Công dụng thuốc Melasri

Thuốc Melasri có thành phần hoạt chất chính là Domperidone maleate với hàm lượng 10mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm dạ dày mạn tính, sa dạ dày hay nôn chu kỳ ở trẻ em.

1. Thuốc Melasri là thuốc gì?

1.1. Dược lực học của hoạt chất Domperidone maleate

Hoạt chất chính Domperidon là thuốc chống nôn, có tác dụng đối kháng dopamin. Thành phần hoạt chất chính là Domperidon, một chất kháng thụ thể dopamin với đặc tính chống nôn ói. Thuốc hầu như không có tác dụng đối với các thụ thể Dopamin ở não nên không có ảnh hưởng đến hệ tâm thần và thần kinh. Domperidon có vai trò kích thích nhu động của ống tiêu hóa, làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị, làm tăng biên độ mở rộng cơ thắt môn vị sau bữa ăn.

1.2. Dược động học của hoạt chất Domperidone maleate

Thuốc được hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khi uống thuốc khoảng 30 phút. Thuốc được chuyển hóa nhanh chosnh chủ yếu qua gan, ruột và đào thải ra ngoài theo phân và nước tiểu.

1.3. Tác dụng của hoạt chất Domperidone maleate

Domperidon là chất kháng dopamin, có tính chất tương tự như dược chất Metoclopramid hydroclorid. Nguyên nhân là do thuốc hầu như không có tác dụng đối với những thụ thể dopamin ở não nên domperidon không có ảnh hưởng đến tâm thần và thần kinh. Domperidon có vai trò kích thích nhu động của ống tiêu hoá, làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị và làm tăng biên độ mở rộng của cơ thắt môn vị sau khi ăn, nhưng lại không ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của dạ dày. Thuốc dùng để điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn cấp, cả buồn nôn và nôn da dùng levodopa hoặc bromocriptin ở người bệnh Parkinson.

2. Thuốc Melasri điều trị bệnh gì?

Thuốc Melasri có công dụng hiệu quả trong điều trị các triệu chứng bệnh cụ thể như sau:

  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi trong.
  • Đối với người lớn: điều trị các bệnh lý như viêm dạ dày mạn, sa dạ dày, trào ngược thực quản, các triệu chứng sau cắt dạ dày, đang điều trị với thuốc chống ung thư hoặc L-dopa;
  • Đối với trẻ em: điều trị nôn chu kỳ, nhiễm trùng hô hấp trên, đang điều trị với thuốc chống ung thư.

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Melasri

3.1. Cách dùng của thuốc Melasri

Dạng bào chế của thuốc Melasri là dạng viên nén, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp.

3.2. Liều dùng của thuốc Melasri

  • Liều dùng điều trị buồn nôn và nôn do bất kỳ nguyên nhân: Đối với người lớn dùng liều 10-20mg, mỗi 4 đến 8 giờ; đối với trẻ em dùng liều 0.2-0.4mg/kg, mỗi 4 đến 8 giờ.
  • Liều dùng điều trị các triệu chứng khó tiêu: Đối với người lớn dùng liều 10-20mg, 3 lần/ngày trước khi ăn và 10-20mg vào buổi tối, thời gian dùng không được vượt quá 12 tuần. Không khuyến cáo điều trị dự phòng nôn sau can thiệp phẫu thuật.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Melasri

  • Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh của thuốc, trong quá trình điều trị bằng thuốc Melasri cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Cụ thể như đau nhức đầu, căng thẳng, buồn ngủ. Bên cạnh đó, người sử dụng thuốc có thể gặp tình trạng nổi mẩn da, ngứa ngáy, phản ứng dị ứng thoáng qua, chứng chảy sữa, vú to nam giới, ngực căng to kèm theo đau nhức. Một số tác dụng không mong muốn hiếm gặp hơn như khô miệng, khát nước, co rút cơ bụng, tiêu chảy.

Trên đây không phải bao gồm đầy đủ tất cả những tác dụng không mong muốn và những tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Bạn cần chú ý chủ động thông báo cho bác sĩ điều trị để được tư vấn y tế về tác dụng ngoại ý khi sử dụng thuốc Melasri.

5. Tương tác của thuốc Melasri

Tương tác của thuốc Melasri có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

Các loại thuốc có thể tương tác với thuốc Melasri: Thuốc ức chế men CYP 3A4, Ketoconazole. Bromocriptine, thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid, tác nhân giãn cơ muscarinic, Cimetidine, famotidine, nizatidine hoặc ranitidine, Lithium.

Tương tác của thuốc Melasri có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho các bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ lâm sàng biết về những loại sản phẩm thảo dược hay các loại thực phẩm chăm sóc sức khỏe, những loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn mà bạn đang sử dụng để hạn chế tối đa những tương tác thuốc bất lợi có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe của người sử dụng.

Tương tác của thuốc Melasri với thực phẩm, đồ uống: Khi sử dụng loại thuốc này với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống có chứa các loại hoạt chất khác nên có thể gây ra những hiện tượng đối kháng hay tác dụng hiệp đồng với thuốc. Bạn cần chủ động đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Melasri hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách sử dụng loại thuốc Melasri cùng các loại thức ăn, thức uống có chứa cồn hay hút thuốc lá.

6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Melasri

6.1. Chống chỉ định của thuốc Melasri

Thuốc Melasri chống chỉ định sử dụng đối với những trường hợp cụ thể như sau:

  • Người có cơ địa nhạy cảm hay bị quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Người bị xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột cơ học hoặc thủng ruột.
  • Người bị u tuyến yên tiết prolactin.

Chống chỉ định của thuốc Melasri chính là những chống chỉ định tuyệt đối, nghĩa là dù trong bất kỳ trường hợp nào thì những chống chỉ định này không thể linh động trong việc sử dụng thuốc. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, tốt nhất người sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị về liều dùng, cách dùng.

6.2. Chú ý đề phòng của thuốc Melasri

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Melasri đối với những người bị bệnh suy thận nặng.
  • Không nên sử dụng thuốc Melasri đối với những người bị suy gan nặng.
  • Cũng tương tự như các thuốc khác, nếu bạn đang trong thời gian mang thai hay cho con bú, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị hay dược sĩ trước khi sử dụng thuốc Melasri.
  • Tác động của thuốc Melasri lên khả năng lái xe và vận hành máy móc: Không có ảnh hưởng đáng kể.
  • Bảo quản thuốc Melasri ở những nơi khô ráo, ở nhiệt độ 15 – 30 độ C trong đồ bao gói kín, tránh ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp. Bên cạnh đó, cần phải bảo quản thuốc Melasri tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Melasri khi đã hết hạn sử dụng, chảy nước, méo mó, hay có dấu hiệu bị biến đối chất. Tham khảo ý kiến từ các công ty bảo vệ môi trường để biết cách tiêu hủy thuốc. Tuyệt đối không được vứt bỏ hay xả thuốc xuống bồn cầu hay đường ống dẫn nước.
  • Khi được bác sĩ điều trị chỉ định sử dụng, người bệnh cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị/ dược sĩ lâm sàng trước khi sử dụng loại thuốc này. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Melasri để điều trị bệnh tại nhà, vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn đến sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

83 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan