U tuyến yên khi mang thai: Những điều cần biết

U tuyến yên là sự xuất hiện của một khối u nằm trong tuyến yên. Khối u này khiến tuyến yên tạo ra quá nhiều hoặc quá ít hormone gây ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể. Nhiều trường hợp mang thai khi bị u tuyến yên gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh và thai nhi.

1. Prolactin cao khi mang thai là bệnh gì?

Prolactin cao khi mang thai có nguyên nhân là do sự tăng trưởng bất thường của khối u trong tuyến yên. Prolactin cao khi mang thai gặp trong bệnh lý u tuyến yên. Một bộ phận của não có nhiệm vụ điều hòa sự cân bằng các nội tiết tố (hormone) của cơ thể. Nhưng chính sự xuất hiện của khối u tuyến yên có thể sẽ dẫn đến việc sản xuất ra quá nhiều hormone kiểm soát các hoạt động chức năng của cơ thể. Hoặc ngược lại, một số khối u tuyến yên xuất hiện khiến cho việc sản xuất hormone ít đi, dẫn đến cơ thể không đủ lượng hormone cần thiết.

Đa số các khối u tuyến yên đều là khối u lành tính (không ung thư, hay còn gọi là u tuyến). U tuyến yên vẫn sẽ tồn tại hoặc phát triển ở tuyến yên hay các mô xung quanh nhưng sẽ không lan sang các phần khác của cơ thể.

Khối u tuyến yên gây vô sinh do tiết hormone prolactin dẫn đến tình trạng giảm lượng hormone sinh dục (estrogen ở nữ và testosterone ở nam). Quá nhiều prolactin trong máu sẽ ảnh hưởng đến nam giới và nữ giới theo nhiều cách khác nhau.Với nữ giới, khối u tuyến yên tiết prolactin có thể phá vỡ cân bằng nội tiết trong cơ thể, ức chế sự rụng trứng gây vô sinh nữ.

Prolactin cao có thể ngăn rụng trứng ở phụ nữ. Khi điều này xảy ra, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ bị ngừng hẳn lại (tắt kinh) và họ sẽ mất khả năng có con. Ở mức độ nhẹ hơn, người có chỉ số prolactin cao vẫn có kinh nguyệt bình thường, vẫn rụng trứng nhưng không sản xuất đủ hormone progesterone sau khi rụng trứng, khiến trứng thụ tinh không thể làm tổ, dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới.

2. Khi nào bệnh nhân mắc u tuyến yên có thể mang thai an toàn?

Bạn vẫn có khả năng mang thai khi bị u tuyến yên an toàn. Tuy nhiên quá trình mang thai chỉ an toàn nếu:

  • U tuyến yên của bạn nhỏ hơn 10mm
  • U tuyến yên của bạn lớn hơn 10mm nhưng bạn đã được điều trị bằng thuốc và khối u đã nhỏ lại, hoặc khối u của bạn đã được phẫu thuật
U tuyến yên có mang thai được không?
Mắc bệnh u tuyến yên có mang thai được không?

Theo các nghiên cứu đã được chứng minh hầu hết các khối u nhỏ dưới 10mm không phát triển trong thời kỳ mang thai, hoặc phát triển không đáng kể. Vì vậy bạn vẫn mang thai khi bị u tuyến yên an toàn. Nếu khối u tuyến yên tăng tiết prolactin và khối u nhỏ hơn 10mm bạn sẽ rất ít khi phải điều trị bằng thuốc trong quá trình mang thai. Đối với u tuyến yên lớn hơn 10mm, 30% bệnh nhân có khối u to hơn, phát triển lớn hơn trong quá trình mang thai và đòi hỏi phải can thiệp. Điều này làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu và dị dạng thai nếu điều trị. Khi gặp những vấn đề như trên bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên khoa sản, nội tiết, thần kinh trước khi quyết định có thai.

Nếu bạn mang thai khi bị u tuyến yên sẽ được điều trị bằng thuốc (bromocriptin hoặc cabergoline hoặc quinagolide) và phát hiện bạn có thai, bạn phải ngừng ngay thuốc và tới gặp bác sĩ để được tư vấn.

3. Bạn phải theo dõi như thế nào nếu bạn mang thai khi bị u tuyến yên?

Đối với trường hợp mang thai khi bị u tuyến yên mà khối u nhỏ hơn 10mm, bạn hoàn toàn khỏe mạnh, bạn có thể về nhà và yên tâm theo dõi, không cần sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Hai biểu hiện quan trọng nhất phải theo dõi là thị lực và đau đầu. Những trường hợp u tuyến yên cần phải đến bác sĩ ngay như:

  • Nếu bạn nhìn mờ, nhìn đôi hoặc nhìn không bình thường, bạn phải tới gặp bác sĩ ngay, và thông báo với bác sĩ những biểu hiện của bạn, tiền sử bệnh u tuyến yên.
  • Nếu đau đầu mới xuất hiện, hoặc đau đầu tăng, đau đầu dữ dội, bạn phải tới gặp bác sĩ ngay, không được chậm trễ.
  • Nếu bạn có bất cứ biểu hiện gì bất thường, bạn nên tới bệnh viện để được khám và tư vấn.
  • Nếu bạn vẫn cảm thấy rất ổn, vẫn nên tới bác sĩ chuyên khoa mắt để đo thị lực, đo thị trường mỗi tháng một lần vì đôi khi không dễ biết rằng bạn bị giảm thị lực. Địa chỉ nơi bạn cần tới hoặc bác sĩ bạn cần tư vấn là bệnh viện với bác sĩ chuyên khoa nội tiết, chuyên khoa sản, chuyên khoa ngoại thần kinh.

4. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ đánh giá bệnh của bạn bằng cách nào?

Thông thường, bác sĩ sẽ đánh giá lại thị lực, thị trường của bạn. Bạn cũng sẽ được định lượng nội tiết tố tuyến yên trong máu để xác định lại nồng độ prolactin máu, xác định mức độ suy tuyến yên. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ cho bạn chụp cộng hưởng từ để xác định kích thước khối u.

5. Khi nào bạn cần phải điều trị?

Nếu bác sĩ khẳng định thị lực của bạn giảm dần, bạn bị suy tuyến yên, nồng độ prolactin tăng nhiều, kích thước khối u tuyến yên quá lớn bác sĩ sẽ tiến hành điều trị. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh u tuyến yên của bạn.

Cần lưu ý gì khi uống thuốc trong khi mang thai
Phương pháp điều trị nào an toàn nhất khi mang thai khi bị u tuyến yên?

Các phương pháp điều trị mang thai khi bị u tuyến yên

  • Dùng thuốc

Những người mang thai khi bị u tuyến yên có khối u rất nhỏ và không có triệu chứng thường không cần điều trị hoặc bác sĩ cho thuốc uống khi cần thiết. Hiện nay, thuốc duy nhất được sử dụng trong thời kỳ thai nghén là bromocriptine vì nó an toàn và không ảnh hưởng tới thai nhi. Phần lớn bệnh nhân sẽ ổn định, khối u nhỏ hơn, đau đầu giảm, thị lực cải thiện với phác đồ điều trị này. Một số rất ít trường hợp phải phẫu thuật khi thuốc không tác dụng (kháng thuốc) hoặc biến chứng nặng hơn.

  • Phẫu thuật

Trường hợp mang thai khi bị u tuyến yên với khối u quá lớn dẫn đến chèn ép lên dây thần kinh thị giác, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Trong hầu hết các trường hợp, khối u tuyến yên có thể được phẫu thuật và cắt bỏ thông qua mũi và xoang. Nếu khối u không thể được loại bỏ theo cách này, bác sĩ sẽ loại bỏ chúng qua hộp sọ.

  • Xạ trị

Xạ trị cũng có thể được sử dụng để thu nhỏ khối u đối với những người không thể phẫu thuật. Phương pháp này cũng được sử dụng trong các trường hợp các khối u tuyến yên tái phát sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, người bệnh cần phải tái khám thường xuyên để làm xét nghiệm máu và chụp cộng hưởng từ MRI để đảm bảo các khối u không phát triển to lên.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.

Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan