Liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Sulfasalazine

Sulfasalazine là thuốc thuộc nhóm Sulfonamid được sử dụng trong điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số thông tin và tác dụng thuốc Sulfasalazine.

1. Thuốc Sulfasalazine có tác dụng gì?

Sulfasalazine là một sulfonamid được hình thành bằng cách tổng hợp diazo hoá sulfapyridin và ghép đôi muối diazoni cùng với acid salicylic.

Hiệu lực tác dụng điều trị ở ruột có thể nhờ vào do tác dụng kháng khuẩn sulfapyridin hoặc khả năng chống viêm tại chỗ của acid 5 – aminosalicylic tại đại tràng. Ngoài ra, thuốc phát huy tác dụng nhờ vào sự tác động của sulfasalazin bằng cách làm thay đổi cách hoạt động hệ vi sinh vật trong đường ruột giúp làm giảm Clostridium và E .coli, ức chế tổng hợp prostaglandin giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng trong quá trình vận chuyển chất nhầy, từ đó làm thay đổi sự bài tiết và hấp thu các dịch, chất điện giải ở đại tràng hoặc ức chế miễn dịch.

2. Chỉ định của thuốc Sulfasalazine

Thuốc được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp như:

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Sulfasalazine

Thuốc được sử dụng bằng đường uống, nên uống sau hoặc cùng bữa ăn. Bệnh nhân nên uống thuốc với một cốc nước đầy và bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.

Bệnh nhân mắc viêm loét đại tràng:

  • Người lớn sử dụng liều khởi đầu từ 0,5 – 1g, uống 3 – 4 lần/ ngày. Khi thuốc có tình trạng giảm tác dụng ở đường tiêu hoá cần bắt đầu với liều thấp trong khoảng 1 – 2g/ ngày, chia làm 3 – 4 lần hoặc sử dụng viên bao tan trong ruột 0,5 – 1g/ ngày. Sau đó có thể sử dụng với liều duy trì từ 1 – 2g/ ngày chia làm 3 – 4 lần;
  • Đối với trẻ em trên 2 tuổi thường khởi đầu với liều 40 – 60mg/ kg, chia 3 – 4 lần. Sau đó dùng liều duy trì 20 – 30mg/ kg, chia làm 4 lần.

Bệnh Crohn:

  • Uống 1 – 2g chia ra 3 – 4 lần/ ngày.

Viêm khớp dạng thấp:

  • Khởi đầu đầu với liều 500mg/ ngày và uống trong một tuần, sau đó tăng lên 500mg mỗi tuần cho đến liều tối đa 3g/ ngày.

4. Chống chỉ định của thuốc Sulfasalazine

Thuốc Sulfasalazine có chống chỉ định sử dụng trong một số trường hợp như:

  • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Sulfonamid, Sulfasalazin, hoặc Salicylat.
  • Bệnh nhân mắc chứng rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Người suy gan hoặc thận, tắc nghẽn đường tiểu hoặc trẻ em dưới 2 tuổi.

5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc

Các đối tượng cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc:

  • Bệnh nhân có tiền sử rối loạn thành phần như giảm bạch cầu hạt, thiếu máu không tái tạo.
  • Bệnh nhân mắc chứng thiếu hụt glucose – 6 phosphat dehydrogenase.
  • Bệnh nhân mắc phản ứng dị ứng nặng.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc khác như thuốc chống đông Coumarin hoặc dẫn chất Indandion, các thuốc điều trị huyết khối, thuốc giải độc gan và Methotrexat.
  • Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng cần cho bệnh nhân kiểm tra công thức máu, chức năng gan, chức năng thận và lặp lại lần nữa trong 3 tháng đầu điều trị.

6. Tương tác giữa Sulfasalazin và các thuốc khác

Sử dụng thuốc Sulfasalazin cùng với Digoxin có thể làm giảm sinh khả dụng của digoxin do Sulfasalazin ức chế sự hấp thu và làm giảm hiệu quả chuyển hoá của acid folic nên có thể gây ra giảm nồng độ acid folic trong huyết thanh. Do đó, khi sử dụng sulfasalazin thì cần bổ sung thêm acid folic.

Các thuốc chống đông hoặc chống co giật có thể bị đẩy ra khỏi vị trí gắn protein bị ức chế bởi các Sulfonamid dẫn đến tăng hoặc kéo dài tác dụng hoặc độc tính. Do đó, cần phải điều chỉnh liều trong và sau khi điều trị bằng Sulfasalazin.

Bài viết đã cung cấp thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Sulfasalazin. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Sulfasalazin theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan