Những vấn đề thường gặp trong tim mạch

Bệnh tim mạch là bệnh lý thường gặp, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng thậm chí ảnh hưởng tính mạng của người bệnh. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch ở Việt Nam ngày một tăng. Nghiên cứu cho thấy, trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam thì có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Hồng Nhật - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có hơn 10 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh lý tim mạch can thiệp.

1. Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch là nhóm các tình trạng bệnh lý liên quan đến cấu trúc và hoạt động của tim cũng như các mạch máu, dẫn đến tình trạng suy yếu khả năng hoạt động của tim. Các loại bệnh lý tim mạch bao gồm: Bệnh lý mạch máu, Bệnh lý van tim, Rối loạn nhịp tim, Bệnh cơ tim, Bệnh lý tim bẩm sinh, Bệnh lý tim nhiễm khuẩn.

Bệnh tim mạch có thể dẫn đến hẹp, vết cứng và tắc nghẽn các mạch máu, gây gián đoạn hoặc không cung cấp đủ oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể, gây suy kiệt hoạt động của các cơ quan và tiến triển đến tử vong.

Không phân biệt độ tuổi, giới tính hay nghề nghiệp, bệnh tim mạch có thể ảnh hưởng đến mọi người. Bệnh này không thể được chữa khỏi hoàn toàn và yêu cầu điều trị và theo dõi sát sao, thậm chí có thể kéo dài suốt đời và tạo ra nhiều chi phí đáng kể.

2. Nguyên nhân thường gặp khi mắc bệnh tim mạch

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch nhưng phổ biến nhất là do các thói quen hằng ngày tạo nên, cụ thể như:

● Hút thuốc lá: Các chất Nicotine và Carbon monoxide trong thuốc lá được xem là nguyên nhân gây co thắt các mạch máu và tạo xơ vữa động mạch.

● Chế độ ăn uống không lành mạnh: nhiều muối, dư chất béo và cholesterol

● Thiếu vận động, thiếu hoạt động thể dục thể thao.

● Dư cân và béo phì

● Stress trong thời gian dài làm hư các động mạch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim

● Cholesterol trong máu tăng, dẫn đến xơ vữa động mạch

● Huyết áp cao dẫn đến động mạch bị xơ cứng và dày lên, làm mạch máu bị thu hẹp lại

● Bệnh đái tháo đường là một nguy cơ nguy hiểm cho bệnh tim

● Tuổi thọ ngày càng cao, nguy cơ hẹp động mạch và suy yếu hoặc phù đại động mạch càng cao

● Yếu tố di truyền (gia đình có người mắc bệnh tim)

Hút thuốc ảnh hưởng như thế nào là thắc mắc của nhiều người hiện nay
Hút thuốc là một trong các yếu tố gây ra bệnh tim mạch

3. Triệu chứng của bệnh tim mạch

● Triệu chứng đau ngực thường gặp trong bệnh tim mạch được miêu tả như cảm giác tức, đè ép ở phần giữa ngực. Đau thường xuất hiện khi gắng sức và đôi khi đi kèm với các triệu chứng như đau lan ra cánh tay trái, cổ, hoặc hàm.

● Triệu chứng phổ biến của bệnh tim mạch là khó thở. Những người mắc bệnh tim thường cảm thấy khó thở khi gắng sức. Trong trường hợp nặng, khó thở có thể xảy ra ngay cả khi nằm nghỉ, và đôi khi bệnh nhân có thể trải qua tình trạng "khó thở kịch phát về đêm" khi tỉnh giấc.

● Triệu chứng đánh trống ngực là cảm giác nhịp tim đập nhanh hoặc không đều. Đây là dấu hiệu của các rối loạn nhịp tim. Có một số loại rối loạn nhịp tim có nguy cơ nghiêm trọng, vì vậy việc kiểm tra và điều trị là cần thiết.

● Cảm giác hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất có thể xuất phát từ não không nhận đủ lượng máu cần thiết. Đây là dấu hiệu thường gặp trong các bệnh lý như hẹp động mạch cảnh, hạ huyết áp tư thế, rối loạn nhịp tim nhanh hoặc chậm. Trong trường hợp thiếu máu kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng ngất.

Hạt óc chó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Bất kỳ bộ phận nào của tim cũng có thể gặp vấn đề

4. Các bệnh lý tim mạch thường gặp

4.1. Bệnh lý mạch vành

Bệnh lý mạch vành thường xảy ra rất phổ biến trong các trường hợp bệnh tim mạch. Bệnh lý mạch vành tạo nên bởi mạch vành bị hẹp do các mảng xơ vữa, khiến lượng máu nuôi cơ tim không được đáp ứng đủ. Theo thời gian, mảng xơ vữa phát triển lớn hơn và làm cho tim suy yếu dần.Bệnh lý mạch vành bao gồm cơn đau thắt ngực, co thắt động mạch vành, hội chứng vành cấp tính.

Triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, người bệnh chỉ có cảm giác nặng ngực và đau thắt ở vùng ngực bên trái trong những tình huống căng thẳng hoặc khi làm việc quá mức. Một số trường hợp có thể xuất hiện các triệu chứng bổ sung như cao huyết áp, đau đầu, chói mắt, và khó thở.

Bệnh này là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong cao nhất ở người cao tuổi do có thể gây nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, việc phòng ngừa có thể được thực hiện thông qua việc áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, rèn luyện thể thao đều đặn mỗi ngày, và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

4.2. Bệnh lý van tim

Van tim là cấu trúc ngăn cách các buồng tim, có tác dụng đóng mở một chiều để hướng dòng máu theo hướng nhất định. Bệnh van tim có đa dạng nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất là do thoái hóa hoặc co bóp van tim. Bệnh thường biểu hiện dưới hai dạng tổn thương chính, bao gồm hẹp van timhở van tim.

4.3. Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là cụm từ mô tả tình trạng không bình thường liên quan đến nhịp tim hoặc dẫn truyền điện trong tim. Có một số loại rối loạn nhịp lành tính, có thể cùng tồn tại lâu dài nhưng cũng có những rối loạn nhịp ác tính, gây tử vong nếu không điều chỉnh kịp thời.

Có các dạng rối loạn nhịp: nhịp nhanh, nhịp chậm, rối loạn dẫn truyền (block dẫn truyền) hay các dạng nhịp bất thường (ngoại tâm thu)

4.4. Bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim là những bệnh lý liên quan đến khối cơ tim. Khi bị suy yếu, tim không thể bơm đủ máu để cung cấp cho cơ thể. Bệnh này không thể chủ quan vì nó có thể xảy ra ở những người khỏe mạnh, chưa từng bị bệnh tim. Bệnh tim có thể gây tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh cơ tim có thể là do sự xâm nhập của các loại siêu vi trùng, đặc biệt là siêu vi trùng Coxacki, hoặc do sử dụng một số loại thuốc cũng như tác động của hóa chất và sự tăng hormone tuyến giáp.

Bệnh cơ tim gồm một số loại như:

Bệnh cơ tim phì đại.

● Bệnh cơ tim thể giãn.

● Bệnh cơ tim hạn chế

● Rối loạn nhịp tim thất phải xuất phát từ bệnh cơ tim.

Người mắc bệnh cơ tim ở giai đoạn đầu thường không thể nhận biết triệu chứng. Khi tình trạng tiến triển, dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: khó thở, ho, mệt mỏi, đau ngực, sưng chân, huyết áp cao, chóng mặt...

Để phòng ngừa bệnh, quan trọng để thay đổi thói quen sinh hoạt hướng tới một lối sống lành mạnh và tăng cường hệ miễn dịch. Khi cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở, hãy kiểm tra tim mạch ngay lập tức và hạn chế làm việc quá sức.

4.5. Suy tim

Suy tim là kết quả của các tổn thương về cơ hoặc rối loạn chức năng của quả tim, dẫn đến sự yếu đuối trong việc cung cấp hoặc bơm máu theo nhu cầu của cơ thể.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy tim như:

● Nhồi máu cơ tim

● Bệnh van tim gây hở hoặc hẹp van tim

● Bệnh tim bẩm sinh.

Viêm cơ tim.

● Suy tim do loạn nhịp tim nhanh kéo dài

● Suy tim ở bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, cường giáp

● Suy tim còn gặp ở bệnh nhân đang hóa trị điều trị ung thư hoặc một số loại thuốc đặc biệt khác.

4.6. Bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh là các vấn đề về cấu trúc hoặc chức năng của tim và mạch máu xuất phát từ giai đoạn phôi thai, ảnh hưởng đến tim của trẻ.

Các triệu chứng thường xuất hiện ở trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh bao gồm khó thở, da tím tái, suy dinh dưỡng nghiêm trọng và có thể dẫn đến viêm phổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể không gây ra triệu chứng rõ ràng, chỉ được phát hiện tình cờ qua kiểm tra sức khỏe định kỳ do bệnh không quá nặng.

Có nhiều dạng bệnh lý tim bẩm sinh, tuy nhiên thường được phân loại thành 2 nhóm chính:

● Bệnh tim bẩm sinh không tim: thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, hẹp van động mạch phổi, ...

● Bệnh tim bẩm sinh có tím: kênh nhĩ thất, thân chung động mạch, tứ chứng Fallot, Ebsten,...

Để phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi, quan trọng nhất là trước khi mang thai, cả bố và mẹ nên duy trì một lối sống lành mạnh và có sức khỏe tốt. Trong thời gian mang thai, người mẹ nên tránh tiếp xúc với các chất độc hại, tia X, nhiễm khuẩn siêu vi, đồng thời khi sử dụng thuốc, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

4.7. Bệnh tim do nhiễm khuẩn

Có nhiều loại nhiễm khuẩn là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch, bao gồm:

● Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

● Viêm cơ tim

● Thấp khớp cấp

Bệnh lý mạch vành là bệnh lý rất phổ biến trong các bệnh lý tim mạch
Bệnh lý mạch vành là bệnh lý rất phổ biến trong các bệnh lý tim mạch

Khi nghi ngờ bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định một số xét nghiệm giúp đánh giá và chẩn đoán:

● Khám lâm sàng: Tiền sử bệnh lý của gia đình bệnh nhân sẽ là yếu tố đầu tiên để đánh giá nguy cơ. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng bệnh lý như kiểm tra huyết áp, nghe nhịp tim,... để tìm ra nguyên nhân.

● Xét nghiệm máu: Hình thức này để đánh giá bệnh nhân có đang trong tình trạng thiếu máu không, đồng thời kiểm tra nồng độ cholesterol, đái tháo đường hay có đang bị suy tim,...

● Điện tâm đồ, siêu âm tim: Phương pháp này khá phổ biến vì tính đơn giản, an toàn và không xâm lấn. Kết quả giúp bác sĩ phát hiện các bất thường và nguyên nhân dẫn đến các bất thường đó.

● Thực hiện các xét nghiệm đánh giá chuyên sâu khi cần: gắng sức, holer huyết áp, điện tim, cắt lớp vi tính động mạch vành, xạ hình cơ tim ...

6. Bệnh tim mạch được điều trị thế nào?

Tùy theo tình hình bệnh, các bệnh tim mạch được điều trị theo nhiều biện pháp điều trị khác nhau theo sự đề xuất của bác sĩ. Một số phương pháp có thể kể đến như:

● Dùng kháng sinh khi bị nhiễm trùng tim. Loại thuốc kiểm soát bệnh tim sẽ được điều chỉnh tùy theo loại bệnh mà bệnh nhân đang mắc.

● Đổi mới lối sống và chế độ sinh hoạt: Bệnh nhân cần kết hợp lối sống khoa học, chế độ ăn uống giảm chất béo và natri, tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, đồng thời tránh xa thuốc lá và rượu bia.

● Áp dụng các kỹ thuật y tế và phẫu thuật tim: Khi việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, Bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân tiến hành các kỹ thuật chuyên môn hoặc phẫu thuật tim. Tuỳ vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân sẽ có loại phẫu thuật phù hợp.

7. Những điều cần lưu ý để phòng ngừa các bệnh tim mạch

Bệnh tim dị tật không thể ngăn ngừa. Tuy nhiên, đối với các bệnh tim mạch khác, có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa như sau:

● Theo dõi và kiểm soát cân đối hàm lượng Cholesterol trong máu.

● Kiểm soát tốt huyết áp và bệnh tiểu đường.

● Tránh sử dụng thuốc lá, rượu bia, và các chất kích thích có hại.

● Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, có lợi cho sức khỏe.

● Giữ cân nặng ở mức vừa phải

● Tập luyện thể dục thể thao một cách điều độ.

● Hạn chế căng thẳng kéo dài, ngủ đủ giấc.

● Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và tầm soát bệnh sớm nhất.

8. Người bệnh nên lưu ý những gì?

8.1 Bệnh tim mạch nên ăn gì?

Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch cần tuân thủ chế độ ăn phù hợp, đồng thời bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe tim mạch như:

● Ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất xơ.

● Rau củ đa dạng, cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và khoáng vi lượng.

● Đảm bảo uống đủ nước.

● Đậu nành.

● Trái cây như chuối, cam, quýt, dưa đỏ.

● Cá.

● Nấm.

● Trà xanh.

Ngoài ra, cũng cần hạn chế tiêu thụ chất béo, calo và cholesterol trong khẩu phần ăn hàng ngày.

8.2 Bệnh tim mạch nên kiêng ăn gì?

Ngoài các thực phẩm mà bệnh tim mạch nên ăn, bệnh nhân cũng cần tránh một số loại thực phẩm bệnh tim mạch kiêng ăn vì nó có thể làm gia tăng tình trạng bệnh, bao gồm:

● Thực phẩm giàu natri.

● Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và dầu mỡ.

● Thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, và đồ ăn nhanh.

● Thức uống có ga hoặc chứa chất kích thích.

8.3 Hoạt động thể chất thế nào?

Rèn luyện thể lực không chỉ có lợi cho cơ bắp và xương khớp, mà còn có tác động tích cực lên toàn bộ cơ thể, bao gồm cả trái tim. Đối với những người mắc bệnh tim mạch, việc tham gia hoạt động thể dục trở nên ngày càng cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý các điều sau đây:

● Luôn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ để được hướng dẫn về chế độ tập luyện phù hợp với cường độ và tình trạng sức khỏe của mình.

● Trước khi bắt đầu tập luyện, hãy tiến hành bài khởi động ít nhất 15 phút để giúp cơ bắp, xương khớp, hệ tuần hoàn và hô hấp thích nghi với nhịp độ vận động

● Chọn các môn thể thao nhẹ nhàng và không quá căng thẳng.

● Tránh tập luyện quá sức, luôn lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi khi cần thiết.

● Đối với những người có thể sức khỏe yếu, có thể tập luyện trong vài phút, sau đó nghỉ ngơi và lặp lại quy trình này trong tổng thời gian 30 - 40 phút cho mỗi buổi tập.

● Duy trì sự đều đặn trong việc tập luyện.

Một số môn thể thao được gợi ý phù hợp với người bệnh tim mạch như: đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, bơi lội, chơi bóng bàn hoặc cầu lông hay tham gia các lớp học khí công hoặc yoga.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang triển khai các gói dịch vụ Sàng lọc tim mạch. Gói khám được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh về tim mạch, luôn tận tụy và hết lòng với bệnh nhân, cùng sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại sẽ giúp phát hiện rối loạn nhịp tim sớm và chính xác nhất, để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

11.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan