Công dụng thuốc Mabthera

Mabthera là 1 loại thuốc dùng trong điều trị ung thư. Trước khi sử dụng Mabthera, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và dùng thuốc theo đúng chỉ định. Để hiểu rõ hơn về công dụng thuốc Mabthera, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

1. Mabthera là thuốc gì?

Mabthera nằm trong danh sách các loại thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch của người bệnh. Bên cạnh đó, thuốc Mabthera có chứa thành phần chính là Rituximab - đây là một kháng thể đơn dòng:

  • Rituxiamb tập trung chủ yếu tại những tế bào lympho trong tuyến ức và trong tủy trắng của lách, ở phần lớn các lympho B trong máu ngoại vi và trong những hạch bạch huyết.
  • Một số yếu tố như độ tuổi, cân nặng và giới tính không tác động đến hiệu quả điều trị của Mabthera.

2.Chỉ định của thuốc Mabthera

Thuốc Mabthera được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa với một số bệnh lý cụ thể như sau:

Để đảm bảo tính an toàn, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị về các chỉ định trước khi sử dụng thuốc Mabthera.

3. Chống chỉ định Mabthera

  • Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân dị ứng với Rituximab.
  • Không sử dụng Rituximab cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

4. Liều lượng sử dụng Mabthera

Cách dùng:

  • Rituximab được đưa vào cơ thể người bệnh thông qua đường tiêm truyền tĩnh mạch. Bệnh nhân nên dùng acetaminophen (Tylenol) và thuốc kháng histamin trước khi tiêm truyền Rituximab để giảm mức độ nghiêm trọng của các phản ứng truyền dịch.
  • Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có thể sử dụng Methylprednisolone 100mg hoặc 1 loại thuốc tương tự 30 phút trước khi tiêm truyền để giảm mức độ nghiêm trọng của phản ứng tiêm truyền.

Liều dùng:

  • Đối với bệnh U lympho tế bào B không Hodgkin: Liều 375mg/ m2 mỗi tuần trong 4 đến 8 tuần hoặc lâu hơn.
  • Đối với bệnh bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính: Liều 375mg/ m2 cho chu kỳ đầu tiên. Sau đó dùng liều 500 mg/ m2 cứ sau 28 ngày cho chu kỳ 2 đến 6.
  • Đối với bệnh u hạt với viêm đa giác mạc hoặc viêm đa giác mạc vi thể: Liều 375mg/ m2;
  • Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp: 2 lần tiêm truyền 1000mg được tiêm cách nhau 2 tuần. Sau đó được lặp lại sau mỗi 16 đến 24 tuần.

5. Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc Mabthera

Trong quá trình sử dụng Mabthera, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng ngoài ý muốn như:

  • Nhiễm vi-rút, nhiễm ký sinh trùng hoặc nhiễm trùng.
  • Giảm bạch cầu và bạch cầu trung tính.
  • Phù mạch.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa với các biểu hiện: Buồn nôn, tiêu chảy, táo bón và đau bụng.
  • Ho, khó thở, mệt mỏi, suy nhược, phát ban, ngứa.
  • Sốt ớn lạnh, đau đầu.
  • Đau khớp, đau xương và đau đầu chi.
  • Đau và ban đỏ hoặc sưng phù tại vị trí tiêm dưới da.

Nếu gặp phải các triệu chứng trên thì người bệnh cần ngừng thuốc Mabthera và thông báo cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.

6. Một số lưu ý khi dùng thuốc Mabthera

  • Những người có chỉ số bạch cầu trung tính < 1.5×109/L, tiểu cầu < 75×109/L hoặc mắc bệnh nhiễm trùng tái phát nhiều lần cần thận trọng khi dùng thuốc Mabthera.
  • Người đang có khối u phát triển nhanh, ung thư thâm nhiễm tại phổi hoặc gặp tình trạng suy hô hấp có nguy cơ bị phản ứng nặng với truyền dịch thì cần theo dõi thêm, nếu cần thì phải giảm tốc độ truyền dịch.
  • Bệnh nhân viêm gan B tái phát khi dùng thuốc Mabthera có thể dẫn đến viêm gan tối cấp, suy gan có thể dẫn tới tử vong. Do đó cần phải thận trọng khi sử dụng.
  • Phải ngừng dùng thuốc Mabthera nếu đang mắc viêm gan B.
  • Cần phòng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, nhiễm vi-rút cho người bệnh trong thời gian trị liệu bằng thuốc Mabthera.
  • Người mắc bệnh suy tim, đau thắt ngực nặng lên hoặc có rối loạn nhịp tim cần thận trọng trong quá trình điều trị với Mabthera.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần trọng khi sử dụng thuốc Mabthera.
  • Bảo quản lọ thuốc Mabthera trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2 cho tới 8 độ C, không đông lạnh.

Bên trên là những thông tin sử dụng và công dụng thuốc Mabthera. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sử dụng thuốc hiệu quả, người bệnh nên dùng thuốc Mabthera theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan