Hội chứng ruột kích thích

Bài viết bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Tú - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Hội chứng ruột kích thích - irritable bowel syndrome (IBS) là một rối loạn chức năng của đường tiêu hóa đặc trưng bởi đau bụng mãn tính và thay đổi thói quen đại tiện.

1. Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là bệnh mạn tính, không nặng. Hội chứng ruột kích thích chiếm 5% dân số, ưu thế ở nữ, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống như công việc, mối quan hệ, tình dục. Chi phí điều trị hội chứng ruột kích thích lớn (chi phí trực tiếp và gián tiếp).

Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Rối loạn vận động ruột: Có các bất thường vận động tăng hoặc giảm co bóp của ống tiêu hóa gặp khoảng 40-50% bệnh nhân và không đặc hiệu.
  • Sự tăng nhạy cảm đường tiêu hóa: vai trò quan trọng của sự phân bố thần kinh ở đường tiêu hóa, cảm nhận quá mức các kích thích khác nhau tại đường tiêu hóa ( di chuyển của hơi, thức ăn ).
  • Hội chứng ruột kích thích sau nhiễm khuẩn: Các nhiễm khuẩn đường tiêu hóa gặp 20% các trường hợp hội chứng ruột kích thích trong một năm và 2/3 các trường hợp là hội chứng ruột kích thích tiêu chảy.
  • Hệ sinh thái phức tạp của hệ vi sinh vật phân đã dẫn đến suy đoán rằng những thay đổi trong thành phần của nó có thể liên quan đến các bệnh bao gồm hội chứng ruột kích thích (IBS)
  • Hội chứng ruột kích thích có liên quan với sự phát triển quá mức của các vi khuẩn ở ruột non của bệnh nhân, liên quan triệu chứng hội chứng ruột kích thích với kháng sinh
  • Hội chứng ruột kích thích với các yếu tố trung ương: Tâm lý xã hội, căng thẳng trầm cảm lo âu, bị lạm dụng
  • Hội chứng ruột kích thích với các cơ chế khác: di truyền, giáo dục, yếu tố môi trường
  • Hội chứng ruột kích thích với thực phẩm và bữa ăn: Liên quan đến nhạy cảm Gluten , FODMAPs ( gây tăng nhạy cảm nội tạng, thay đổi hệ vi khuẩn chí, rối loạn nhu động, đầy hơi, mất điều hòa trục não ruột
Nhận diện hội chứng ruột kích thích - phân biệt với các bệnh tiêu hóa
Hội chứng ruột kích thích gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

2. Tư vấn dinh dưỡng bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích

Không dung nạp thực phẩm phổ biến ở bệnh nhân mắc Hội chứng ruột kích thích, làm tăng khả năng nhạy cảm với thực phẩm hoặc dị ứng. Cách tốt nhất để phát hiện mối liên quan giữa các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích và độ nhạy cảm với thực phẩm là loại bỏ một số nhóm thực phẩm một cách có hệ thống (một quá trình gọi là "chế độ ăn kiêng"); điều này chỉ nên được thực hiện với sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Loại bỏ thực phẩm mà không có sự trợ giúp có thể dẫn đến bỏ sót các nguồn dinh dưỡng quan trọng. Ngoài ra, những hạn chế chế độ ăn uống không cần thiết có thể có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Một số loại thực phẩm được biết là gây ra các triệu chứng hoặc làm nặng thêm Hội chứng ruột kích thích, bao gồm các sản phẩm từ sữa (có chứa đường sữa), các loại đậu (như đậu tương) và rau họ cải (như bông cải xanh, súp lơ, mầm Brussels và bắp cải). Những thực phẩm này làm tăng khí đường ruột, có thể gây ra co thắt. Bệnh nhân nên hạn chế ăn thức ăn dễ gây triệu chứng ( FODMAP) như hành hẹ tỏi , sản phẩm từ lúa mạch như bánh mỳ, thức ăn nhiều gia vị.

Một số loại thuốc cũng có tác dụng lên ruột có thể gây ra các triệu chứng.

Chất xơ giúp làm giảm cholesterol trong máu
Tăng cường chất xơ giúp cải thiện tình trạng hội chứng ruột kích thích

Ăn nhiều chất xơ, nếu bị táo bón. Ví dụ như ăn nhiều trái cây và rau quả. Hoặc có thể uống thuốc chất xơ hoặc bột. (Nếu ăn nhiều chất xơ làm cho các triệu chứng xấu đi , hãy cắt giảm chất xơ.)

Tập thể dục. trong 20 đến 60 phút, 3 đến 5 ngày một tuần. Các nghiên cứu cho thấy điều này giúp cải thiện các triệu chứng Hội chứng ruột kích thích.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý.

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.9K

Relating articles
  • Thuốc linaclotide
    Linaclotide: Uses, indications and cautions when using

    Linaclotide is used in the treatment of some bowel problems such as irritable bowel syndrome with constipation, chronic idiopathic constipation,... Linaclotide can improve stool texture and relieve symptoms such as: flatulence, abdominal pain, straining, feeling of incomplete urination,...

    Readmore
  • Bạch cầu ái toan
    Causes of eosinophilia in the gastrointestinal tract

    Các tế bào bạch cầu lưu thông trong tuần hoàn máu và giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Khi nhiễm trùng hoặc tình trạng viêm xảy ra, cơ thể sẽ giải phóng các tế bào bạch cầu ...

    Readmore
  • Xét nghiệm dị ứng thức ăn
    Should all IBS patients be tested for food allergies?

    Irritable bowel syndrome (IBS) is a very common functional gastrointestinal disorder, affecting 10-20% of adults in the United States. Adverse reactions to foods can also play an important role in IBS, as up to 65% of IBS patients report that ...

    Readmore
  • Đau bụng bất thường kéo dài
    Missed diagnosis of eosinophilic gastroenteritis

    Eosinophilic gastroenteritis (EGE), a type of eosinophilic gastrointestinal disorder (EGID), is a rare chronic inflammatory disease characterized by patchy or diffuse infiltration of the gastrointestinal tract. eosinophils into different layers of the gastrointestinal tract. Exact epidemiological data are lacking as ...

    Readmore
  • viêm loét đại tràng
    Why does oral disease increase the risk of ulcerative colitis?

    Ulcerative colitis is associated with reduced microbial diversity and depletion of Bacteroidetes and Firmicutes in the gastrointestinal tract. Disturbances in gut microbiota in IBD, particularly ulcerative colitis, are associated with changes in the salivary microbiome. Therefore, oral hygiene and biofilm ...

    Readmore