Tìm hiểu về thuốc mỡ Tetracyclin

Tetracyclin là một loại kháng sinh hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, được sử dụng để điều trị nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, bao gồm cả mụn trứng cá. Vì vậy việc sử dụng không cần thiết hoặc lạm dụng kháng sinh này có thể làm giảm tính hiệu quả của thuốc.

1. Thuốc mỡ tetracyclin 1% được sử dụng khi nào?

Tetracyclin 1% thuốc mỡ được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu như viêm kết mạc mắt, đau mắt hột ở vùng dịch, dự phòng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do Neisseria gonorrhoeae hoặc Chlamydia trachomatis.

Đối với nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu:

  • Nên tra thuốc mỡ 3-4 lần/ngày đối với người lớn và trẻ em trên 8 tuổi
  • Dự phòng viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh: sau khi sinh, lau sạch mắt cho trẻ bằng gạc tiệt khuẩn rồi tra thuốc mỡ vào từng mắt 1 lần duy nhất, nhắm mắt và xoa nhẹ để giúp mỡ trải rộng

Đối với bệnh mắt hột:

  • Điều trị ngắt quãng: Tra thuốc mỡ vào từng mắt hai lần mỗi ngày trong 5 ngày hoặc 1 lần mỗi ngày trong 10 ngày. Tra thuốc liên tục như vậy trong 6 tháng liền
  • Điều trị tăng cường liên tục: Tra thuốc mỡ vào từng mắt, hai lần mỗi ngày trong ít nhất 6 tuần.

2. Tác dụng không mong muốn của tetracyclin?

Người sử dụng nên đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí nếu có các triệu chứng như:

  • Đau đầu, choáng, giảm thị lực
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể
  • Phát ban đỏ, cảm giác châm đốt, nóng rát
  • Tiểu ít hoặc vô niệu
  • Vàng da, xanh xao, nước tiểu sậm
  • Ngoài ra răng trẻ có thể kém phát triển và biến màu khi sử dụng tetracyclin cho phụ nữ mang thai hoặc trẻ dưới 8 tuổi
thuốc mỡ Tetracyclin
Tetracyclin 1% thuốc mỡ được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu

Cần chú ý không sử dụng thuốc mỡ tetracyclin cho trẻ em dưới 12 tuổi và người mẫn cảm với các tetracyclin. Ngoài ra khi sử dụng thuốc còn có các lưu ý sau:

  • Sử dụng tetracyclin tại chỗ có nguy cơ tăng nhạy cảm dẫn đến tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn, vì vậy nên sử dụng thuốc để điều trị giới hạn các nhiễm khuẩn do chủng vi khuẩn nhạy cảm cao và bệnh mắt hột
  • Không nên dùng thuốc sau khi mở nắp tuýp quá 1 tháng
  • Sau mỗi lần mở nắp phải đậy kín và bảo quản tuýp thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng
  • Không để đầu tuýp chạm vào bất cứ thứ gì để tránh nhiễm bẩn
  • Không dùng thuốc tra mắt cho nhiều người cùng lúc

3. Thuốc mỡ tra mắt tetracyclin giá bao nhiêu?

Thuốc mỡ tetracyclin lưu hành hiện nay dưới dạng tuýp, đóng gói trong hộp 5g có hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Giá của một tuýp thuốc mỡ tetracyclin hiện nay là 6000 VNĐ/ tuýp có thể mua ở các cửa hàng dược phẩm uy tín được cấp phép.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

310.6K

Relating articles
  • khuyết tật thị giác
    Rehabilitation for people with visual disabilities/reduced vision

    Khuyết tật thị giác, giảm chức năng nhìn gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt, học tập, lao động của bệnh nhân. Nếu được tập luyện, phục hồi chức năng phù hợp, người bệnh có thể có một cuộc ...

    Readmore
  • Dexinacol
    Uses of Dexinacol

    Chứa thành phần chính là Cloramphenicol và Dexamethasone natri phosphat với hàm lượng tương ứng là 20mg và 5mg. Thuốc được chỉ định chủ yếu để điều trị một số tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng ở vùng mắt.

    Readmore
  • agicloram
    Uses of Agicloram

    Agicloram là thuốc thuộc nhóm điều trị mắt, tai - mũi - họng, các trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm. Để hiểu rõ hơn về thành phần, cách dùng và công dụng thuốc Agicloram, mời bạn ...

    Readmore
  • Đau mắt đỏ
    Looking into the eyes of a person with pink eye is contagious?

    Nhiều người cho rằng nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ bị lây bệnh, tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm. Chúng ta chỉ có thể lây đau mắt đỏ nếu tiếp xúc với virus, vi khuẩn gây ...

    Readmore
  • Bệnh quặm mi
    Enlarged eyelids in children and adults

    Thuật ngữ quặm mi mô tả sự cuộn bờ mi vào trong nhãn cầu, hay là sự uốn cong vào trong của một phần hay toàn bộ sụn mi, kéo theo hàng chân lông mi, lông mi vào trong chạm ...

    Readmore