Công dụng thuốc Pymeprim 480

Pymeprim 480 là thuốc có thành phần chính Trimethoprim 80mg, Sulfamethoxazol 400mg. Thuốc được dùng trong điều trị viêm phổi, bệnh Toxoplasma, nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp tính không biến chứng, viêm tai giữa cấp tính và đợt cấp của viêm phế quản mãn tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của loại thuốc này.

1. Pymeprim 480 là thuốc gì?

Pymeprim 480 là kháng sinh kìm khuẩn, sản xuất bởi công ty cổ phần Pymepharco. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, với thành phần ​​Sulfamethoxazol, đây là một Sulfamid có tác dụng kìm khuẩn. Cơ chế kìm khuẩn bằng cách ức chế sự tạo thành Acid dihydrofolic của vi khuẩn. Còn hoạt chất Trimethoprim có trong thuốc là dẫn chất của Pyridin có khả năng diệt khuẩn. Cơ chế diệt khuẩn bằng cách ức chế enzyme Dihydrofolate reductase của vi khuẩn. Khi kết hợp 2 thành phần kháng sinh này sẽ giúp ngăn cản 2 phản ứng liên tiếp trong chuyển hóa acid folic của vi khuẩn nên giết chết vi khuẩn gây bệnh và ngăn tình trạng đề kháng thuốc.

2. Chỉ định thuốc Pymeprim 480

Thuốc Pymeprim 480 được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

3. Liều dùng và cách dùng Pymeprim 480

Cách dùng: Thuốc Pymeprim được dùng đường uống. Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên có thể uống thuốc với thức ăn hay đồ uống để giảm tối thiểu các rối loạn tiêu hóa xảy ra.

Liều dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 01 viên/lần/12 giờ.

Liều dùng cụ thể còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, mức độ nhiễm khuẩn. Do đó, trong những trường hợp đặc biệt bạn nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc, tránh tình trạng kháng kháng sinh hay tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

4. Chống chỉ định của Pymeprim 480

Thuốc không dùng trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với Sulfamid hay với Trimethoprim hoặc bất cứ thành phần tá dược nào khác của thuốc.
  • Bệnh nhân suy thận nặng mà không kiểm tra được nồng độ thuốc trong huyết tương thường xuyên.
  • Bệnh nhân thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic.
  • Chống chỉ định dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.

5. Lưu ý khi sử dụng Pymeprim 480

Trong quá trình dùng thuốc Pymeprim cần lưu ý những điều sau:

  • Bệnh nhân suy gan, thận khi dùng thuốc cần thường xuyên đánh giá chức năng.
  • Đối với những bệnh nhân lớn tuổi hoặc nghi ngờ thiếu acid folic cần cân nhắc dùng thêm vitamin.
  • Nên thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

6. Tác dụng không mong muốn của Pymeprim 480

Tác dụng phụ hay gặp:

  • Sốt, buồn nôn, nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Viêm nhiệt miệng, hôi miệng.
  • Ngứa, phát ban ngoài da.

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Ban xuất huyết.
  • Mề đay.
  • Sốc phản vệ.
  • Giảm tiểu cầu, bạch cầu.
  • Vàng da, hoại tử gan.
  • Suy thận.

7. Tương tác thuốc Pymeprim 480

Khi dùng Pymeprim 480 cần lưu ý các tương tác thuốc sau:

  • Thuốc lợi tiểu, thiazid
  • Thuốc Warfarin, Phenytoin, Methotrexate, Phenylbutazon, Sulfinpyrazone.
  • Thuốc hạ đường huyết, Cyclosporin.
  • Thuốc Rifampicin khi dùng đồng thời cùng Pymeprim sẽ làm giảm thời gian bán hủy của Trimethoprim.
  • Thuốc Indomethacin sẽ làm tăng nồng độ sulfamethoxazole trong máu.

8. Xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Pymeprim 480

Trong quá trình dùng thuốc Pymeprim nếu bạn quên liều thì hãy dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Không dùng gấp đôi thuốc để bù cho liều mà bạn đã bỏ lỡ. Nếu đã đến thời gian uống liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên.

Nếu bạn dùng quá liều thuốc Pymeprim sẽ xuất hiện các triệu chứng: nôn, buồn nôn, chóng mặt,... hay bất kỳ một triệu chứng khó chịu nào khác thì hãy thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Tóm lại, Pymeprim 480 là thuốc kháng sinh kìm khuẩn, cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Vì vậy nếu bạn còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào liên quan đến thuốc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan