệu quả. Người ...

    Đọc thêm
  • Chiacef
    Công dụng thuốc Chiacef

    Thuốc Chiacef chứa thành phần chính là Cephadroxil 500mg. Thuốc được khuyến cáo sử dụng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn ở cả trẻ em và người lớn. Vậy cụ thể Chiacef có tác dụng gì? Tham khảo ...

    Đọc thêm