COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến bệnh nhân hen suyễn?

COVID-19 đã trở thành một đại dịch toàn cầu với tốc độ lây lan nhanh chóng, để lại nhiều gánh nặng cho nền kinh tế và xã hội. Tỉ lệ biến chứng nặng và tử vong cao do COVID-19 thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý nền, đặc biệt là các bệnh lý hô hấp, ví dụ như bệnh hen suyễn. Vậy COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến bệnh nhân hen suyễn?

1. COVID-19 là gì?

Vào tháng 12 năm 2019, một căn bệnh mới có tên COVID-19 bắt đầu lây lan nhanh trên toàn thế giới. COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo các triệu chứng COVID-19 có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Ho
  • Khó thở
  • Cảm thấy mệt mỏi và yếu
  • Đau nhức cơ hoặc cơ thể
  • Đau đầu
  • Mất vị giác hoặc mùi mới khởi phát
  • Đau họng
  • Ngạt hoặc chảy nước mũi
  • Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa

Các triệu chứng khác được báo cáo, như sau:

  • Đỏ mắt
  • Các tổn thương có màu xanh hoặc tím gây đau trên ngón chân (dấu hiệu ngón chân COVID)
  • Nổi mề đay hoặc phát ban

Nếu bạn có những dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp này, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức:

  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Đau hoặc nặng ngực kéo dài
  • Mới nhầm lẫn hoặc không thể thức dậy
  • Xanh tím môi, mặt hoặc móng tay

Theo CDC, tất cả các triệu chứng này không cần phải có tất cả. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng hoặc có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao, hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn

tử vong do Covid-19
Một căn bệnh mới có tên COVID-19 bắt đầu lây lan nhanh trên toàn thế giới

2. COVID-19 và bệnh hen suyễn

Các báo cáo gần đây cho thấy, tỷ lệ tử vong do COVID tăng đáng kể ở những nhóm đối tượng có bệnh lý nền như các bệnh đường hô hấp: hen suyễn. SARS-CoV-2 gây tổn tương chủ yếu tại phổi và những bệnh nhân đã có chức năng phổi giảm trước đó sẽ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương này.

Khi những người bệnh hen suyễn bị nhiễm trùng đường hô hấp. Điều này đã làm tăng yếu tố khởi phát triệu chứng hen suyễn cấp tính (cơ hen cấp).

Các báo cáo ban đầu cho thấy rằng steroid (một nhóm thuốc thường xuyên được sử dụng trong điều trị hen suyễn) bị chống chỉ định ở những bệnh nhân mắc bệnh COVID-19, mặc dù đã có một số bằng chứng cho thấy steroid có lợi trong những trường hợp mắc COVID-19 ở mức độ nặng. Với những ý kiến ​​khác nhau về việc sử dụng steroid và COVID-19, việc sử dụng thuốc steroid để kiểm soát cơn hen được đặt ra. Câu trả lời cho câu hỏi này là tiếp tục sử dụng thuốc kiểm soát của bạn và không ngừng chúng.

Các hiệp hội hen trên thế giới khuyến cáo rằng những người mắc bệnh hen suyễn cần đảm bảo đủ số lượng thuốc điều trị bệnh hen suyễn trong 30 ngày. Bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn nên tiếp tục dùng các loại thuốc điều trị theo chỉ định, trừ khi bác sĩ đưa ra chỉ định thuốc khác. Ngừng sử dụng thuốc có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và không được khuyến khích trừ khi có chỉ dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Đừng ngừng hoặc thay đổi thuốc điều trị hen suyễn vì lo ngại về COVID-19.

Hen suyễn thể ho
SARS-CoV-2 gây tổn tương chủ yếu tại phổi

3. Bệnh hen suyễn có làm gia tăng nguy cơ tử vong khi mắc COVID-19?

Đại dịch do coronavirus 2019 (COVID-19) gây ra rất nhiều gánh nặng cho kinh tế và xã hội. Đây là một nỗi lo rất lớn đối với tất cả mọi người, đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc các bệnh lý đường hô hấp đi kèm như hen suyễn. Những bệnh nhân này thường rất lo sợ về tình trạng bệnh của mình sẽ trở nên tồi tệ hơn hoặc có nhiều khả năng bị nhiễm SARS-CoV-2 (vi rút gây ra COVID- 19).

Tuy nhiên, các bằng chứng hiện tại cho thấy không có bằng chứng về việc tăng tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 ở những người bị hen suyễn. Mặc dù Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tuyên bố rằng những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn trung bình-nặng có thể có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn, nhưng không có dữ liệu được công bố nào để hỗ trợ cho quyết định này vào thời điểm hiện tại. Đã có một báo cáo cho thấy rằng, bệnh hen suyễn có thể làm tăng nguy cơ nhập viện do COVID-19 ở người lớn 18-49 tuổi; tuy nhiên, điều này dựa trên một số lượng nhỏ bệnh nhân. Và theo chiều ngược lại, các dữ liệu từ New York cho thấy tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở những bệnh nhân mắc hen suyễn là rất thấp.

4. Kiểm soát cơn hen là cách tốt nhất để dự phòng mắc COVID-19

Dữ liệu cho thấy rằng việc sử dụng steroid làm tăng sự lây lan của SARS-CoV-2 do điều trị steroid toàn thân không phải đến từ bản chất của nhóm thuốc steroid mà do sự lây lan của chính virus này. Việc sử dụng steroid để điều trị các bệnh như hen suyễn đã không được nghiên cứu. Tuy nhiên, những người bị bệnh hen suyễn được sử dụng thuốc kiểm soát để kiểm soát cơn hen suyễn. Trong đại dịch hiện nay, điều tốt nhất mà một người mắc bệnh hen suyễn có thể làm (đối với bệnh hen suyễn) là kiểm soát và kiểm soát bệnh hen suyễn một cách thật tốt nhất. Ngừng dùng thuốc kiểm soát sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ phát triển cơn hen kịch phát. Trong đại dịch hiện nay, việc điều trị đợt cấp có thể sẽ yêu cầu đến phòng cấp cứu hoặc chăm sóc tích cực, nơi bệnh nhân có nguy cơ tiếp xúc với người mắc COVID-19 cao hơn nhiều. Vì vậy, theo một cách nào đó, bằng cách tiếp tục kiểm soát bệnh hen suyễn, người bị hen suyễn thực sự đang giảm cơ hội tiếp xúc với COVID-19.

Điều đáng chú ý là có những loại coronavirus gây bệnh theo mùa đã được chứng minh là có thể gây ra cơn hen kịch phát. Tuy nhiên, virus SARS-CoV-2 (như SARS-CoV và MERS-CoV, hai loại coronavirus gây đại dịch khác) dường như không gây ra các đợt cấp của bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, điều quan trọng đối với bệnh nhân hen suyễn là phải kiểm soát tốt nhất tình trạng hen suyễn của họ. Bằng cách đó, phổi của bệnh nhân sẽ có được tình trạng khỏe mạnh nhất, có thể chống lại nếu có bất kỳ sự nhiễm trùng hoặc chất gây dị ứng nào dẫn đến đợt cấp của bệnh hen suyễn.

Điểm mấu chốt đối với những người mắc bệnh hen suyễn trong đại dịch này là tiếp tục làm những gì bạn đã làm, tiếp tục dùng thuốc kiểm soát cơn hen và thông báo cho nhà bác sĩ khi có bất kỳ triệu chứng nào của cơn hen. Và tất nhiên, hãy nhớ thực hành giãn cách xã hội và rửa tay thường xuyên với xà phòng theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế.

Xét nghiệm covid
Hãy nhớ rửa tay thường xuyên với xà phòng theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế.

5. Các biện pháp giúp dự phòng nhiễm COVID-19 ở bệnh nhân mắc hen suyễn

Các bằng chứng hiện tại về COVID-19 và bệnh hen suyễn không cho thấy những người bị bệnh hen suyễn có nhiều khả năng bị nhiễm SARS-Cov-2. Nhưng dữ liệu nghiên cứu tại bệnh viện cho thấy bệnh nhân có bệnh lý nền hô hấp có nhiều khả năng bị biến chứng nặng hơn do nhiễm COVID-19. Vì vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi COVID-19, cách thức tốt nhất mà bệnh nhân có thể thực hiện để bảo vệ mình khỏi COVID-19 là:

  • Sử dụng thuốc hen suyễn theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tích trữ các nguồn cung cấp như thực phẩm, thuốc men và các vật dụng cần thiết khác trong nhà.
  • Tránh xa những người bị bệnh, cả khi ở bên trong và bên ngoài và không nên gặp bất khi ai có triệu chứng của bệnh hô hấp.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm hoặc sử dụng chất sát khuẩn tay có cồn.
  • Không hút thuốc lá

Sử dụng corticosteroid dạng hít ngăn ngừa hiệu quả các triệu chứng hen suyễn, và có một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng corticosteroid dạng hít có liên quan đến việc giảm biểu hiện của ACE-2. Trong đó, ACE-2 là một loại phân tử nằm trên bề mặt tế bào phổi. Nó đã được xác định là 'điểm vào' của SARS-CoV-2 xâm nhập vào các tế bào của phổi và gây nhiễm trùng. Các bằng chứng ban đầu cho thấy việc sử dụng corticosteroid dạng hít có liên quan đến việc giảm biểu hiện của phân tử này; về lý thuyết, điều này có thể góp phần bảo vệ chống lại COVID-19, nhưng cần phải nghiên cứu thêm để xác nhận điều này.

Hiệp hội Hô hấp Châu Âu khuyến nghị các chuyên gia y tế đảm bảo rằng tất cả bệnh nhân hen suyễn đều có kế hoạch hành động đối với bệnh hen suyễn bằng văn bản phù hợp với hướng dẫn tạm thời của GINA về quản lý bệnh hen suyễn trong đại dịch COVID-19, đồng thời kêu gọi nhân viên y tế thực hiện các bước để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm của chính họ, bao gồm:

  • Giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp; nếu có thể, nên tiến hành kiểm tra qua điện thoại trước khi hẹn gặp trực tiếp , để kiểm tra xem bệnh nhân có các triệu chứng COVID-19 hay không.
  • Tư vấn không sử dụng máy khí dung do nguy cơ truyền SARS-CoV-2 cho các bệnh nhân khác và cho nhân viên y tế.
  • Tránh đo phế dung ở những bệnh nhân có COVID-19 được xác định hoặc nghi ngờ.

Bệnh hen suyễn là bệnh đường hô hấp mãn tính, bệnh có thể chuyển biến nặng hoặc lên các cơn hen kịch phát khi xuất hiện sự tổn thương nặng ở phổi. Vì thế, những người bệnh hen suyễn và những người có bệnh lý nền nặng cần thận trong, theo dõi sức khỏe và sử dụng theo đúng thuốc điều trị bác sĩ kê đơn.

Hiện nay tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Nước ta đã ghi nhận những ca tử vong đầu tiên. Những bệnh nhân tử vong đều được chẩn đoán có các bệnh lý nền nghiêm trọng và nhiễm Covid-19. Vì thế, mỗi người, mỗi cá nhân, tập thể cần chung tay phòng chống dịch bằng cách thực hiện nghiêm minh khuyến cáo của Bộ Y tế, đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Nếu đi về từ các vùng dịch và có dấu hiệu của các bệnh viêm đường hô hấp cần liên hệ đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: cdc.gov, thelancet.com, aaaai.org, asthma.org.uk

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan