Lưu ý khi dùng thuốc Loratadin US

Loratadin-US là thuốc gì? Thuốc Loratadin US có thành phần chính là hoạt chất Loratadin thuộc nhóm kháng Histamin H1. Công dụng của thuốc Loratadin-US 10mg là giảm hắt hơi, sổ mũi và các triệu chứng dị ứng khác như nổi mày đay, viêm kết mạc.

1. Công dụng thuốc Loratadin-US 10mg

Loratadin là hoạt chất thuộc nhóm thuốc kháng Histamin H1 thế hệ thứ 2, do đó được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Ưu điểm của thuốc Loratadin US là không gây tác dụng phụ an thần (gây buồn ngủ) và một số tác dụng trên thần kinh trung ương khác, do đó Loratadin và các thuốc kháng Histamin thế hệ thứ 2 khác được ưa chuộng hơn so với các thuốc thế hệ 1 trong nhiều trường hợp lâm sàng.

Chỉ định của thuốc Loratadin US:

Không chỉ định thuốc Loratadin US cho người có tiền căn hoặc cơ địa quá mẫn với Loratadin hay bất kỳ thành phần nào có trong thuốc

2. Liều dùng của thuốc Loratadin-US 10mg

Thuốc Loratadin US sản xuất sử dụng bằng đường uống, thời điểm dùng thuốc tùy theo chỉ định của bác sĩ. Khi uống thuốc Loratadin US, người bệnh cần nuốt nguyên viên cùng với lượng nước vừa đủ, không được bẻ, nhai hay nghiền nát.

Liều dùng thuốc Loratadin US cụ thể như sau:

  • Người bệnh cần sử dụng thuốc Loratadin-US 10mg theo đúng chỉ định của bác sĩ;
  • Bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên có thể uống 1 viên thuốc Loratadin-US 10mg 1 lần duy nhất mỗi ngày;
  • Trẻ 6-12 tuổi: Cân nặng trên 30kg uống 1 viên thuốc Loratadin-US 10mg, 1 lần/ngày; cân nặng dưới 30kg uống 1⁄2 viên thuốc Loratadin-US 10mg, 1 lần/ngày.
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng (độ thanh thải Creatinin 30ml/phút): Mỗi lần uống 1 viên thuốc Loratadin-US 10mg, 2 ngày uống 1 lần.

Cách xử trí khi quá liều thuốc Loratadin US:

  • Triệu chứng quá liều Loratadin: Bệnh nhân khi dùng thuốc quá liều (40-180 mg) có thể gặp các triệu chứng như buồn ngủ, nhịp tim nhanh, đau đầu;
  • Xử trí: Nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu, theo dõi và điều trị kịp thời. Trường hợp ngộ độc cấp thuốc Loratadin US có thể gây nôn bằng Siro Ipeca hoặc than hoạt để giảm hấp thu Loratadin. Bệnh nhân nếu gây nôn không hiệu quả có thể tiến hành rửa dạ dày với dung dịch Nacl 0.9%, kết hợp đặt ống nội khí quản để dự phòng hít phải dịch rửa dạ dày.

3. Tác dụng phụ của thuốc Loratadin US

Khi sử dụng thuốc Loratadin US, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ như sau:

  • Rối loạn thần kinh: Mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ;
  • Rối loạn hệ tiêu hóa như khô miệng, buồn nôn, nôn ói hoặc viêm dạ dày;
  • Da: Dị ứng và phát ban.

Nếu nhận thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc Loratadin US xảy ra, bệnh nhân cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn kịp thời.

4. Tương tác thuốc của Loratadin-US

Khi sử dụng thuốc Loratadin US cùng với Cimetidin, Ketoconazol và Erythromycin sẽ làm làm tăng nồng độ Loratadin trong máu.

Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang dùng trước khi điều trị bằng thuốc Loratadin US để có biện pháp quản lý tương tác thuốc hiệu quả nhất.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Loratadin US

Sử dụng thuốc Loratadin US ở bệnh nhân đang mang thai: Cho đến nay vẫn chưa có báo cáo đầy đủ nào về độ an toàn của Loratadin khi sử dụng trên đối tượng này, do đó bệnh nhân đang mang thai chỉ dùng thuốc Loratadin US khi thật cần thiết, với liều thấp và trong thời gian ngắn.

Sử dụng thuốc Loratadin US cho đối tượng bà mẹ đang cho con bú: Loratadin và chất chuyển hóa Descarboethoxyloratadin có thể đào thải qua sữa mẹ, từ đó làm tăng nguy cơ kháng Histamin trên trẻ sơ sinh (với các biểu hiện như loạn nhịp tim, chóng mặt, tăng huyết áp, rối loạn giấc ngủ). Do đó bệnh nhân cần ngừng cho con bú nếu phải dùng thuốc Loratadin US.

Thuốc Loratadin US có thể gây đau đầu, buồn ngủ, từ đó có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng lái xe và vận hành máy móc nên phải sử dụng thật thận trọng.

Cần thận trọng khi dùng thuốc Loratadin US ở bệnh nhân suy gan nặng vì Loratadin được chuyển hóa chủ yếu tại gan.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan