Cơn đau quặn thận có nguy hiểm không?

Đau quặn thận là cơn đau dữ dội, hay gặp trong cấp cứu ngoại khoa. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, cơn đau quặn thận có thể gây ra nhiều biến chứng. Vậy đau quặn thận có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Cơn đau quặn thận là gì?

  • Cơn đau quặn thận (cơn bão thận) là cơn đau dữ dội được mô tả đau hơn gãy xương, sinh đẻ hay phẫu thuật. 80 % đau quặn thận là do sỏi.
  • Sỏi hình thành khi các khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng và gắn kết vào nhau tạo ra các tinh thể cứng. Sỏi có thể nhỏ như hạt cát hoặc lớn như một quả bóng tennis. Sỏi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo).
  • Cơn đau quặn thận xảy ra khi có tắc nghẽn ở niệu quản, ngăn cản dòng chảy của nước tiểu gây tăng áp lực đột ngột ở đài bể thận, vỏ thận tạo ra các cơn đau quặn thắt, dữ dội.

2. Triệu chứng cơn đau quặn thận

Triệu chứng cơn đau quặn thận có thể thay đổi tùy theo kích thước của sỏi và vị trí sỏi trong đường tiết niệu.

  • Sỏi nhỏ chỉ gây đau nhẹ, có thể di chuyển ra ngoài theo nước tiểu mà không gây khó chịu nhiều.
  • Sỏi lớn hơn có thể bị kẹt ở niệu quản giữa thận và bàng quang, làm tắc nghẽn đường tiểu gây đau dữ dội.
  • Cơn đau xuất hiện đột ngột, tự nhiên, thường xảy ra sau khi làm việc gắng sức hay vận động mạnh.
  • Cơn đau có thể kéo dài từ 20 phút đến vài giờ đồng hồ
  • Đau xuất phát từ thắt lưng bên có sỏi, lan dần tới hạ sườn, xuống vùng bẹn và cơ quan sinh dục ngoài.
  • Đau quặn thắt, đột ngột, dữ dội theo từng cơn, không có tư thế giảm đau.
  • Có thể xuất hiện triệu chứng kèm theo: Chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, sốt cao, ớn lạnh, cảm giác có mùi kim loại trong miệng, phù, khó thở, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu, tiểu đục, tiểu mủ, đau khi đi tiểu, tiểu ra sỏi.

3. Nguyên nhân gây cơn đau quặn thận

Khi sỏi bị kẹt ở niệu quản, chặn dòng chảy nước tiểu, nước tiểu ứ lại tại thận, khiến tế bào thận úng nước, gây căng chướng làm tăng áp lực trong đài bể thận, vỏ thận không giãn to ra được gây ra cơn đau quặn thận. Nguyên nhân gây đau quặn thận hay gặp:

  • Sỏi thận: Sỏi được hình thành do sự lắng đọng các chất trong nước tiểu và khu trú trong thận. Sau một hoạt động mạnh bất ngờ, sỏi từ thận rơi xuống niệu quản, kẹt lại gây ra cơn đau quặn thận
  • Sỏi niệu quản: Sỏi hình thành do viêm hẹp niệu quản, hay dị dạng bẩm sinh ở niệu quản. Sỏi niệu quản thường xù xì, cứng nên khi di chuyển hay ma sát gây tiểu máu, sỏi chặn dòng chảy của nước tiểu gây đau quặn thận
  • U niệu quản, bàng quang: Khối u gây chít hẹp, ngăn chặn dòng nước tiểu gây ra cơn đau
  • Xuất huyết đài bể thận: Có thể hình thành các cục máu đông, theo dòng nước tiểu làm bít tắc niệu quản gây ra đau.

4. Yếu tố nguy cơ đau quặn thận

  • Ăn nhiều thức ăn chứa oxalate hay quá nhiều đạm.
  • Tiền sử gia đình hoặc bản thân có sỏi tiết niệu.
  • Không uống đủ nước.
  • Béo phì.
  • Cơ thể tăng hấp thu canxi và các chất tạo sỏi.
  • Rối loạn chuyển hóa, cường cận giáp.
  • Nhiễm trùng tiết niệu.

5. Chẩn đoán cơn đau quặn thận

Chẩn đoán đau quặn thận bằng biểu hiện lâm sàng kết hợp cận lâm sàng.

  • Xét nghiệm máu cơ bản: Công thức máu, sinh hoá máu.
  • Tổng phân tích nước tiểu.
  • X - quang thông thường, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm ổ bụng giúp xác định vị trí sỏi trong đường tiết niệu.

6. Chẩn đoán phân biệt

Đôi khi cơn đau quặn thận có thể nhầm lẫn với cơn đau bụng khác làm chậm trễ điều trị. Cần lưu ý phân biệt:

  • Đau dạ dày - tá tràng: Thường đau lúc bụng đói cồn cào, có tiền sử đau dạ dày. Phân biệt bằng nội soi thực quản - dạ dày.
  • Chửa ngoài dạ con: Đau kèm ra huyết âm đạo, chậm kinh. Phân biệt bằng test beta HCG.
  • Viêm ruột thừa: Đau hố chậu phải, dấu hiệu nhiễm trùng rõ, không có bất thường về tiểu tiện. Phân biệt bằng siêu âm, chụp CT.
  • Viêm rễ dây thần kinh: Đau ở 2 bên cột sống, đau cơ năng. Phân biệt bằng siêu âm, chụp CT, chụp MRI.
  • Sỏi mật: Đau kèm sốt cao, rét run, vàng da, vàng mắt. Phân biệt bằng xét nghiệm, siêu âm, chụp CT

7. Cơn đau quặn thận có nguy hiểm không?

Nhiều người thắc mắc bệnh đau quặn thận có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Cơn đau quặn thận nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể tử vong. Một số biến chứng nguy hiểm:

  • Tổn thương thận: Giãn, ứ nước thận, ứ mủ thận, vỡ đáy đài thận, suy thận cấp, suy thận mạn.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Giãn niệu quản.
  • Tử vong.

Ngay cả khi cơn đau đã hết cũng không có nghĩa là bệnh đã khỏi. Cần khẳng định xem có còn sỏi hoặc nguyên nhân chèn ép khác hay không. Trên thực tế, có khoảng 1/2 số người có “sỏi im lặng ” không gây đau, nhưng là loại sỏi nguy hiểm nhất vì thường phát hiện ở giai đoạn muộn đã gây biến chứng nặng nề.

8. Điều trị cơn đau quặn thận

Điều trị cơn đau quặn thận phụ thuộc vào loại sỏi. Một số loại sỏi hay gặp:

  • Sỏi canxi: Hình thành từ oxalat canxi.
  • Sỏi axit uric: Hình thành từ tinh thể urat.
  • Sỏi cystin: Hình thành do rối loạn cystinuria.
  • Sỏi struvite: Hình thành do một loại vi khuẩn trong đường tiết niệu.

Hầu hết các viên sỏi kích thước nhỏ đều có thể tự ra ngoài theo nước tiểu. Có thể dùng phương pháp điều trị nội khoa cho sỏi tự ra. Bao gồm:

  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc giãn cơ trơn.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Corticosteroid.
  • Đối kháng chọn lọc thụ thể alpha-1.

Trong quá trình điều trị nội khoa, cần uống đủ nước, tập nhảy dây và kiểm soát cơn đau để giúp sỏi ra ngoài nhanh hơn.

Nếu viên sỏi to hơn, không thể tự ra ngoài được, phải dùng phương pháp can thiệp. Một số thủ thuật giúp loại bỏ sỏi lớn hơn như:

Đau quặn thận gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Nên phát hiện và điều trị cơn đau quặn thận sớm nhất có thể để an toàn cho bản thân. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn còn thắc mắc về đau quặn thận.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán cơn đau quặn thận

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

236 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Succinimide Pharbiol
    Công dụng thuốc Succinimide Pharbiol

    Thuốc Succinimide Pharbiol là thuốc được dùng để hỗ trợ trong trường hợp sỏi thận. Để hiểu rõ về thuốc được chỉ định dùng trong trường hợp sỏi thận nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Quinospastyl
    Công dụng thuốc Quinospastyl

    Thuốc Quinospastyl có thành phần chính là Alverine hàm lượng 40 mg, được sử dụng phổ biến trong điều trị chống co thắt cơ trong ở đường tiêu hóa, đường mật, tử cung... Tìm hiểu các thông tin khái quát ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Opispas
    Công dụng thuốc Opispas

    Thuốc Opispas là thuốc tiêm được dùng trong các trường hợp co thắt cơ trơn như cơn đau quặn thận hay quặn mật. Thuốc Opispas được bào chế dưới dạng tiêm và thường được dùng trong trường hợp đau cấp. ...

    Đọc thêm
  • Buồn nôn
    Đau đột ngột vùng thận phải kèm buồn nôn, vã mồ hôi là bệnh gì?

    Tôi bị tiểu rắt 3 hôm, bỗng nhiên chiều nay đau đột ngột vùng thận phải và đau lan ra phía trước kiểu tắc nghẽn, kèm theo buồn nôn nhẹ, vã mồ hôi. Tôi cảm giác muốn quỵ xuống rồi ...

    Đọc thêm
  • paverid 2%
    Công dụng thuốc Paverid 2%

    Paverid 2% thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Thuốc có chứa thành phần chính là Papaverine hydrochloride hàm lượng 20mg/ ml, bào chế dạng dung dịch tiêm. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Paverid 2% sẽ giúp người bệnh ...

    Đọc thêm