Công dụng thuốc Tenolam

Thuốc Tenolam được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, với thành phần chính trong mỗi viên thuốc gồm có 300mg Tenofovir disoproxil fumarat và 100mg Lamivudin USP. Vậy thuốc Tenolam có tác dụng gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

1. Thuốc Tenolam có tác dụng gì?

Tenofovir disoproxil fumarat có cấu trúc của một nucleotid diester vòng xoắn tương tự như adenosin monophosphat, đây là một tiền chất của tenofovir. Sau khi vào cơ thể, nó được phosphoryl hóa thành dạng diphosphate có hoạt tính.

Tenofovir diphosphate có tác dụng kháng lại polymerase của virus HBV và men sao mã ngược của virus HIV. Tenofovir diphosphat gây ức chế polymerase của virus (men sao mã ngược) bằng cách gắn cạnh tranh trực tiếp với chất nền tự nhiên deoxyribonucleotide và làm kết thúc chuỗi DNA của virus sau khi gắn vào.

Lamivudin sau khi vào cơ thể được chuyển hóa nội bào tạo thành dạng triphosphat, nó gây ức chế sự tổng hợp DNA của retrovirus, bao gồm cả virus HIV. Lamivudin cũng có hoạt tính kháng lại virus viêm gan B.

Thuốc Tenolam được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm gan B mạn tính ở người lớn có bệnh lý gan còn bù và có bằng chứng của việc virus nhân lên và có bằng chứng mô học của tình trạng viêm gan hoạt động hoặc xơ hóa.
  • Bệnh gan còn bù có bằng chứng về hoạt động sao chép của virus gây viêm gan, mức alanin aminotransferase (ALT) trong máu tăng cao liên tục và có bằng chứng mô học của tình trạng viêm gan hoạt động và/hoặc chứng xơ hóa gan.
  • Phối hợp cùng với các loại thuốc kháng retrovirus khác trong điều trị HIV.

Thuốc Tenolam chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với tenofovir hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.
  • Người nhạy cảm với hoạt chất Lamivudine hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tenolam:

  • Theo dõi nồng độ ALTHBV DNA trong máu sau khi ngưng điều trị bằng thuốc Tenolam.
  • Ngưng điều trị bằng thuốc Tenolam nếu bị nhiễm acid lactic, chứng gan to nghiêm trọng với gan nhiễm mỡ và sau điều trị viêm gan nặng.
  • Không nên sử dụng thuốc Tenolam ở bệnh nhân không dung nạp galactose, thiếu lactase Lapp hoặc bệnh nhân hấp thu kém glucose-galactose.
  • Cần chú ý khi sử dụng thuốc Tenolam cho:
    • Người già
    • Bệnh nhân có nguy cơ rối loạn chức năng thận
    • Bị xơ gan
    • Đồng nhiễm HIV và viêm gan B
    • Rối loạn chuyển hóa mỡ
    • Có dấu hiệu bất thường về xương
    • Tiền sử đau khớp và cứng khớp
    • Khó vận động.
  • Nên ngừng việc điều trị với thuốc Tenolam ở bệnh nhân bị đau bụng tiến triển, buồn nôn, nôn hoặc có kèm theo kết quả xét nghiệm sinh hóa bất thường cho đến khi loại trừ viêm tụy.
  • Điều trị bằng thuốc Tenolam có thể liên quan đến việc nhiễm acid lactic và nên dừng điều trị nếu nồng độ enzyme aminotransferase tăng nhanh, nhiễm acid chuyển hóa hoặc nhiễm acid lactic không rõ nguyên nhân, gan to tiến triển. Nên sử dụng thuốc Tenolam thận trọng ở những bệnh nhân mắc chứng gan to hoặc có những yếu tố nguy cơ khác của bệnh gan.
  • Ở những bệnh nhân viêm gan B mạn tính, có nguy cơ viêm gan trở lại khi ngưng dùng thuốc Tenolam, cần phải theo dõi chức năng gan thường xuyên. Nên loại trừ khả năng nhiễm HIV trước khi bắt đầu sử dụng thuốc Tenolam để điều trị viêm gan B, vì có thể làm tăng khả năng kháng lamivudin của virus HIV.
  • Có thể cần phải giảm liều thuốc Tenolam ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Tenolam

Thuốc Tenolam được sử dụng bằng đường uống, người bệnh nên uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Liều dùng thuốc Tenolam cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, liều thuốc tham khảo như sau:

  • Điều trị nhiễm HIV: Sử dụng liều 1 viên/lần x 1 lần/ngày, kết hợp với các loại thuốc kháng retrovirus khác.
  • Dự phòng nhiễm HIV: Sử dụng liều 1 viên/lần x 1 lần/ngày kết hợp với các loại thuốc kháng retrovirus khác. Dự phòng nên được bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm (tốt nhất là trong vòng vài giờ hơn là vài ngày) và tiếp tục sử dụng trong 4 tuần tiếp theo nếu dung nạp thuốc.
  • Điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính: Sử dụng liều 1 viên/lần x 1 lần/ngày trong hơn 48 tuần.
  • Bệnh nhân suy thận: Nên giảm liều thuốc Tenolam bằng cách điều chỉnh khoảng cách thời gian sử dụng thuốc dựa trên độ thanh thải creatinin (Clcr) của bệnh nhân:
    • Clcr > 50 ml/phút: Sử dụng liều thông thường 1 lần/ngày.
    • Clcr 30 đến 49 ml/phút: Sử dụng thuốc cách nhau mỗi 48 giờ.
    • Clcr 10 đến 29ml/phút: Sử dụng thuốc cách nhau mỗi 72 đến 96 giờ.
  • Bệnh nhân thẩm phân máu:
    • Dùng mỗi liều thuốc Tenolam cách nhau 7 ngày hoặc sau khi thẩm phân 12 giờ.
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng gan: Không cần thiết phải điều chỉnh liều thuốc Tenolam.

Triệu chứng có thể gặp phải khi sử dụng quá liều thuốc Tenolam gồm có:

  • Buồn nôn, nôn
  • Ban da
  • Hạ nồng độ phosphat trong máu
  • Suy thận cấp
  • Nhiễm độc acid lactic.

Xử trí quá liều thuốc Tenolam như sau:

  • Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
  • Có thể sử dụng thẩm tách máu để loại bỏ tenofovir, lamivudin.

3. Tác dụng phụ của thuốc Tenolam

Tác dụng phụ của thuốc Tenolam liên quan đến thành phần Tenofovir:

  • Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
  • Các tác dụng phụ khác như là:

Tác dụng phụ của thuốc Tenolam liên quan tới lamivudin bao gồm:

  • Tác dụng phụ thường gặp gồm có:
    • Đau bụng
    • Buồn nôn, nôn
    • Tiêu chảy
    • Đau đầu
    • Sốt
    • Nổi mẩn
    • Rụng tóc
    • Khó ở
    • Mất ngủ
    • Ho
    • Các triệu chứng ở mũi
    • Đau khớp và đau cơ xương.
    • Tăng nồng độ enzyme creatine phosphokinase và enzyme alanin aminotransferase trong huyết thanh, thường gặp ở bệnh nhân đang sử dụng lamivudin để điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp gồm có:
    • Ly giải cơ vân.
    • Viêm tụy.
    • Giảm bạch cầu trung tính
    • Thiếu máu
    • Giảm tiểu cầu
    • Tăng các enzym gan
    • Viêm gan.
    • Nhiễm acid lactic, thường kèm theo tình trạng gan to nặng và gan nhiễm mỡ nặng.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc Tenolam, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời.

4. Tương tác của thuốc Tenolam với các loại thuốc khác

  • Không nên phối hợp thuốc Tenolam với: Atazanavir, Didanosine, Tracrolimus, các loại thuốc làm giảm hoặc cạnh tranh đào thải qua thận.
  • Bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HBV nên kết hợp với các thuốc kháng retrovirus và chế độ ăn thích hợp.
  • Sự thải trừ qua thận của lamivudin trong thuốc Tenolam có thể bị ức chế bởi các loại thuốc được thải trừ chủ yếu qua sự bài tiết chủ động ở thận như là trimethoprim. Cần chú ý khi sử dụng phối hợp các loại thuốc này.
  • Lamivudin trong thuốc Tenolam có thể đối kháng tác động kháng virus của zalcitabin, hai loại thuốc này không nên dùng chung với nhau. Sử dụng ngày 1 lần phác đồ gồm 3 nucleosid như là lamivudin và tenofovir cùng với abacavir hoặc didanosin sẽ gây ra mức độ điều trị thất bại cao và làm xuất hiện tình trạng kháng thuốc, vì thế nên tránh sử dụng kết hợp.

Thuốc Tenolam được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, với thành phần chính trong mỗi viên thuốc gồm có 300mg Tenofovir disoproxil fumarat và 100mg Lamivudin USP. Thuốc được chỉ định điều trị bệnh viêm gan B và HIV. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan