Công dụng thuốc Meclonate

Meclonate với thành phần hoạt chất Beclomethasone propionate, được dùng để phòng và điều trị các bệnh lý: viêm mũi dị ứng, viêm mũi do rối loạn vận mạch hay giúp phòng ngừa tái phát polyp mũi sau phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn về một số công dụng của thuốc.

1. Thuốc Meclonate là thuốc gì?

Meclonate là thuốc chống viêm corticoid, được bào chế dưới dạng hỗn dịch xịt mũi, có thành phần chính là Beclomethasone dipropionate. Beclomethasone là một glucocorticoid tổng hợp, có tác dụng chống viêm mạnh. Khi bạn xịt vào mũi, thuốc Meclonate sẽ đi thẳng vào phổi, một phần rất nhỏ đi vào các cơ quan khác của cơ thể.

Do đó, Meclonate (Beclomethasone) có ít tác dụng phụ hơn, sử dụng tại chỗ nên tác dụng chống viêm mạnh hơn rất nhiều lần so với khi bạn sử dụng các loại glucocorticoid dạng đường uống khác như hydrocortison,...

Cơ chế tác dụng của Meclonate:

  • Meclonate (Beclomethasone dipropionate) là một halogen corticoid có tác dụng glucocorticoid mạnh và tác dụng mineralocorticoid yếu. Sau khi dùng tại chỗ, beclomethasone dipropionat gây ra tác dụng chống viêm và co mạch.
  • Qua đó, giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng thường gặp trong viêm mũi dị ứng hay viêm mũi do rối loạn vận mạch như: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi,...
  • Beclomethasone dipropionate là một tiền chất với thụ thể glucocorticoid ái lực gắn kết yếu. Nó bị thủy phân bằng enzyme esterase để tạo ra chất chuyển hóa có hoạt tính beclomethasone - 17 - monopropionat (B-17-MP), chất có hiệu lực chống viêm tại chỗ cao.

Tác dụng dược động học của Meclonate:

  • Meclonate (Beclomethasone dipropionate) ít hòa tan trong nước. Khi sử dụng thuốc hít mũi ở dạng dung dịch hoặc hỗn dịch khí dung, Meclonate sẽ lắng đọng chủ yếu ở bên trong khoang mũi. Sau cùng, phần lớn thuốc sẽ bị nuốt xuống.
  • Sau khi xịt mũi Meclonate (Beclomethasone dipropionate), thuốc sẽ được hấp thu và chuyển hóa thành B-17-MP chất chuyển hóa có hoạt tính và phát huy tác dụng, chỉ có 44% thuốc được hấp thu tại đường mũi, trong đó 43% liều dùng hấp thu qua phần được nuốt và chỉ có 1% của tổng liều được hấp thu qua niêm mạc mũi.

2. Công dụng của thuốc Meclonate

Meclonate công dụng thường được sử dụng trong các trường hợp:

3. Liều lượng - Cách dùng của Meclonate

Cách dùng:

Thuốc sử dụng bằng cách xịt mũi.

  • Khi sử dụng thuốc lần đầu tiên hoặc nếu bạn đã không sử dụng trong một vài ngày, bạn cần phải xịt “mồi” bằng cách nhấn bơm vài lần cho đến khi mức độ phun sương đều (khoảng 8 - 10 lần).
  • Nếu đầu xịt không xịt được, bạn nên kiểm tra lại, vì có thể nó bị tắc. Khi đó bạn cần phải làm sạch nó bằng cách rửa sạch phần đầu xịt để loại bỏ phần bị tắc. Bạn không nên tự ý mở rộng lỗ phun bằng kim hoặc vật sắc nhọn khác, vì điều này có thể sẽ làm hỏng phần đầu xịt, khiến cho lọ thuốc không dùng được.

Cách xịt thuốc Meclonate:

  • Hỉ mũi sạch. Lắc đều chai thuốc. Mở nắp chụp.
  • Cầm lọ thuốc Meclonate thẳng hướng lên.
  • Đặt đỉnh đầu xịt vào lỗ mũi và bơm theo liều chỉ định của bác sĩ của bạn. Bơm thuốc tương tự vào bên mũi còn lại.
  • Sau khi sử dụng xong, lau đầu xịt bằng khăn giấy hoặc khăn tay sạch, rồi đậy nắp chụp lại.
  • Vệ sinh đầu xịt: Làm sạch đầu xịt ít nhất một tuần một lần hoặc thường xuyên hơn nếu nó bị tắc.

Liều dùng:

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, liều lượng sử dụng cho các đối tượng lần lượt như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: Xịt 2 lần vào mỗi bên mũi, 2 lần mỗi ngày (400 ug/ngày), vào buổi sáng và buổi tối. Tổng liều tối đa hàng ngày không nên vượt quá 400 ug/ngày.
  • Nếu sau 03 tuần điều trị bạn vẫn không thấy tiến triển tốt lên thì nên ngừng điều trị Meclonate và đến gặp bác sĩ điều trị của bạn để khám, đánh giá lại tình trạng bệnh hiện tại để đưa ra phác đồ điều trị cho phù hợp.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Hiện vẫn chưa có đầy đủ bằng chứng cụ thể về mức độ an toàn cho trẻ, nên chưa được khuyến cáo sử dụng.

Lưu ý: Liều dùng cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng, tình trạng và mức độ diễn tiến của bệnh, do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia y tế để được tư vấn, đưa ra phác đồ, liều dùng phù hợp nhất với bạn. Bạn cũng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều dùng. Điều đó không giúp tăng cường hiệu quả điều trị mà còn khiến cho việc điều trị trở nên khó kiểm soát, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và hiệu quả của quá trình điều trị.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Meclonate

Khi sử dụng thuốc Meclonate, bạn có thể xuất hiện một số các tác dụng không mong muốn sau:

Triệu chứng mà bạn có thể gặp ngay sau khi xịt mũi:

  • Hắt hơi nhiều hơn.
  • Cảm thấy mùi hoặc vị khó chịu.

Đa số các triệu chứng này sẽ đều hết đi nhanh chóng ngay sau khi bạn sử dụng thuốc. Nếu thấy các triệu chứng kéo dài hơn, bạn cần báo ngay cho bác sĩ điều trị của mình để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Tác dụng không mong muốn thường gặp:

  • Trên thống miễn dịch: có thể gây ra một số phản ứng quá mẫn biểu hiện qua các triệu chứng như: phát ban, nổi mề đay, mẩn ngứa, ...
  • Trên thần kinh: rối loạn vị giác (vị khó chịu,...), rối loạn khứu giác (mùi khó chịu,...)
  • Trên hô hấp, ngực và trung thất: chảy máu cam, cảm giác khô mũi, ngứa mũi, họng khô, khát có kèm theo ngứa họng,...

Tác dụng không mong muốn hiếm gặp:

  • Trên thống miễn dịch: Gây ra một số phản ứng quá mẫn nặng nề hơn bao gồm phù mạch, khó thở và/hoặc co thắt phế quản, phản ứng phản vệ,.. Nếu trong quá trình sử dụng Meclonate, bạn có các biểu hiện trên thì cần dừng ngay các loại thuốc đang sử dụng và liên hệ đến trung tâm cấp cứu 115, hoặc đến ngay các cơ sở y tế gần đó nhất để được hướng dẫn và xử trí kịp thời.
  • Trên mắt: Có thể gây ra các triệu chứng của: Glaucoma, tăng áp lực nhãn cầu, đục thủy tinh thể, hoặc một số bệnh lý về mắt khác.
  • Trên hô hấp, ngực và trung thất: Gây thủng vách ngăn mũi.

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu bạn xuất hiện 1 trong các biểu hiện trên, hoặc xuất hiện thêm bất cứ triệu chứng không mong muốn khác, chưa được nhắc đến thì bạn cần ngay lập tức ngừng sử dụng Meclonate và tất cả các loại thuốc đang dùng. Sau đó, thông báo ngay cho bác sĩ điều trị của bạn về tình trạng hiện tại, các loại thuốc (thuốc kê đơn, không kê đơn, hay các loại thực phẩm chức năng và các thuốc khác,..) mà bạn đang sử dụng, để các bác sĩ có thể nắm được, đưa ra tư vấn, hướng dẫn và điều trị phù hợp, kịp thời.

5. Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Meclonate.

Meclonate không được sử dụng trong các trường hợp sau, do có chống chỉ định:

  • Bạn có tiền sử hoặc có các triệu chứng mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc Meclonate.
  • Trường hợp mắc lao phổi: với cả 2 thể hoạt động hoặc thể tiềm ẩn.

Quá trình dùng thuốc Meclonate cần chú ý thận trọng với các bệnh nhân, đang gặp phải các vấn đề sau:

  • Người đang dùng corticoid đường uống mà muốn chuyển sang Meclonate dạng xịt. Đặc biệt đối với các bệnh nhân cần phải sử dụng Corticoid thường xuyên như: hen suyễn, COPD, hoặc các tình trạng bệnh lý khác, nếu giảm quá nhanh lượng thuốc corticosteroid theo đường uống có thể gây ra đợt cấp trầm trọng của các bệnh lý đó.
  • Phụ nữ có thai: Hiện tại, chưa có bằng chứng đầy đủ về sự an toàn cho phụ nữ giai đoạn mang thai. Do đó, chỉ sử dụng Meclonate (Beclomethasone dipropionat) khi thực sự cần thiết. Một số, nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, ở các bà mẹ sử dụng corticosteroid trong thai kỳ thì trẻ sinh ra có thể mắc hội chứng suy thượng thận hay còn gọi là Hiệu ứng nonteratogenic. Vì vậy, bạn nên cân nhắc kĩ giữa lợi ích và nguy cơ, tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu sử dụng Meclonate.
  • Phụ nữ cho con bú: nên thận trọng
  • Bệnh nhân mới bị loét vách ngăn mũi, phẫu thuật mũi, chấn thương mũi: Do tác dụng ức chế của các corticosteroid trên quá trình liền vết thương, nên với những bệnh nhân đang gặp phải tình trạng này không nên sử dụng corticosteroid trên mũi cho tới khi chữa lành vết thương.
  • Nhiễm nấm tại chỗ hay kích ứng niêm mạc mũi hầu: Trong các nghiên cứu lâm sàng sử dụng Beclomethasone dipropionat đường mũi, cho thấy sự phát triển của nhiễm trùng cục bộ tại mũi và họng do Candida albicans đã xảy ra, tuy nhiên thường hiếm gặp. Do vậy, khi có các dấu hiệu của nhiễm nấm tại vùng mũi, họng, bạn cần ngưng thuốc và báo ngay cho bác sĩ điều trị của mình.
  • Chú ý thận trọng khi sử dụng thuốc Meclonate trên những bệnh nhân như: bệnh nhân nhiễm lao đường hô hấp, nhiễm nấm, vi khuẩn hay virus toàn thân hay nhiễm herpes simplex mắt.

6. Tương tác của Meclonate

Trong quá trình sử dụng Meclonate có thể xảy ra tương tác với một số thuốc sau:

  • Ritonavir: Trên lâm sàng đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân xuất hiện hội chứng Cushing, khi bệnh nhân đó được điều trị bằng fluticason đường khí dung và sử dụng đồng thời với ritonavir. Do Ritonavir có khả năng gây ức chế quá trình chuyển hóa của các corticosteroid (bao gồm Beclomethasone) tại gan. Do đó, nhà sản xuất, cũng đưa ra khuyến cáo, không nên dùng phối hợp Meclonate với ritonavir, để tránh xảy ra tương tác ngoài mong đợi.

Trên đây là một số thông tin về công dụng của thuốc Meclonate, nếu bạn cần tư vấn hay còn bất kỳ câu hỏi nào thắc mắc hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/dược sĩ có chuyên môn để được giải đáp.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan