Nguyên nhân gây lách to ở trẻ nhỏ

Lách to ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì khi sờ vào có thể chạm lách. Tuy nhiên, nếu lâm sàng, cận lâm sàng và tiền căn bình thường thì hầu hết các trường hợp là lách to là vô căn. Nhưng trong một số trường hợp, trẻ bị lách to có thể là do nhiễm trùng, sung huyết, bệnh lách tiên phát,...

1. Lách to là bệnh gì?

Lá lách là một cơ quan nhỏ trong cơ thể con người. Lá lách nằm ngay dưới lồng xương sườn phía trên bên trái. Ngoài vai trò là thành viên của hệ huyết học, lá lách còn là một bộ phận của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Hệ thống miễn dịch này có nhiệm vụ tạo ra kháng thể chống lại các vi khuẩn, virus cũng như ký sinh trùng khi chúng đột nhập vào cơ thể con người.

Lá lách bình thường sẽ rộng khoảng 7cm, dày 3-4cm, dài khoảng 12cm, nặng khoảng 170g đối với người lớn và 20g đối với trẻ sơ sinh. Lá lách thường được che phủ bởi xương sườn 9-11. Do đó, nếu lá lách bình thường thì sẽ không sờ thấy dưới bờ sườn, trường hợp khi sờ thấy thì điều này chứng tỏ lá lách đã to ra đến 2-3 lần kích thước bình thường.

Lá lách thường to ra khi cơ thể con người bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hoặc do một số bệnh tại gan, máu... Lách to bệnh lý thường sẽ đi kèm theo dấu hiệu của gan to.

Trường hợp trẻ bị lách to thì có thể sờ thấy lách ở trẻ non tháng, khoảng 15-30% đối với trẻ đủ tháng, 10% trẻ em và 5% đối với thiếu niên bình thường.

Lá lách
Lá lách là một cơ quan nhỏ trong cơ thể con người

2. Nguyên nhân gây lách to ở trẻ nhỏ

Nếu lách to ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì khi sờ vào thì có thể chạm lách. Tuy nhiên, nếu lâm sàng, cận lâm sàng và tiền căn bình thường thì hầu hết các trường hợp là lách to là vô căn. Nhưng trong một số trường hợp, trẻ bị lách to có thể là do một số nguyên nhân sau đây :

Nhiễm trùng gây lách to ở trẻ nhỏ:

  • Vi trùng: Vi trùng có thể gây nên nhiễm trùng toàn thân cấp tính hoặc nhiễm trùng mạn tính, viêm nội tâm mạc bán cấp, áp xe, thương hàn, lao kê, Tularemia gây bệnh lách to ở trẻ em.
  • Nhiễm trùng lách ở trẻ do siêu vi: Một số siêu vi gây lách to ở trẻ nhỏ như EBV, CMV hoặc do viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C.
  • Một số vi khuẩn như xoắn khuẩn gây giang mai, Lyme, Leptospirose có thể dẫn đến nhiễm trùng lách gây bệnh lách to ở trẻ em.
  • Nhiễm trùng do Rickettsia: Gây sốt Rocky Mountain, sốt Q. hoặc sốt phát ban.
  • Nhiễm trùng do Protozoa: Gây sốt rét, Toxocara catis, Leishmaniasis, Toxoplasma, Toxocara canis, Schistosomiasis, Trypanosomiasis.
  • Nhiễm trùng do nấm: Nấm Candida lan tỏa, Histoplasmosis hoặc Coccidioidomycosis gây nhiễm trùng lách ở trẻ em.
  • Nhiễm trùng do Blastomycosis.

Bệnh huyết học gây lách to ở trẻ nhỏ:

  • Các bệnh thiếu máu tán huyết như Thalassemia, bệnh hồng cầu hình cầu, tạo máu ngoài tủy trong bệnh xương đá hoặc bệnh Myelofibrosis và loạn sản tủy có thể gây bệnh lách to ở trẻ em.

Tẩm nhuận gây lách to ở trẻ nhỏ:

  • Tẩm nhuận không ác tính: Một số bệnh như mô bào Langerhans; bệnh Niemann-Pick; GM-1 Gangliosidosis; bệnh dự trữ (bệnh Gaucher, Glycogen type IV); bệnh Tangier; bệnh Wolman; bệnh tăng Chylomicron máu types I và IV; bệnh Amyloidosis và Mucopolysaccharidoses, Sarcoidosis cũng có thể lách to ở trẻ nhỏ.
  • Tẩm nhuận ác tính: Cá bệnh như Leukemia, Lymphoma (Hodgkin và non-Hodgkin).
Trẻ sinh non 7 tháng tuổi
Trường hợp trẻ bị lách to thì có thể sờ thấy lách ở trẻ non tháng

Sung huyết gây lách to ở trẻ nhỏ:

  • Sung huyết trong gan: Có một số nguyên nhân có thể dẫn đến sung huyết tại gan như bệnh xơ gan, viêm gan ở trẻ sơ sinh hoặc thiếu alpha 1 antitrypsin....
  • Trẻ bị bệnh Wilson hoặc bệnh xơ nang, tắc tĩnh mạch cửa, tắc tĩnh mạch lách-gan.
  • Một số bệnh miễn dịch như bệnh huyết thanh, Lupus, hội chứng Felty, hội chứng Sjogren, hội chứng Mastocytosis, hội chứng hoạt hóa đại thực bào hoặc suy giảm miễn dịch, hội chứng tăng sản lympho tự miễn, bệnh ký chủ thải ghép,... có thể gây sung huyết dẫn đến lách to ở trẻ em.

Bệnh lách tiên phát gây lách to ở trẻ nhỏ:

  • Các dạng nang hoặc u lành tính như u Hemangioma, Lymphangioma dẫn đến tình trạng trẻ bị lách to.
  • Xuất huyết trong lách hoặc xoắn 1 phần lách phụ gây lách to.

3. Chẩn đoán lách to ở trẻ nhỏ

Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng:

  • Sốt có thể là dấu hiệu triệu chứng gợi ý nguyên nhân nhiễm trùng;
  • Đặt catheter rốn để xác định có phải nguyên nhân gây lách to ở trẻ sơ sinh;
  • Các triệu chứng lâm sàng khác như vàng da, xuất huyết bất thường, bầm da;
  • Xác định tiền căn gia đình có bệnh tán huyết như bệnh hồng cầu hình cầu, Thalassemia không;
  • Xác định kích thước của lách bằng cách đo phần sờ thấy dưới bờ sườn cũng như nghe trên mặt lách;
  • Gan và các hạch to;
  • Âm thổi ở tim, các chỉ điểm của viêm nội tâm mạc bán cấp.

Chẩn đoán dựa vào cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm huyết đồ, hồng cầu lưới có thể cho thấy dấu hiệu của bệnh máu ác tính, tán huyết hoặc nhiễm ký sinh trùng dẫn đến lách to ở trẻ nhỏ.
  • Xác định Bilan nhiễm trùng bằng phương pháp cấy máu, xét nghiệm tầm soát CMV, EBV, Toxoplasmosis, HIV, sốt rét, lao.
  • Xác định tán huyết bằng xét nghiệm Haptoglobin, Bilirubin, men hồng cầu, sức bền hồng cầu cũng như Urobilinogen, Coombs test.
  • Xét nghiệm để đánh giá chức năng gan, bệnh thiếu α1 antitrypsin, định lượng đồng trong máu, ceruloplasmin và sinh thiết gan.
  • Đánh giá áp lực tĩnh mạch cửa bằng phương pháp siêu âm Doppler tĩnh mạch cửa và nội soi thực quản cho người bệnh.
  • Xác định bệnh tự miễn: VS, C3, C4, CH50, ANA, RF.
  • Đánh giá bệnh tẩm nhuận bằng tủy đồ, sinh thiết tủy cũng như phương pháp định lượng men trong bệnh Gaucher, sinh thiết hạch.
  • Chẩn đoán hình ảnh bằng CT scan, chụp MRI, scan gan lách với 99mTc-sulfur colloid
  • Sinh thiết lách: Trong trường hợp cần thiết, nếu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây lách to ở trẻ nhỏ thì cần sinh thiết lách bằng cách nhuộm gram, cấy, nhuộm hóa mô miễn dịch, khảo sát gen,...

Lưu ý, nếu lách to nhẹ thì xác định xem có nhiễm siêu vi không và theo dõi trong thời gian 4-8 tuần. Nếu có dấu hiệu nặng lên thì cần nhập khoa chăm sóc đặc biệt. Đồng thời cần phải xác định theo lưu đồ huyết học trước nhằm xem xét có phải do thiếu máu tán huyết hay tạo máu ngoài tủy không, rồi mới xác định tình trạng viêm nhiễm, tăng áp lực tĩnh mạch cửa và cuối cùng là bệnh hệ thống, ung thư.

Đặt catheter tĩnh mạch rốn
Đặt catheter rốn để xác định có phải nguyên nhân gây lách to ở trẻ sơ sinh

Tuy nhiên, các chỉ định xét nghiệm xác định lách to ở trẻ trên cần phải được định hướng bởi lâm sàng, không cần thiết phải làm hết tất cả các xét nghiệm đó. Nếu bệnh nhi khỏe và lách chỉ to nhẹ thì làm các xét nghiệm cơ bản công thức máu. Trường hợp chức năng gan, thận bình thường thì không cần làm thêm xét nghiệm mà chỉ cần theo dõi thêm vài tuần hoặc vài tháng.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc và đặc biệt là triệu chứng lách to thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan