Chung sống với bệnh gout mãn tính

Gout hay thống phong là bệnh lý xảy ra do rối loạn acid uric, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến bệnh lý mãn tính. Vậy Gout mãn tính là gì, nguyên nhân và cách điều trị bệnh Gout mãn tính như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh học Gout mạn tính

Gout mãn tính là hậu quả của tình trạng mất cân bằng giữa sản xuất và đào thải acid uric kéo dài, dẫn đến dư thừa quá mức và lắng đọng tinh thể urat tại nhiều cơ quan trong cơ thể mà điển hình là tại các khớp.

Tình trạng tăng acid uric nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành Gout mãn tính. Cơn Gout cấp khởi phát đầu tiên, tiếp đó các cơn đau cấp tính khởi phát với tần suất dày hơn, cường độ đau mạnh hơn và dữ dội hơn, cuối cùng dẫn đến Gout mãn tính.

Thời gian tiến triển từ bệnh Gout cấp tính sang Gout mãn tính có thể là vài năm hoặc vài chục năm. Trong thời gian chuyển biến bệnh, người bệnh có thể không có triệu chứng gì nhưng các tinh thể urat vẫn tiếp tục lắng đọng âm thầm làm cho bệnh lý ngày càng nặng hơn.

Gout mãn tính khó điều trị và thời gian điều trị kéo dài hơn nhiều so với Gout cấp tính. Ngoài ra, các biến chứng của Gout mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây bệnh Gout mãn tính

Bệnh Gout thường tiến triển đến mãn tính do các nguyên nhân sau:

  • Sự chủ quan của người bệnh: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến làm cho bệnh Gout chuyển biến ngày càng xấu đi. Tâm lý chủ quan và không chú ý đến độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt là tình trạng tự ý ngưng điều trị khi thấy triệu chứng bệnh được cải thiện. Một số người bệnh vừa trải qua cơn Gout cấp nhưng vẫn tự ý bỏ qua việc điều trị vì nghĩ bệnh không nguy hiểm và không để lại biến chứng nào;
  • Không phát hiện và điều trị kịp thời cơn Gout cấp: Không điều trị hoặc điều trị không đúng cách bệnh Gout trong giai đoạn cấp tính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tiến triển đến giai đoạn mãn tính của bệnh;
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống chứa quá nhiều Purin, uống nhiều rượu bia... là một trong những yếu tố dẫn đến Gout mãn tính;
  • Sử dụng thuốc không đúng cách: Người bệnh không tuân thủ đúng liệu trình điều trị hoặc dùng thuốc không đúng cách làm cho bệnh không những không thuyên giảm mà còn tiến triển xấu đi.

3. Triệu chứng của bệnh Gout mãn tính

Các triệu chứng Gout mãn tính như sau:

  • Viêm khớp do Gout mãn tính: Các đợt viêm cấp lặp lại và có xu hướng nặng hơn. Tổn thương khớp có thể xảy ra ở khớp khởi phát đầu tiên, đến giai đoạn mãn tính sẽ xuất hiện thêm ở các khớp khác trên cơ thể như khớp bàn – ngón chân, khớp ngón chân cái bên đối diện, khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, khủy tay. Các cơn đau – viêm khớp kèm theo biến dạng và hủy hoại khớp;
  • Xuất hiện hạt Tophi: Tình trạng xuất hiện hạt Tophi xảy ra ở người bệnh bị Gout mãn tính. Nguồn gốc của Tophi là do sự tích lũy các muối urat natri trong các mô liên kết. Ban đầu các hạt Tophi kích thước nhỏ nằm quanh khớp và di chuyển được. Sau thời gian dài, các tinh thể muối này sẽ tăng lên về kích thước tạo nên một khối nổi dưới da với các đặc điểm như sau: Kích thước thay đổi, không đau, hình tròn rắn. Phần da phủ trên các hạt Tophi mỏng, bình thường và có thể nhìn thấy màu trắng nhạt của tinh thể trong hạt. Vị trí hạt Tophi thường gặp là khuỷu tay, vành tai, cạnh khớp tổn thương, bàn tay, bàn chân, cổ tay. Hạt Tophi cũng là nguyên nhân làm biến dạng, hạn chế sự vận động của bàn chân và bàn tay người bệnh. Các hạt nếu như bị vỡ sẽ dẫn đến nhiễm trùng, viêm và hoại tử;

Sỏi thận: Nồng độ acid uric tăng cao kéo dài đồng nghĩa với việc thận phải tăng cường làm việc để đào thải nhằm lấy lại cân bằng. Sự tập trung acid uric tại thận tăng lên dẫn đến lắng đọng tạo thành hạt Tophi ở khớp, tinh thể urat dễ kết tinh và lắng đọng tại thận dẫn đến sỏi thận.

4. Điều trị Gout mãn tính

Cách điều trị bệnh Gout mãn tính là gì?”. Theo đó, điều trị Gout mãn tính cần nhiều thời gian và tốn kém hơn nhiều so với điều trị Gout mãn tính. Mục tiêu điều trị Gout mãn tính là tránh đợt cấp trong giai đoạn mãn, giảm biến chứng và tổn thương, hiệu quả điều trị đạt được khi nồng độ acid uric duy trì dưới 6mg/ dL. Các phương pháp điều trị Gout mãn tính bao gồm:

  • Chế độ ăn: Chế độ ăn ở người bệnh Gout mãn tính tương tự như Gout cấp tính, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Không chứa nhiều quá 150g protein mỗi ngày, không ăn các thực phẩm giàu Purin như tôm, cua, nội tạng động vật, thịt bê, cá béo.. không uống rượu bia và các chất kích thích như cà phê, trà. Dùng các loại nước khoáng chứa kiềm để trung hòa lượng acid uric dư thừa;
  • Điều trị bằng thuốc: Người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc điều trị Gout bào gồm thuốc kháng viêm và thuốc giảm acid uric máu. Thuốc kháng viêm được chỉ định ở người bệnh có cơn Gout cấp hoặc điều trị tổn thương xương khớp do Gout mãn tính gây ra. Các thuốc được sử dụng phổ biền là thuốc kháng viêm không steroid, Corticoid và Colchicin. Các thuốc trên có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với nhau theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc giảm acid uric máu được chỉ định phụ thuộc vào nồng độ acid uric trong cơ thể. Thông thường, người bệnh phải sử dụng nhóm thuốc này đến khi nồng độ acid uric đạt được dưới 6mg/ dl (người bệnh Gout mạn tính có hạt Tophi cần đạt nồng độ acid uric máu dưới 5mg/dl).

5. Phòng ngừa bệnh Gout

Một số phương pháp phòng ngừa bệnh Gout như sau:

  • Thăm khám bác sĩ nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng của bệnh Gout, không tự ý sử dụng thuốc mà cần được thăm khám và chẩn đoán bởi bác sĩ điều trị;
  • Tái khám theo đúng định kỳ sẽ giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng bệnh, xử lý được những vấn đề bất thường;
  • Luyện tập thể dục hàng ngày;
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học;
  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, hải sản và nội tạng động vật.

Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, nguy cơ và tỉ lệ mắc bệnh Gout ngày càng tăng lên và có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám khi có các triệu chứng điển hình của bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • daitos
    Công dụng của thuốc Daitos Inj

    Daitos Inj được dùng để làm giảm các cơn đau cho người phẫu thuật, bị chấn thương, đau răng và đau xương khớp. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Daitos Inj, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn ...

    Đọc thêm
  • đi bộ có tốt cho sức khỏe không
    Chiến lược đi bộ phù hợp để xương khớp khỏe

    Đi bộ thường xuyên được xem là một biện pháp giúp tăng cường sức khoẻ cho hệ xương khớp cũng như các cơ quan khác trong cơ thể một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nên đi bộ như thế nào ...

    Đọc thêm
  • hoạt chất HAS-II
    Hoạt chất HAS-II với người bệnh xương khớp như thế nào?

    Theo các thống kê hiện nay có khoảng 30% dân số Việt Nam đang mắc phải tình trạng đau lưng. Vấn đề này hiện đang có xu hướng trẻ hóa và gây ra những ảnh hưởng đáng kể trong đời ...

    Đọc thêm
  • Docarmin
    Công dụng thuốc Docarmin

    Thuốc Docarmin được chỉ định trong điều trị một số bệnh lý xương khớp như thoái hóa xương khớp, viêm xương khớp,... Người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để phát huy tốt nhất công dụng ...

    Đọc thêm
  • Conart
    Công dụng thuốc Conart

    Thuốc Conart thuộc nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, được dùng để làm giảm các cơn đau, các triệu chứng của viêm khớp gối nhẹ và trung bình. Vậy thuốc Conart có tác dụng gì và được chỉ định dùng ...

    Đọc thêm