Sự phát triển của trẻ 22 tuần tuổi sau sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Với mỗi tuần sau khi sinh con, là một câu chuyện mới mở ra. Em bé sẽ có dấu hiệu tăng trưởng và đến một thời điểm nhất định, em bé của bạn sẽ có thể di chuyển, cũng như có thể hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, sự phát triển của trẻ có thể xảy ra sớm một chút hoặc muộn một chút, nhưng chắc chắn sẽ xảy ra. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói về tất cả các mốc phát triển có thể có mà một em bé 22 tuần tuổi có thể sẽ gặp.

1. Về mặt thể chất

Về mặt tăng trưởng thể chất, cân nặng của bé ở 22 tuần tuổi sẽ cao hơn rất nhiều so với cân nặng khi sinh. Mỗi em bé sẽ có một tốc độ tăng trưởng khác nhau, cân nặng thông thường dao động trong khoảng 6,5 – 8,0 kg với bé trai, 5,8 – 7,5 kg với bé gái

2. Trẻ 22 tuần tuổi biết làm những gì?

Trẻ bú bình
Trẻ 22 tuần tuổi có thể tự bú bình

Vào thời điểm này, chắc chắn sẽ có một sự tăng trưởng đột biến ở em bé 22 tuần tuổi của bạn. Con bạn sẽ không còn là em bé sơ sinh bạn đưa về nhà năm tháng trước. Trong khoảng thời gian này, hầu hết các bé sẽ cố gắng di chuyển và hoạt động nhiều hơn. Bé sẽ liên tục lăn lộn, lật sấp, nằm úp bụng xoay tròn, nhoài người tới, nhổm mông đòi đi hay thậm chí là bò. Bạn phải cẩn thận khi để đồ trên sàn nhà có thể gây hại cho em bé vì em bé có xu hướng với mọi thứ chúng có thể và trực tiếp vào miệng.

Em bé của bạn có thể di chuyển đồ đạc bằng ngón tay và thậm chí nắm lấy những vật dụng đơn giản, như bú bình. Bộ não của trẻ sẽ tiến bộ nhờ những bước nhảy vọt, với việc em bé nhận thức rõ hơn về môi trường xung quanh. Đây cũng sẽ là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu cho bé khám phá nhà của bạn. Bạn có thể thấy bé khóc không kiểm soát được trong một khoảnh khắc, và khoảnh khắc tiếp theo, bé sẽ cười khúc khích.

3. Một số cột mốc đáng chú ý trong giai đoạn này

Trong giai đoạn này, con bạn có thể nắm bắt thứ gì đó trước mặt bằng ngón tay. Nếu bạn đã giới thiệu một thứ khác ngoài sữa mẹ cho con bạn, bé có thể nắm lấy một miếng nhỏ và đưa lên miệng để ăn. Bạn có thể thấy con bạn di chuyển rất nhiều và luôn năng động. Con bạn có thể thích những thứ âm thanh tạo ra, vì vậy bạn có thể cho con chơi những loại đồ chơi phát ra âm thanh vui nhộn.

Bé sẽ thể hiện cảm xúc nhiều hơn, con sẽ thể hiện tình cảm của mình bằng cách ôm và hôn mặt mẹ, giơ tay lên khi con muốn được bế. Con có thể quay đầu về phía bạn khi bạn gọi tên bé.

Một số bé cứng cáp trong giai đoạn này có thể tập ngồi ếch. Con sẽ rất thích thú với việc tạo ra các âm thanh mới. Âm thanh yêu thích của con lúc này là những cái tặc lưỡi và thổi bong bóng. Thị giác của con phát triển thậm chí còn có thể nhìn thấy con bướm đang bay lượn.

4. Về dinh dưỡng

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bé khỏe mạnh hơn
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho bé vào thời điểm này

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính trong thời điểm này. Sữa mẹ có sự cân bằng các chất dinh dưỡng mà bé cần cho sự phát triển trí não và cơ bắp. Hệ thống tiêu hóa của trẻ cũng chưa đủ mạnh để chiết xuất các chất dinh dưỡng như vậy từ thức ăn rắn. Sữa mẹ có chứa các hormone như leptin, adiponectin và cholecystokinin, giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất và kiểm soát sự thèm ăn và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ. Các hormone cũng giúp trẻ ngủ ngon.

5. Giấc ngủ của trẻ

Bộ não của bé đang tiếp tục tạo ra hàng triệu kết nối thần kinh và tăng cường trong nhiều lĩnh vực, và điều này bao gồm cả giấc ngủ. Bé đang trở nên đồng điệu hơn với nhịp sinh học của mình, bé có thể ngủ xuyên đêm mà không cần dậy ăn hoặc trẻ thậm chí có thể thức dậy vào những giờ bất thường để khóc và chỉ có sự hỗ trợ của bạn thì trẻ mới có thể giúp trẻ quay trở lại giấc ngủ. Sự gián đoạn giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc này xảy ra trước mỗi sự phát triển lớn về mặt vận động (bò, ngồi, đứng) Trong giai đoạn này, các cơ bắp của bé đang phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn để hỗ trợ các động tác bò. Sự phát triển này bao gồm việc thực hành những hành động đó, và hầu hết thực hành này được thực hiện khi em bé ngủ. Do đó, thông thường cha mẹ sẽ tìm thấy con mình ở một vị trí hoàn toàn khác nhau mỗi khi thức dậy

6. Những việc cha mẹ có thể làm:

Lịch tiêm phòng viêm não Nhật Bản
Cha mẹ nên tham khảo lịch tiêm phòng cho bé
  • Nói chuyện với con nhiều hơn, tiếp xúc mắt mắt, cúi gần vào mặt trẻ cho trẻ được chạm vào khuôn mặt bạn. Con sẽ rất thích thú với trò chơi ú òa, mẹ làm mặt xấu, những điệu nhảy hài hước, tiếng vỗ tay tán thưởng, hay khuôn mặt mẹ khi cười.
  • Đưa bé ra ngoài trời vào buổi sáng: Điều này giúp thiết lập nhịp sinh học cho cả ngày khi ánh sáng chiếu vào dây thần kinh thị giác trong mắt.
  • Thiết lập thói quen đi ngủ đều đặn: Trẻ sơ sinh và cơ thể thích các mô hình và thói quen. Tạo thói quen thường xuyên báo hiệu đã đến giờ đi ngủ, sau đó tuân thủ thói quen đó. Hãy thử những việc như tắm, đọc sách, xoa bóp và những bài hát ru cho giấc ngủ.
  • Cho con 1 vài món đồ chơi mà con có thể nhai hoặc gặm một cách an toàn là một cách tuyệt vời để dạy con bạn rèn luyện các kỹ năng vận động và cũng khiến bé tự lập.
  • Tham khảo lịch tiêm phòng dành cho con của bạn như vắc-xin rotavirus đường uống, viêm gan B, viêm màng não, cúm mùa .....
  • Cho trẻ nằm sấp để giúp tăng cường cơ cổ và phát triển khả năng kiểm soát đầu, giúp chân con cứng cáp bằng cách đặt con đứng trên đùi đồng thời nhấc con lên rồi lại đặt xuống. Tập cho con ngồi ếch có hỗ trợ, khi con ngồi hãy nhớ đặt chân con hình chữ V điều này giúp giữ thăng bằng khi con tự ngồi và không bị ngã.
  • Khi con phát ra âm thanh hãy bắt chước lại để trả lời con, điều này sẽ khuyến khích con bắt chước lại mẹ, nó sẽ có ích khi con bắt đầu học nói.
  • Cho con chơi những món đồ chơi phát ra tiếng động, nghe những bài hát thiếu nhi, con sẽ rất thích thú lắng nghe những âm thanh mới lạ.
  • Thử một vài trò chơi mới như:

+) LẤY MÓN ĐỒ CHƠI (Hoạt động tập cơ cổ và kỹ năng kiểm soát đầu): đặt món đồ chơi yêu thích của con ở xa tầm tay với, cho con nằm sấp, sau đó thúc đẩy con với tới đồ chơi, nếu bé không thể làm được hãy lập lại vài lần mỗi ngày cho đến khi con thành công.

+) CHÚ GẤU ĐÂU RỒI (Hoạt động cải thiện cảm giác của trẻ về thế giới xung quanh) chọn con thú nhồi bông mà con yêu thích, quấn vào lớp vải hoặc quần áo quanh chúng, sau đó lần lượt gỡ bỏ từng lớp, vừa làm vừa trò chuyện với con đến lớp cuối cùng con sẽ rất vui mừng và thích thú.

+) THẢ VÀ CHỌN (Hoạt động rèn trí tò mò và kỹ năng vận động) chọn một vài món đồ chơi của bé, cho bé ngồi hoặc nằm sấp, giơ món đồ chơi trước mặt khuyến khích bé nhặt và thả đồ chơi, và nhặt chúng một lần nữa. Hoạt động này, anh ta sẽ tập thể dục cho mắt, nắm và cổ tay để thả hoặc thậm chí hơi ném đồ chơi. Để tạo sự đa dạng, bạn có thể cho bé nằm ngửa và sử dụng dây để buộc một vài đồ chơi mà bé có thể với và kéo chúng lại bằng tay của chính mình.

Làm cha mẹ là một điều tuyệt vời, và mặc dù chăm sóc con bạn có thể là một thử thách khó khăn, nhưng sự hài lòng bạn có được trong thời gian tới còn hơn cả giá trị của nó.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mamanatural.com; parenting.firstcry.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan