Cam thảo uống có tác dụng gì và các nguy cơ

Cam thảo là loại thảo dược quen thuộc đã được kết hợp sử dụng trong những bài thuốc Đông y từ xa xưa. Cam thảo không chỉ là loại thuốc mà còn được nhiều người sử dụng để làm thức uống hàng ngày. Vậy cam thảo uống có tác dụng gì và nguy cơ?

1. Tìm hiểu về cam thảo

Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong Ðông y và Tây. Trong cam thảo chứa axit glycyrrhizic.

Cam thảo thơm và ngọt, tính bình, vì vậy được nhiều người Việt sử dụng để uống hàng ngày để giải nhiệt.

2. Cam thảo uống có tác dụng gì?

Nghiên cứu đã chứng minh rằng cam thảo có chứa một số chất giúp làm giảm sưng, giảm ho và tăng lượng các chất trong cơ thể , nhanh chữa lành vết loét.

Cam thảo có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm cholesterol, giải độc, bảo vệ gan, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cây cam thảo
Cam thảo được sử dụng như một vị thuốc thông dụng trong Đông y và Tây y

Công dụng của cam thảo sẽ thay đổi tùy theo cách sao chế:

  • Nướng cam thảo: Có tính ấm, dùng để chữa Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đau bụng do tiêu chảy, ho do yếu phổi, sốt do mệt mỏi...
  • Dùng cam thảo sống: Cam thảo có tính mát, sử dụng giúp giải nhiệt, hạ hỏa cho cơ thể, chữa bệnh loét đường tiêu hóa, giải độc.

Đặc biệt, cam thảo dược liệu còn có khả năng hỗ trợ giải chất độc của độc tố uốn ván gây ra.

3. Tác dụng phụ khi sử dụng cam thảo dược liệu

Cam thảo gần như an toàn với người sử dụng tuy nhiên nếu sử dụng hàng ngày sẽ gây ra 1 số tác dụng phụ như:

  • Suy nhược, nồng độ kali thấp, tê liệt hoặc tổn thương não,... ở người khỏe mạnh.
  • Nhai cam thảo trực tiếp dễ mắc chứng cao huyết áp
  • Làm mất kinh nguyệt ở phụ nữ
  • Triệu chứng nhức đầu, giữ nước và natri
  • Làm giảm khả năng quan hệ tình dục và chức năng sinh lý ở nam giới.

4. Có nên sử dụng cam thảo thường xuyên?

Nhiều người Việt sử dụng cam thảo là loại nước giải nhiệt hàng ngày. Tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách hoặc thường xuyên cam thảo sẽ gây ra những nguy cơ có hại cho cơ thể thay vì là dược liệu tốt cho sức khỏe.

Vào mùa hè, nhiều người Việt kết hợp giữa nhân trần và cam thảo để thành nước uống. Theo Đông y, sự kết hợp này sẽ gây ra bệnh tăng huyết áp bởi: Cam thảo vị ngọt, có tính chất giữ nước, trong khi nhân trần có vị đắng, cay tính hàn, giúp đào thải. Vì vậy thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo gây tương tác thuốc, tiềm ẩn những nguy hại cho người dùng, nhất là bệnh tăng huyết áp.

cam thảo
Nên tìm hiểu và sử dụng cam thảo đúng cách để tránh gây hại tới sức khỏe

Không nên sử dụng cam thảo trong thời gian dài vì trong cam thảo có chứa từ 6-14%, có loại cam thảo còn chứa đến 23% glycyrizin. Glycyrizin là chất có vị ngọt gấp 50 lần so với đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. Vì vậy, nếu uống quá nhiều cam thảo đặc sẽ bị tăng huyết áp, giảm kali trong máu.

Cam thảo giúp lợi mật, nhuận gan. Khi cơ thể hoàn toàn bình thường mà uống cam thảo sẽ khiến gan và mật tự tiết ra dẫn tới hoạt động quá sức dễ gây tổn thương gan, mật, mất cân bằng, từ đó sinh bệnh.

5. Những ai không nên sử dụng cam thảo?

Phụ nữ đang mang thai

Như đã nói, sử dụng cam thảo uống sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, mẹ có nguy cơ cao bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.

Cam thảo lợi tiểu, nếu uống sẽ dẫn tới thải nhiều, dẫn tới nước và các chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài sẽ không còn dưỡng chất để nuôi thai nhi, dễ khiến thai nhi trong bụng bị thiếu chất, dễ có nguy cơ bị đẻ non, dị tật, ít cân, thậm chí chết lưu,...

Người bị cao huyết áp, huyết áp không ổn định

Người bị táo bón lâu ngày: Nếu dùng táo bón sẽ nặng hơn

Người cao tuổi

Người bị viêm phế quản, ho nhiều, khó thở

Nam giới: Ở nam giới nếu dùng cam thảo với liều lượng trên 8g/ngày trong thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng sinh lý, giảm miễn dịch, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

144.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Đông y chữa viêm phế quản
    Đông y chữa viêm phế quản

    Viêm phế quản có thể xảy ra bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Tình trạng khó thở, ho dai dẳng, tức ngực là triệu chứng điển hình nhất của viêm phế ...

    Đọc thêm
  • thạch quyết minh
    Công dụng của cây thạch quyết minh

    Thạch quyết minh là vị thuốc được bào chế từ vỏ của bào ngư. Thạch quyết minh có công dụng làm tan màng và sáng mắt. Hiện nay vị thuốc này được sử dụng trong toàn dân với nhiều tác ...

    Đọc thêm
  • cam thảo phiến
    Công dụng của Cam thảo phiến

    Cam thảo còn có tên gọi khác là Cam thảo bắc, Lộ thảo. Cam thảo là một vị thuốc được sử dụng trong cả Đông y và Tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong công nghệ sản xuất ...

    Đọc thêm
  • Cây cam thảo
    Tương tác giữa cam thảo và thuốc

    Cam thảo có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như giúp bồi bổ, giải độc, bảo vệ gan, tăng sức đề kháng,... Tuy nhiên, khi uống cam thảo cần hết sức thận trọng, người bệnh không nên dùng dài ...

    Đọc thêm
  • Rinoflam
    Công dụng thuốc Rinoflam

    Thuốc Rinoflam thuộc nhóm có nguồn gốc thảo được, động vật được bào chế ở dạng viên nang cứng. Thành phần của thuốc Rinoflam bao gồm ý dĩ, cam thảo... được chỉ định điều tê thấp chân tay co rút, ...

    Đọc thêm