Xông hơi bằng gừng giải cảm được không?

Trị cảm sốt bằng xông hơi là phương pháp dân gian được khá nhiều người áp dụng. Có nhiều nguyên liệu khác nhau được sử dụng để xông hơi, một trong số đó là gừng. Vây xông hơi bằng gừng có tác dụng gì và giải cảm được không?

1. Xông gừng có tác dụng gì?

Trong Đông y, gừng tươi là một thảo dược có vị cay, tính ấm, đi vào 3 đường kinh đó là phế, tỳ và vị. Gừng tươi có tác dụng giải biểu, tán hàn, ôn trung, hành thủy, tiêu đảm và giải độc.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy trong gừng tươi chứa tinh dầu, các loại vitamin như B1, B2, B6, C và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe.

Như vậy khi xông gừng sẽ có tác dụng giải biểu, tán hàn nhờ sức nóng của hơi nước kèm theo tinh dầu bay lên.

2. Xông hơi bằng gừng giải cảm được không?

Gừng là vị thuốc có tính ấm, nhưng trong trường hợp cảm do phong hàn hay phong nhiệt gây ra thì không được dùng phương pháp này.

Ngoài cách sử dụng gừng để xông hơi, bạn có thể sử dụng theo các cách sau đây để giải cảm:

  • Cảm lạnh rét run: Sử dụng khoảng 10 gam gừng tươi giã nát rồi hòa với nước đun sôi. Sau đó lọc bỏ bã gừng, lấy nước và cho thêm 10 gam đường trắng vào khuấy đều, uống ngay khi nóng và đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
  • Cảm sốt do thời tiết lạnh: Lấy một củ gừng tươi đem giã nhỏ rồi tẩm với rượu, sao cho nóng lên. Sau đó cho gừng đã sao vào một tấm vải cột chặt lại dùng để xoa lên người đánh gió toàn thân.
  • Cảm cúm, sốt, nhức đầu, ho, nghẹt mũi: Sử dụng 15gam gừng tươi, 10gam hành trắng. Đem sắc lấy nước uống, còn phần bã cho thêm nước vào đun sôi lên để xông cho ra mồ hôi.
Xông hơi bằng gừng giải cảm
Xông hơi bằng gừng giải cảm là phương pháp dân gian được khá nhiều người áp dụng

3. Cách xông hơi bằng gừng giải cảm

Trong dân gian, khi đun nước xông người ta thường sử dụng gừng kết hợp với sả, lá bưởi, lá chanh, hương nhu, bạc hà,... để tăng thêm tác dụng. Cho các nguyên liệu vào nồi, đổ nước khoảng 2/3 nồi rồi đun sôi trong khoảng 3-5 phút rồi tiến hành xông.

Cách xông hơi gừng sả giải cảm:

  • Phòng xông cần đủ kín;
  • Khi nồi nước xông chuẩn bị sôi thì bệnh nhân cởi bỏ quần áo ngoài. Người xông nên ngồi trên một mặt phẳng, ngẩng cao và đầu nghiêng sang một bên để tránh hơi nước nóng phả mạnh vào mặt;
  • Đặt nồi nước xông trước mặt người bệnh, sau đó trùm chăn kín, rồi người xông mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra một cách từ từ, sao cho độ nóng ở mức chịu đựng được;
  • Trong quá trình xông, người bệnh nên hít sâu và thở mạnh để tinh dầu gừng, sả và các dược liệu khác có thể đi vào sâu trong phế nang;
  • Thời gian xông hơi khoảng 10 - 15 phút mỗi lần;
  • Sau khi xông xong, mở chăn ra, lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch, mặc quần áo sạch;
  • Đối với người già yếu, có bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể... cần phải có thêm một người ngồi phía sau giữ vai tránh cho người bệnh ngã.

Sau khi xông xông, người bệnh nên ăn một chén cháo giải cảm; bằng cách nấu cháo trắng sau đó cho thêm lá tía tô, hành, tỏi xắt lát mỏng nhỏ, tiêu, gia vị vừa ăn, có thể cho thêm lòng đỏ trứng gà đánh đều, ăn nóng sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe.

4. Một số lưu ý khi xông hơi bằng gừng giải cảm

Chỉ nên xông hơi trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh. Nếu đã bị cảm nhiễm sâu vào bên trong, lúc đó không nên xông hơi mà phải dùng các phương pháp điều trị thích hợp khác.

Không được áp dụng xông sả gừng trị cảm trong các trường hợp sau:

  • Người ra nhiều mồ hôi, mất nước;
  • Người bị mất máu nhiều;
  • Người bị chóng mặt;
  • Người già yếu lú lẫn;
  • Người mắc bệnh ngoài da;
  • Người bệnh nặng mới ốm dậy;
  • Người bị bệnh huyết áp cao, tim mạch;
  • Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi cũng không được xông.

Trong quá trình xông hơi nếu bạn cảm thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn... thì cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa người bệnh tới bệnh viện để cấp cứu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

22K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • dầu thông
    Dầu thông có tác dụng gì?

    Trong y học dân gian và hiện đại ngày nay, dầu thông là một dược liệu tốt cho sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu xem dầu thông có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng loại dầu ...

    Đọc thêm
  • Xông mũi có tác dụng gì?
    Xông mũi có tác dụng gì?

    Xông mũi là một trong những phương pháp y học cổ truyền đơn giản, tiện lợi để phòng ngừa và điều trị COVID-19 hay những bệnh lý về đường hô hấp khác. Xông hơi mũi họng được sử dụng rộng ...

    Đọc thêm
  • trẻ ngạt thở
    Giảm tắc nghẽn do ngạt thở ở trẻ nhỏ

    Ngạt mũi, khó thở ở trẻ em là một vấn đề phổ biến làm cho các bà mẹ lo lắng, nhất là mỗi khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa. Các phụ huynh hãy cùng tìm hiểu để biết và ...

    Đọc thêm
  • xông hơi giảm đau nhức xương khớp
    Có nên xông hơi giảm đau nhức xương khớp?

    Đau nhức xương khớp phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều người. Tình trạng này rất phổ biến và có thể điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp xông hơi. Vậy xông ...

    Đọc thêm
  • thuốc xông mũi họng
    Xông mũi họng có thể giảm triệu chứng COVID?

    Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhiều người dân đã tự mách nhau sử dụng phương pháp y học cổ truyền xông hơi bằng các loại thảo dược để phòng chống COVID-19. Vậy biện pháp xông mũi họng có thể ...

    Đọc thêm