Các nguyên nhân gây nhức đầu

Bài viết của Bác sĩ chuyên khoa II Khúc Thị Nhẹn - Bác sĩ Nội thần kinh - Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Nhức đầu là triệu chứng rất hay gặp, hầu như ai cũng có ít nhất một lần nhức đầu trong cuộc đời. Nhức đầu do nhiều nguyên nhân gây ra và được chia làm hai loại c

1. Nguyên nhân gây nhức đầu cấp tính

Nhức đầu cấp tính hầu hết là do tổn thương thần kinh, trừ Glaucom góc đóng (thiên đầu thống) và cơn tăng huyết áp kịch phát. Các nguyên nhân gây nhức đầu cấp tính bao gồm:

  • Chảy máu não và chảy máu màng não

Nguyên nhân gây chảy máu não hoặc màng não bao gồm tăng huyết áp động mạch, bệnh mạch dạng bột, vỡ dị dạng mạch não, u não, rối loạn đông máu, dùng thuốc chống đông...

Bệnh thường khởi phát đột ngột với triệu chứng nhức đầu dữ dội, nôn, rối loạn ý thức, tiểu dầm có dấu hiệu màng não... được chẩn đoán thông qua chụp cắt lớp vi tính.

  • Áp xe não

Người bệnh áp xe não có biểu hiện nhức đầu, buồn nôn, nôn, có thể có rối loạn ý thức hoặc cơn co giật, kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng

Chẩn đoán áp xe não dựa vào chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não thấy hình ảnh ổ giảm tỷ trọng ranh giới rõ ràng, hình nhẫn, phù não xung quanh, hiệu ứng khối, ngấm thuốc cản quang vùng vỏ ổ áp xe.

  • Viêm màng não cấp

Bệnh nhân viêm màng não cấp bị nhức đầu dữ dội kèm theo sốt, gáy cứng. Chẩn đoán dựa vào chọc dò dịch não tủy.

  • Bệnh Horton (Viêm động mạch thái dương nông)

Bệnh Horton gặp nhiều ở các nước châu Âu, trên 50 tuổi, có biểu hiện nhức đầu cấp tính và tiến triển tăng dần, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng mù mắt do huyết khối động mạch trung tâm võng mạc và các nhánh của nó.

  • Glocom góc đóng

Glocom góc đóng có biểu hiện nhức đầu dữ dội vùng trước trán và hố mắt một hoặc hai bên, cảm giác mắt như bị đẩy lồi kèm theo giảm thị lực, mắt đỏ mi nề, sợ ánh sáng, đôi khi có liệt vận nhãn, biến dạng đồng tử, đo nhãn áp thấy tăng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù mắt.

  • Cơn tăng huyết áp kịch phát (ác tính)

Cơn tăng huyết áp ác tính thường xảy ra ở người huyết áp cao nhưng không được chẩn đoán và điều trị hoặc bỏ thuốc hay uống thuốc không thường xuyên. Triệu chứng lâm sàng bao gồm: Nhức đầu dữ dội, mờ mắt, tê hoặc liệt nửa người, cơn co giật... Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh có thể khỏi hoàn toàn, ngược lại nếu không chẩn đoán và điều trị đúng có thể dẫn tới tử vong

Cách khắc phục triệu chứng đau đầu chóng mặt?
Các nguyên nhân gây nhức đầu cấp tính hầu hết là do tổn thương thần kinh

2. Nguyên nhân gây nhức đầu mạn tính

Có rất nhiều nguyên nhân gây nhức đầu mạn tính, không chỉ gặp trong các bệnh có tổn thương thần kinh mà còn gặp trong các tổn thương vùng hàm mặt, bệnh nội khoa và bệnh toàn thân.

  • U não

Nhức đầu thường dai dẳng, kéo dài, đau tăng dần theo thời gian và tăng lên khi gắng sức hay thay đổi tư thế, có thể kết hợp với các dấu hiệu thần kinh khu trú tuỳ thuộc vào vị trí khối u (tê hoặc liệt nửa người, liệt dây thần kinh sọ não...). Một số trường hợp có thể có nhức đầu kịch phát, trầm trọng khi có chảy máu trong khối u hoặc tắc nghẽn lưu thông dịch não tuỷ. Chẩn đoán u não dựa và kết quả chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não.

  • Nhức đầu sau chấn thương

Nhức đầu xuất hiện vài tuần hoặc vài tháng sau chấn thương kèm theo triệu chứng quên, lú lẫn, buồn nôn, nôn hay liệt nhẹ nửa người. Nguyên nhân gây nhức đầu sau chấn thương có thể gặp những trường hợp sau:

Máu tụ mãn tính dưới màng cứng: Thường xảy ra trong vòng 3 tháng sau chấn thương. Cần chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não để loại trừ khối máu tụ.

Một số trường hợp không có khối máu tụ nhưng vẫn có triệu chứng nhức đầu kèm theo mệt mỏi, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mất khả năng tập trung và rối loạn giấc ngủ, đôi khi có thể gặp thay đổi tính cách và khí sắc. Ngoài ra một số trường hợp có thể gặp nhức đầu Migraine sau chấn thương, đau dây thần kinh sọ não sau chấn thương (đau dây V).

  • Đau các mạch máu ở mặt

Đau các mạch máu ở mặt hay gặp ở người lớn và trẻ tuổi (20 – 40 tuổi), nam gặp nhiều hơn nữ (6/1), bệnh không có tính chất gia đình. Cơn đau cố định ở một bên, thường khởi đầu ở vùng mắt lan lên trán và thái dương, má và răng hàm trên. Đau tăng lên nhanh sau vài phút, đau dữ dội như cào xé, rát bỏng, có thể kèm theo triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật cùng bên như chảy nước mắt, mắt đỏ, chảy nước mũi, mạch chậm vã mồ hôi, buồn nôn và nôn. Mỗi cơn có thể kéo dài từ 15 phút đến 180 phút nếu không được điều trị, cơn có thể lặp lại nhiều lần trong ngày và xảy ra trong nhiều tuần (2-12 tuần) giữa các cơn có khoảng thời gian bình thường trong nhiều tháng, tuy nhiên có một số trường hợp cơn đau xảy ra hàng ngày trong nhiều tháng.

  • Nhức đầu do căng thẳng

Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp. Những cơn đau diễn ra hàng ngày, kéo dài liên tục hàng tháng, thậm chí hàng năm. Đau tăng lên khi căng thẳng tâm lý, giảm khi được nghỉ ngơi. Đau cả hai bên, thường ở vùng cổ, vùng chẩm. Đau ở mức độ khác nhau, tăng về chiều tối, tuy nhiên không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

  • Nhức đầu Migraine

Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam (2/1), thường gặp ở người trẻ < 45 tuổi, có tính chất gia đình. Bệnh nhân nhức nửa đầu dữ dội, mệt mỏi, cơn thường kéo dài từ vài giờ đến không quá 72 giờ, xảy ra bất kỳ thời điểm nào nên bệnh nhân thường lo lắng, sợ sệt làm giảm chất lượng cuộc sống. Nhức đầu Migraine được chia làm hai thể chính: Migraine không có Aura (Migraine chung) và Migraine có Aura.

  • Viêm màng não bán cấp, mạn tính

Viêm màng não do lao, viêm màng não bán cấp do giang mai. Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm dịch não tuỷ, phản ứng huyết thanh giang mai Dương tính hoặc PCR lao Dương tính.

  • Nhức đầu do lạm dụng thuốc giảm đau

Thường gặp ở người có tiền sử đau đầu (Migraine, nhức đầu do căng thẳng tâm lý...), nữ gặp nhiều hơn nam, ở lứa tuổi > 40, do lạm dụng thuốc giảm đau (Paracetamol đơn thuần hoặc phối hợp với Codein, Cafein, Gardenal... hoặc Ergotamin)

thuốc giảm đau răng
Lam dụng thuốc giảm đau cũng là một trong những nguyên nhân gây nhức đầu

  • Đau dây thần kinh số V

Dây thần kinh số V là dây chi phối cảm giác ở mặt, được chia làm 3 nhánh (V1; V2; V3). Đau dây V được đặc trưng bởi những cơn đau dữ dội nửa mặt “kiểu điện giật” có thể kèm theo chảy nước mắt, mặt đỏ, đau dọc theo nhánh thần kinh chi phối và thường có điểm kích thích gây đau (cơn đau xuất hiện khi đánh răng, nói, khi nhai...). Đau dây V được chia làm hai loại:Đau dây V vô căn: Giữa các cơn đau là những khoảng không đau. Khám lâm sàng bình thường.Đau dây V triệu chứng: Đau âm ỉ liên tục, có từng cơn đau tăng lên. Khám lâm sàng có thể phát hiện mụn nước dọc theo nhánh thần kinh chi phối (Zona dây V) hoặc phát hiện những tổn thương đi kèm (liệt dây VII ngoại biên hoặc dây VIII...)

  • Nhức đầu do bệnh lý vùng cổ

Nhức đầu có thể gặp trong các trường hợp bất thường vùng cột sống cổ như hội chứng Arnord – Chiari và Klippel – Feil (bẩm sinh); viêm đa khớp và trượt ở những đốt cổ trên; thoái hoá – loãng xương cột sống cổ; ngoài ra còn có thể gặp trong trường hợp phình tách động mạch cảnh và sống nền.

  • Nhức đầu do nguyên nhân nội khoa

Nhức đầu do nguyên nhân nội khoa bao gồm tăng huyết áp; suy hô hấp (do tăng CO2); suy thận; thiếu máu đa hồng cầu; viêm loét hành tá tràng; ngộ độc rượu hoặc heroin, khí CO; dùng thuốc tránh thai; sốt.

  • Nhức đầu do các chuyên khoa kế cận:
    • Mắt: Tật khúc xạ như cận thị, loạn thị.
    • Răng hàm mặt: Sâu răng, áp xe răng.
    • Tai mũi họng: Viêm xoang, ung thư vòm họng, biên chứng của viêm tai giữa.
  • Nhức đầu do nguyên nhân khác

Thường do lạnh, do gắng sức, ho, ho liên quan đến hoạt động tình dục, đau sau chọc dò dịch não tuỷ...

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

Tài liệu tham khảo: Headache Classification Committee of the International Headache Society (2013). The International Classification of the Headache Disorders, 3 rd edition; Cephalalgie 33 (9) 629-808.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Relating articles
  • co giật ở trẻ
    Preventing convulsions in children

    Co giật ở trẻ thường gặp nhất là do nguyên nhân sốt cao nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác gây ra và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu không được xử lý kịp thời. Co ...

    Readmore
  • MRI tưới mãu não
    Magnetic Resonance Perfusion (MRI) - P2

    MRI tưới máu não là kỹ thuật được sử dụng để đánh giá sự phân bố máu đến nhu mô não. Sử dụng kỹ thuật này giúp chẩn đoán phân biệt một số bệnh lý thần kinh và đánh giá ...

    Readmore
  • zentotacxim cpc1
    Uses of Zentotacxim CPC1

    Zentotacxim CPC1 is a broad-spectrum antibiotic, indicated for the treatment of brain abscesses, bacteremia, endocarditis, gonorrhea and for the prevention of infection after prostate surgery.

    Readmore
  • Arisvanco
    Uses of Arisvanco

    Arisvanco có thành phần chính là Vancomycin, dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc được chỉ định trong nhiễm vi khuẩn gram dương nặng, đe doạ tính mạng mà kháng sinh nhóm Beta lactam hay Cephalosporin không nhạy cảm.

    Readmore
  • Askyxon
    Uses of Askyxon

    Thuốc Askyxon được sản xuất và đăng ký bởi Công ty cổ phần dược phẩm TV.Pharm, thuộc danh mục thuốc kê đơn. Thuốc Askyxon có tác dụng gì và được sử dụng trong trường hợp nào? Mời bạn đọc tham ...

    Readmore