Công dụng thuốc Rifazeme 0.5g

Thuốc Rifazeme 0.5g có thành phần hoạt chất chính là Meropenem trihydrat tương đương meropenem 500 mg. Đây là loại thuốc kháng sinh có công dụng trong điều trị các bệnh do ký sinh trùng, kháng nấm, chống nhiễm khuẩn và kháng virus.

1. Thuốc Rifazeme 0.5g là thuốc gì?

Thuốc Rifazeme 0.5g có thành phần hoạt chất chính là Meropenem trihydrat tương đương meropenem 500 mg. Đây là loại thuốc kháng sinh có công dụng trong điều trị các bệnh do ký sinh trùng, kháng nấm, chống nhiễm khuẩn và kháng virus.

Thuốc Rifazeme 0.5g được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, thích hợp sử dụng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch.

2. Thuốc Rifazeme 0.5g công dụng điều trị bệnh gì?

Thuốc Rifazeme 0.5g sử dụng theo đường tĩnh mạch (IV) được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn ở người lớn và trẻ em gây ra bởi một hay nhiều vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh Meropenem như sau:

  • Điều trị bệnh viêm phổi và viêm phổi bệnh viện.
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường niệu.
  • Điều trị nhiễm khuẩn trong ổ bụng.
  • Điều trị nhiễm khuẩn phụ khoa cụ thể như điều trị viêm nội mạc tử cung và các bệnh lý viêm vùng chậu.
  • Điều trị nhiễm khuẩn đối với da và cấu trúc da.
  • Điều trị viêm màng não.
  • Điều trị nhiễm khuẩn huyết.
  • Điều trị theo kinh nghiệm các nghi ngờ nhiễm khuẩn ở người lớn bị sốt giảm số lượng bạch cầu theo đơn trị liệu hay phối hợp với các thuốc kháng virus hoặc những loại thuốc kháng nấm.
  • Hoạt chất Meropenem đơn trị liệu hay phối hợp với các thuốc kháng khuẩn khác đã được chứng minh là hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn hỗn hợp.
  • Meropenem sử dụng theo đường tĩnh mạch đã cho thấy hiệu quả đối với những người bị xơ hóa nang và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới mãn tính khi sử dụng như đơn trị liệu hoặc phối hợp với những loại thuốc kháng sinh khác.

Hiện nay vẫn chưa có kinh nghiệm sử dụng thuốc đối với đối tượng là trẻ em bị giảm số lượng bạch cầu hay suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc thứ phát.

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Rifazeme 0.5g

3.1. Liều dùng đối với người lớn

Liều lượng và thời gian điều trị tùy thuộc mức độ và loại nhiễm khuẩn cũng như tình trạng sức khỏe và mức độ nặng của bệnh. Liều điều trị khuyến cáo mỗi ngày như sau:

  • Sử dụng liều dùng là 500mg Meropenem dùng đường tĩnh mạch (IV) mỗi 8 giờ trong điều trị viêm phổi, nhiễm khuẩn đường niệu, các nhiễm khuẩn phụ khoa như viêm nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn đối với da và cấu trúc da.
  • Sử dụng liều dùng là 1g Meropenem dùng đường tĩnh mạch (IV) mỗi 8 giờ trong điều trị viêm phổi bệnh viện, viêm phúc mạc, các nghi ngờ nhiễm khuẩn ở những người bị giảm số lượng bạch cầu, nhiễm khuẩn huyết.
  • Điều trị bệnh xơ hóa nang, liều điều trị lên đến 2g mỗi 8 giờ.
  • Điều trị bệnh viêm màng não, liều điều trị khuyến cáo là 2g mỗi 8 giờ.
  • Tương tự các thuốc kháng sinh khác, cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng kháng sinh Meropenem đơn trị liệu trong trường hợp nhiễm khuẩn hay nghi ngờ nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa đường hô hấp dưới nghiêm trọng.
  • Khuyến cáo nên thường xuyên thử nghiệm độ nhạy cảm của thuốc khi điều trị nhiễm khuẩn nguyên nhân do Pseudomonas aeruginosa.

3.2. Liều dùng đối với trẻ em

  • Liều dùng với trẻ em từ 3 tháng đến 12 tuổi: liều khuyến cáo là 10-20 mg/kg mỗi 8 giờ tùy thuộc mức độ và loại nhiễm khuẩn, độ nhạy cảm của tác nhân gây bệnh và tình trạng của từng người cụ thể.
  • Liều dùng với trẻ em cân nặng trên 50kg: khuyến cáo sử dụng liều như ở người lớn.
  • Liều dùng khuyến cáo trong điều trị viêm màng não là 40 mg/kg mỗi 8 giờ.

Hiện nay vẫn chưa có kinh nghiệm sử dụng thuốc cho trẻ em suy thận.

3.3. Trường hợp quá liều Rifazeme 0.5g

Quá liều không chủ ý có thể xảy ra trong quá trình điều trị, đặc biệt đối với những người bị suy thận. Điều trị quá liều chủ yếu là điều trị triệu chứng xảy ra với người sử dụng. Ở người bình thường, thuốc Rifazeme 0.5g sẽ được nhanh chóng thải trừ qua thận; ở những người bị suy thận, thẩm phân máu sẽ loại trừ hoạt chất Meropenem và các chất chuyển hóa.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Rifazeme 0.5g

Hiếm khi xảy ra các tác dụng ngoại ý nghiêm trọng. Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc cụ thể như sau:

  • Các phản ứng tại nơi tiêm: viêm, viêm tĩnh mạch huyết khối, đau tại vị trí tiêm.
  • Các phản ứng dị ứng toàn thân: các phản ứng dị ứng toàn thân (hay phản ứng quá mẫn) hiếm xảy ra khi sử dụng kháng sinh Meropenem. Các phản ứng này bao gồm phù mạch và các biểu hiện của phản ứng phản vệ.
  • Các phản ứng da: phát ban, ngứa ngáy và nổi mề đay trên da. Các phản ứng da nghiêm trọng như xuất hiện hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson hay hoại tử da nhiễm độc hiếm khi ghi nhận.
  • Các phản ứng đối với tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hay viêm đại tràng giả mạc.
  • Các phản ứng đối với hệ huyết học: tăng số lượng tiểu cầu, tăng số lượng bạch cầu ái toan, giảm số lượng tiểu cầu, giảm số lượng bạch cầu và giảm số lượng bạch cầu đa nhân trung tính (kể cả mất bạch cầu hạt rất hiếm xảy ra) có thể hồi phục. Thiếu máu tán huyết hiếm khi xảy ra khi dùng thuốc. Phản ứng Coombs dương tính trực tiếp hay gián tiếp có thể xảy ra ở một số người trong quá trình điều trị.
  • Ảnh hưởng đến chức năng gan: tăng nồng độ bilirubin, transaminase, phosphatase kiềm và lactic dehydrogenase huyết thanh đơn thuần hoặc phối hợp.
  • Các phản ứng đối với hệ thần kinh trung ương: đau nhức đầu, dị cảm, co giật.
  • Các phản ứng không mong muốn khác, cụ thể như nhiễm Candida miệng và âm đạo.

5. Tương tác của thuốc Rifazeme 0.5g

  • Probenecid cạnh tranh thải trừ qua ống thận, do đó ức chế sự bài tiết qua thận của kháng sinh Meropenem làm tăng đáng kể nồng độ thuốc trong máu. Không khuyến khích dùng đồng thời thuốc Rifazeme 0.5g với Probenecid vì khó kiểm soát nồng độ thuốc.
  • Kháng sinh Meropenem làm giảm nồng độ của acid valproic trong huyết thanh, do đó làm mất hiệu quả kiểm soát cơn động kinh của thuốc.
  • Thuốc chống đông dạng uống: sử dụng đồng thời thuốc Rifazeme 0.5g với Wafarin có thể làm tăng tác động chống đông của thuốc.

6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Rifazeme 0.5g

6.1. Chống chỉ định của thuốc Rifazeme 0.5g

  • Không sử dụng thuốc Rifazeme 0.5g đối với những người có cơ địa nhạy cảm hay mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Không sử dụng thuốc Rifazeme 0.5g đối với những người bị dị ứng hoạt chất, bất kỳ chất kháng khuẩn carbapenem nào khác hay bất kì thành phần tá dược.
  • Thuốc không dùng cho những người quá mẫn cảm nghiêm trọng (cụ thể như phản ứng phản vệ, phản ứng da nghiêm trọng) với bất kỳ loại tác nhân kháng khuẩn beta-lactam nào khác (ví dụ như kháng sinh Penicillin hoặc kháng sinh Cephalosporin).

6.2. Thận trọng khi sử dụng thuốc Rifazeme 0.5g

  • Phản ứng phản vệ hiếm xảy ra nhưng đôi khi rất nghiêm trọng, đặc biệt đối với cơ địa những người có tiền sử mẫn cảm hay nhạy cảm với kháng sinh nhóm beta -lactam.
  • Tìm hiểu kỹ tiền sử dị ứng và kiểm tra phản ứng dị ứng trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc có chứa thành phần kháng sinh Meropenem. Trong trường hợp người sử dụng bị dị ứng với kháng sinh Meropenem tiêm tĩnh mạch, ngừng ngay thuốc.
  • Xử trí phản ứng phản vệ: Trường hợp gặp phản ứng nặng có thể dùng ngay lập tức epinephrin, corticoid tĩnh mạch, tiến hành thở oxy, kể cả đặt nội khí quản. Đồng thời, bác sĩ điều trị có thể chỉ định phối hợp thêm các biện pháp hỗ trợ chức năng sống khác nếu cần.
  • Cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh Meropenem đối với những người bị suy gan nên được thực hiện với sự giám sát cẩn thận nồng độ transaminase và bilirubin.
  • Cần thận trọng và giám sát chức năng thận khi sử dụng đồng thời thuốc Rifazeme 0.5g với các thuốc gây độc cho thận.
  • Không nên sử dụng thuốc Rifazeme 0.5g đối với những người nhiễm Staphylococcus kháng methicillin.
  • Cần xem xét việc chẩn đoán viêm kết tràng giả trong trường hợp những người bị tiêu chảy.

6.3. Sử dụng thuốc với những người đặc biệt

  • Sử dụng cho trẻ em: Hiệu quả và khả năng dung nạp đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi chưa được xác lập. Do đó, không khuyến cáo sử dụng thuốc Rifazeme 0.5g đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi. Hiện nay cũng chưa có kinh nghiệm sử dụng thuốc cho trẻ em bị rối loạn chức năng gan hay thận.
  • Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy: Hiện chưa có dữ liệu thích hợp, nhưng người ta không cho rằng thuốc Rifazeme 0.5g sẽ ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành các loại máy móc khác.
  • Ảnh hưởng của thuốc với phụ nữ mang thai: Tính an toàn của thuốc Rifazeme 0.5g đối với phụ nữ mang thai chưa được đánh giá. Không nên sử dụng thuốc Rifazeme 0.5g với những người phụ nữ mang thai trừ trường hợp những lợi ích mang lại vượt trội các rủi ro có thể xảy ra cho bào thai. Khi sử dụng thuốc cần có sự theo dõi trực tiếp của bác sĩ điều trị bệnh.
  • Ảnh hưởng của thuốc đối với phụ nữ cho con bú: Hoạt chất Meropenem được tìm thấy trong sữa động vật ở nồng độ rất thấp. Không nên sử dụng thuốc Rifazeme 0.5g đối với phụ nữ cho con bú trừ trường hợp những lợi ích mang lại cho mẹ vượt trội các rủi ro có thể xảy ra cho trẻ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Rifazeme 0.5g, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Rifazeme 0.5g để điều trị bệnh tại nhà, vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn đến sức khỏe.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

30 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • etamet 1g
    Công dụng thuốc Etamet

    Thuốc Etamet có thành phần chính Cefmetazol - là 1 kháng sinh Cephalosporin thế hệ 2, được dùng bằng đường tĩnh mạch để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.

    Đọc thêm
  • banner natives image
    QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • kilazo
    Công dụng thuốc Kilazo 1g

    Kilazo 1g thuộc danh mục thuốc điều trị chống viêm nhiễm. Khi dùng thuốc Kilazo 1g, bạn nên kiểm tra kỹ hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Sau đây là 1 vài chia sẻ giúp bạn đọc học rõ ...

    Đọc thêm
  • Kukjetrona
    Công dụng thuốc Kukjetrona

    Kukjetrona là thuốc thường được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến đường tiết niệu, hệ tuần hoàn và đường máu. Bên cạnh đó, thuốc cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh lý ...

    Đọc thêm
  • maspim
    Công dụng thuốc Maspim

    Maspim là thuốc gì? Thuốc Maspim là thuốc dành cho bệnh nhân mắc các biểu hiện của nhiễm khuẩn hay ảnh hưởng do vi khuẩn và nấm xâm nhập. Khi sử dụng thuốc Maspim bạn nên có chỉ định của ...

    Đọc thêm
  • Bestnats
    Công dụng thuốc Bestnats

    Bestnats là thuốc kê đơn, được chỉ định sử dụng cho các trường hợp viêm phổi, viêm phế quản và nhiễm khuẩn da mô mềm... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng Bestnats, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ ...

    Đọc thêm