12 loại vitamin và thực phẩm bổ sung giúp tăng khả năng sinh sản

Với những cặp đôi đang cố gắng để thụ thai đều biết, điều trị vô sinh là một hành trình khó khăn. Tuy nhiên để tăng khả năng sinh sản có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng. Bởi trong quá trình hấp thụ, dinh dưỡng sẽ nhận được thông qua thực phẩm hoặc chất bổ sung. Đây là phương pháp tương đối đơn giản, không xâm lấn và đạt hiệu quả khá cao.

Trước khi bắt đầu đến cửa hàng để lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước. Dưới đây là gợi ý 12 loại vitamin và thực phẩm bổ sung này giúp tăng khả năng sinh sản.

1. Vai trò dinh dưỡng đối với khả năng sinh sản

Vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ. Cơ thể mỗi người cần cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin cần thiết để đảm bảo những chức năng cơ bản, bao gồm:

  • Kinh nguyệt và rụng trứng
  • Chức năng của tuyến giáp
  • Cung cấp năng lượng
  • Chức năng hệ miễn dịch
  • Đảm bảo chất lượng và quá trình trưởng thành của noãn bào (trứng).

Vì vậy, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất là rất quan trọng để tạo ra một môi trường thích hợp cho một thai kỳ khỏe mạnh. Một số chất dinh dưỡng thậm chí có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS). Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản phổ biến gây ra vô sinh.

Ở nam giới, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số chất có thể làm tăng số lượng, khả năng phát triển khỏe mạnh, vận động của tinh trùng, giúp những “vận động viên” nhỏ bé đạt được mục tiêu.

Kinh nguyệt ít có ảnh hưởng đến sinh sản?
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất đem lại lợi ích cho sức khỏe sinh sản

2. Acetyl L-carnitine

Đối tượng sử dụng Acetyl L-carnitine là cả nam và nữ. Lợi ích khả năng sinh sản được khẳng định: Acetyl L-carnitine giúp tăng khả năng di chuyển của tinh trùng, chứa chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy cơ quan sinh sản nữ giới khỏe mạnh.

Acetyl L-carnitine (ALC) là một dạng axit amin L-carnitine (LC), xuất hiện tự nhiên trong cơ thể và giúp chuyển biến chất béo thành năng lượng. Đôi khi ALC và LC được kết hợp lại với nhau để thúc đẩy khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Một đánh giá vào năm 2018 cho thấy, mặc dù L-carnitine có một số lợi ích đối với khả năng sinh sản của phụ nữ, nhưng Acetyl L-carnitine lại có nhiều chất chống oxy hóa mạnh hơn. Acetyl L-carnitine được cho là giúp làm chậm quá trình liên quan đến tuổi tác trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Đánh giá cũng chỉ ra, việc bổ sung cả LC và ALC giúp cải thiện các triệu chứng:

Một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng cả ALC và LC đều có thể tăng cường khả năng di chuyển của tinh trùng ở nam giới. Liều lượng khuyến cáo được sử dụng để thúc đẩy khả năng sinh sản của nam giới thường dao động từ 1 đến 3 gam mỗi ngày cho cả ALC và LC. Tuy nhiên, cần phải tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi bổ sung LC hoặc ALC để đảm bảo an toàn khi sử dụng và dùng đúng liều lượng.

3 . Vitamin B (ngoài axit folic)

Vitamin B9 giúp tăng cường sức khỏe của trứng và ngăn ngừa vô sinh do rụng trứng, có thể làm tăng chất lượng của tinh trùng. Axit folic (vitamin B9) rất quan trọng giai đoạn trước và trong khi mang thai. Tuy nhiên các vitamin B khác cũng đóng một vai trò trong khả năng sinh sản.

1 nghiên cứu đã chứng minh, khi cơ thể hấp thụ nhiều vitamin B-1, B-2, B-3, B-6 và B12 giúp giảm nguy cơ rụng trứng. Mà vô sinh do rụng trứng là tình trạng rối loạn rụng trứng, đây là nguyên nhân dẫn đến vô sinh. Thêm vào đó, mức B-12 và folate cao hơn có thể tăng khả năng sinh sản ở phụ nữ đang điều trị vô sinh. Ngoài ra vitamin B cũng có thể giúp tăng chất lượng tinh trùng.

Những loại vitamin B tốt cho sức khỏe
Vitamin nhóm B cũng đóng một vai trò trong khả năng sinh sản

4 . Vitamin C

Vitamin nên dùng cho nam giới có khả năng hỗ trợ tăng số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh có thể làm giảm tổn thương tế bào trên khắp cơ thể, cũng như tăng khả năng hấp thụ sắt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống vitamin C cùng với vitamin E giúp cải thiện số lượng, khả năng di chuyển và đôi khi là tính toàn vẹn của DNA (hay nói cách khác là chất lượng) của tinh trùng ở nam giới.

Lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày (RDA) là 90 mg đối với nam giới và 75 mg đối với phụ nữ.

5. Canxi

Cả nam và nữ đều nên uống canxi, đối với nam giới canxi giúp tạo ra tinh trùng. Một nghiên cứu năm 2019 chỉ ra, thiếu canxi có thể là nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới, vì canxi tham gia vào quá trình sản xuất tinh trùng.

Lượng canxi cần cho nam giới và phụ nữ trưởng thành là 1.000 mg mỗi ngày. Nếu thiếu chất này, có thể bổ sung canxi cho cơ thể từ các nguồn thực phẩm lành mạnh như sữa chua đầy đủ chất béo.

6 . Coenzyme Q10

Coenzyme Q10 cải thiện phản ứng của buồng trứng trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), giúp tăng cường khả năng vận động của tinh trùng.

Cơ thể con người tự sản xuất coenzyme Q10 (CoQ10), theo nghiên cứu, bổ sung CoQ10 sẽ giúp cải thiện phản ứng của buồng trứng ở phụ nữ trải qua IVF, cải thiện nồng độ và khả năng vận động của tinh trùng ở nam giới bị vô sinh.

7. Vitamin D

Vitamin D dùng cho cả nam và nữ giúp cải thiện kích thích buồng trứng và chất lượng tinh dịch. Một số nghiên cứu đã liên hệ sự thiếu hụt “vitamin ánh nắng”, vitamin D, với tình trạng vô sinh ở phụ nữ. Một phân tích năm 2019 chỉ ra ở những phụ nữ bị vô sinh do hội chứng buồng trứng đa nang đều có hàm lượng vitamin D thấp. Tuy nhiên, điều này không tìm thấy ở những phụ nữ bị vô sinh không rõ nguyên nhân.

Vitamin D đóng vai trò thiết yếu trong khả năng sinh sản của cả nữ giới và nam giới, vì vậy cần kiểm tra bệnh nhân có bị thiếu hụt vitamin D hay không. Nên tham khảo, sử dụng liều bổ sung thích hợp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Vitamin D
Vitamin D đóng vai trò thiết yếu trong khả năng sinh sản

8. Vitamin E

Vitamin E giúp tăng khả năng di chuyển của tinh trùng, tăng cường sức khỏe sinh sản cho nữ giới. Vitamin E có đặc tính chống oxy hóa giúp thúc đẩy chức năng của tinh trùng ở nam giới và hỗ trợ sức khỏe sinh sản nói chung. Lượng vitamin E cần thiết đối với người lớn là 15mg/ngày.

9. Axit folic

Axit folic giúp hỗ trợ mang thai, cải thiện kết quả của các phương pháp điều trị sinh sản. Bổ sung đủ axit folic (dạng tổng hợp của folate) không chỉ là một lựa chọn thông minh trong quá trình mang thai và cho những phụ nữ đang cố gắng thụ thai.

Đối với phụ nữ mang thai, Axit folic cần thiết cho cơ thể là 600 microgam (mcg). Ngoài ra, những phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên bổ sung Axit folic với liều lượng hàng ngày từ 400 đến 800 mcg axit folic. Nên bắt đầu sử dụng ít nhất 1 tháng trước khi mang thai.

10. Sắt

Vô sinh do rụng trứng có thể do thiếu sắt. Một nghiên cứu trước đây với 18.000 phụ nữ cho thấy rằng việc bổ sung sắt cho cơ thể có thể làm giảm nguy cơ vô sinh do rụng trứng, tăng khả năng sinh sản.

Với những phụ nữ bị rối loạn phóng noãn, cần nói chuyện với bác sĩ để bổ sung sắt vào chế độ ăn uống hoặc bổ sung thực phẩm chức năng.

11. Omega-3

Lợi ích khả năng sinh sản giúp tăng khả năng di chuyển của tinh trùng và mang thai đối với phụ nữ trên 35 tuổi.

12. Selenium

Cải thiện chất lượng tinh dịch, giảm nguy cơ bị sảy thai. Selenium là một khoáng chất quan trọng giúp tăng khả năng sinh sản. 1 nghiên cứu năm 2015 chỉ ra rằng, sự thiếu hụt selen có thể là một yếu tố dẫn đến sảy thai, chất lượng tinh dịch thấp và khả năng di chuyển của tinh trùng kém. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra Selen có thể giúp duy trì sức khỏe của dịch nang xung quanh trứng của phụ nữ.

Selenium cũng cần thiết cho cơ thể nam giới để sản xuất tinh trùng, từ một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp giữa selen và vitamin E có thể cải thiện chất lượng tinh dịch và khả năng di chuyển của tinh trùng. Lượng Selen tối thiểu là 55 mcg mỗi ngày đối với người lớn.

Selenium
Selenium là một khoáng chất quan trọng giúp tăng khả năng sinh sản

13. Kẽm

Giúp thụ tinh và phát triển trứng, cải thiện chất lượng tinh trùng. Kẽm cần thiết cho sự hình thành tinh trùng và một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến chất lượng tinh trùng thấp.

Đối với kẽm và khả năng sinh sản của phụ nữ, nghiên cứu đã chứng minh, mức độ của kẽm trong máu thấp có liên quan đến thời gian thụ thai lâu hơn. Cần bổ sung kẽm là 8 mg đối với phụ nữ và 11 mg đối với nam giới.

14. Có nên dùng vitamin tổng hợp để thay thế không?

Có nhiều vitamin có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, vì vậy nên uống một loại vitamin tổng hợp thay vì mua một lượng lớn các loại vitamin riêng lẻ.

Mặc dù hầu hết các loại vitamin đều được bán không cần kê đơn nhưng vẫn có thể có tác dụng ngoài ý muốn. Khi sử dụng nhiều vitamin bổ sung có thể phản ứng lại với thuốc đang dùng, gây ra các tác dụng phụ khó chịu, thậm chí gây trầm trọng thêm các tình trạng bệnh hiện có.

Mặc dù việc dùng quá liều vitamin nghe có vẻ khó xảy ra nhưng vẫn có thể xảy ra. Để tránh sử dụng quá liều so với mức độ cơ thể có thể dung nạp, nên làm theo hướng dẫn liều lượng có in trên bao bì thực phẩm bổ sung, tốt nhất nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng vitamin hoặc chất bổ sung mới.

Trên đây là những thực phẩm tăng khả năng mang thai. Còn nhiều nguyên nhân gây vô sinh khác mà không thể kiểm soát được như di truyền, tuổi tác, chu kỳ không thể đoán trước,... Tuy nhiên, cần cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng tốt nhất có thể, bao gồm vitamin và khoáng chất, vì đây là một trong những điều đơn giản nhất giúp khả năng sinh sản. Đồng thời nghe tư vấn, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để cân bằng được lượng vitamin phù hợp, từ đó tăng cơ hội mang thai khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

28.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan