Phương pháp điều trị chấn thương giường móng tay là gì?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Vào khoảng tháng 10 năm 2020, cháu có gặp tai nạn dẫn đến gãy đốt trên ngón cái. Sau vụ tai nạn, móng tay cháu xuất hiện máu bầm tại phần cuối móng. Cháu có tới bệnh viện để khoan máu bầm và đeo nẹp con chó cho tới khoảng tháng 1, trong khi đang làm việc, cháu vô tình va phải để sứt luôn phần móng còn lại. Tầm 1 tháng rưỡi trở lại đây, móng tay cháu có tình trạng có vết lõm, theo như cháu biết là bị chấn thương giường như móng và phần bì bên dưới móng (phần màu hồng) không thể tái tạo lại đầy đủ như cũ và thường hay bị đau nếu làm việc nặng tại ngón tay bên phải. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi phương pháp điều trị chấn thương giường móng tay là gì? Tình trạng của cháu có điều trị được không thưa bác sĩ? Cháu cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Phương pháp điều trị chấn thương giường móng tay là gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Móng đã bong tróc thì phần móng còn lại sau khi mọc ra thay thế móng cũ sẽ bị biến dạng, xấu và hay bị đau khi va chạm. Tốt nhất, bạn nên tự bảo vệ chỗ tổn thương khỏi bị va chạm chứ không có cách nào sửa chữa được.

Chăm sóc chấn thương giường móng tại nhà nên bắt đầu với việc chăm sóc vết thương ban đầu và đánh giá vết thương, được thực hiện theo các bước sau đây:

  • Đầu tiên, tháo tất cả đồ trang sức khỏi bàn tay hoặc bàn chân bị ảnh hưởng.
  • Cầm máu bằng cách dùng khăn sạch đè lên. Khi máu đã ngừng chảy, lấy vải ra và kiểm tra vết thương.
  • Chăm sóc tại nhà có thể thích hợp nếu chỉ có tụ máu dưới móng và diện tích chiếm ít hơn 25%. Đồng thời, ngón tay hoặc ngón chân không bị cong hoặc biến dạng, không có vết rách hoặc vết nứt trên móng. Bạn nên lưu ý giữ tay hoặc chân cao hơn mức của tim sẽ giúp giảm đau nhói.
  • Rửa sạch vết cắt hoặc vết xước tại móng trong xà phòng và nước, sau đó băng lại. Nếu có bất kỳ vết rách, vết rách, vết bầm lớn trên móng hoặc móng bị cong, biến dạng thì cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu.
  • Không cố ý kéo móng hoặc cố gỡ móng ra khỏi nền móng.
  • Kiểm tra lần cuối cùng chủng ngừa uốn ván.
  • Dùng các thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau.

Nếu bạn còn thắc mắc về chấn thương giường móng tay, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

427 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan