Nguyên nhân gây hội chứng đầu phẳng ở trẻ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Hội chứng đầu phẳng ở trẻ là tình trạng đầu không cân xứng, có hình dạng dẹt hoặc méo mó hơn so với hình dạng đầu bình thường. Nguyên nhân thường là do trẻ chưa phát triển đầy đủ và tư thế ngủ của trẻ.

1. Hội chứng đầu phẳng ở trẻ

Hội chứng đầu phẳng là tình trạng đầu không cân xứng, có hình dạng dẹt hoặc méo mó hơn so với hình dạng đầu bình thường. Các dạng của hội chứng đầu phẳng bao gồm:

  • Tật đầu ngắn và rộng: Đầu của bé có xuất hiện mặt phẳng bao phủ đồng đều toàn bộ mặt sau đầu, trông đầu rộng hơn bình thường, đôi khi trán cũng phình ra.
  • Tật đầu ngắn và rộng biến dạng bất cân đối: Phần phía sau đầu của trẻ bị bẹt ra và dẫn tới trán cũng rộng theo
  • Tật đầu hình thuyền: Đầu trẻ dài và hẹp những phần trán lại rộng, phần ngoài của hai bên đầu thì phẳng nhìn trông giống hình dáng của con thuyền. Tật đầu hình thuyền thường do bẩm sinh và hay gặp ở trẻ sinh non.

Các triệu chứng của hội chứng đầu phẳng ở trẻ sẽ thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh như:

  • Ở mặt trước, mặt bên hoặc mặt sau của đầu em bé có xuất hiện các bề mặt phẳng;
  • Một điểm hói sẽ xuất hiện trong khu vực bị ảnh hưởng trên đầu trẻ;
  • Hình dáng của đầu có thể không cân xứng hoặc bị nghiêng về một phía;
  • Tai sẽ không đều nhau, một bên tai sẽ cao hơn hoặc có thể nhô ra phía trước nhiều hơn tai còn lại.

Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, đầu của em bé có thể sẽ không phát triển đúng theo tự nhiên, và để lại những nếp cứng hoặc vân dọc theo hộp sọ, thậm chí là không có những điểm mềm trên đầu trẻ sơ sinh. Các đặc điểm trên khuôn mặt của trẻ mắc hội chứng đầu phẳng có thể không đồng đều hoặc có thể có những khuyết điểm khác.

Hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh
Hội chứng đầu phẳng là tình trạng đầu không cân xứng, có hình dạng dẹt hoặc méo mó hơn so với hình dạng đầu bình thường

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng đầu phẳng ở trẻ em

Một số nguyên nhân gây ra hội chứng đầu phẳng ở trẻ em bao gồm:

  • Trẻ sinh non: Hộp sọ của trẻ sơ sinh rất mềm, đặc biệt đối với trẻ sinh non khi chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ như trẻ đủ tháng. Ngoài ra, trẻ sinh non thường nằm nghiêng trong suốt thời gian khi phải nằm ở đơn vị chăm sóc tích cực.
  • Thai phụ sinh nhiều con cùng lúc: Việc mang nhiều thai cùng lúc sẽ khiến cho không gian sinh trưởng của trẻ bị hạn chế và dẫn tới hội chứng đầu phẳng. Tình trạng này thường gặp ở những cặp sinh đôi hoặc sinh ba.
  • Tình trạng tử cung của người mẹ: tình trạng tử cung của thai phụ nhỏ dẫn tới thai nhi không có nhiều không gian để phát triển và di chuyển cũng có thể gây ra hội chứng đầu phẳng.
  • Trẻ nằm ngửa khi ngủ: Trẻ thường xuyên nằm ngửa khi ngủ là nguy cơ dẫn tới hội chứng đầu phẳng, thậm chí có thể gây đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Một số đồ dùng tiện lợi: Những loại đồ dùng tiện lợi dành cho trẻ như đai địu trẻ, ghế an toàn, ghế ngồi xe hơi,... là những vật dụng đều yêu cầu đầu của trẻ phải tựa hoặc ép lên một bề mặt nào đó, đây là nguy cơ khiến cho trẻ mắc hội chứng đầu phẳng.
  • Chứng vẹo cổ: Là một tình trạng ảnh hưởng đến cơ cổ khiến đầu nghiêng sang một bên hoặc gục xuống. Đối với tình trạng này, một trong các cơ cổ ngắn hơn cũng bị co chặt khiến trẻ giữ cổ ở một vị trí nhất định. Có khoảng 85% trẻ sơ sinh mắc hội chứng đầu phẳng có kèm theo chứng vẹo cổ.
Trẻ sinh non 28 tuần
Nguyên nhân gây ra hội chứng đầu phẳng ở trẻ em có thể là do trẻ sinh non

3. Biện pháp phòng ngừa hội chứng đầu phẳng

Hội chứng đầu phẳng thường không gây bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng bởi nó không ảnh hưởng đến não và hình dạng đầu sẽ cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, những trường hợp đầu phẳng mức độ trung bình hoặc nặng có thể sẽ gây ra một số vấn đề sức khỏe như loạn thị, chậm phát triển, khó học tập, khó ăn, nói và tầm nhìn bị hạn chế,... Do đó để phòng ngừa hội chứng đầu phẳng ở trẻ em, các bậc phụ huynh có con nhỏ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thay đổi hướng nằm của con: Thay đổi hướng nằm của bé mỗi tuần, khuyến khích em bé quay đầu nhìn theo mọi hướng và giúp bé linh hoạt hơn.
  • Thực hành liệu pháp “tummy time”: Mỗi ngày cho trẻ nằm sấp kết hợp với nằm ngửa khoảng 30-40 phút/ngày, nhằm giúp phần vai, cổ và các cơ bắp của trẻ phát triển. Đối với trẻ sơ sinh mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp này cho trẻ.
  • Sử dụng gối mềm: Cho trẻ dùng gối mềm khi ngủ và đổi tư thế cho con từ 1-2 lần trong mỗi giấc ngủ.
  • Lưu ý khi cho con bú: Bé trẻ trên tay và đổi bên trong mỗi cữ bú để ngăn ngừa hội chứng đầu phẳng đồng thời giúp trẻ không bị sặc.

Tóm lại, hội chứng đầu phẳng ở trẻ em là tình trạng hình dạng đầu không cân đối do tác động của lực làm biến dạng hộp sọ. Nguyên nhân phổ biến nhất là tư thế ngủ của trẻ, bên cạnh đó còn do những tác động bên ngoài như mẹ sinh đôi, sinh ba, hội chứng vẹo cổ,... Để phòng ngừa hội chứng đầu phẳng điều quan trọng nhất cha mẹ cần thường xuyên thay đổi tư thế cho trẻ khi ngủ và khuyến khích luân phiên các tư thế nằm về cả hai bên của vùng chẩm.

Hội chứng đầu phẳng xuất hiện với những bé thích nằm nhiều
Hội chứng đầu phẳng thường không gây bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng bởi nó không ảnh hưởng đến não và hình dạng đầu sẽ cải thiện theo thời gian

Ngoài hội chứng đầu phẳng thì trẻ sơ sinh cũng dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan