Vì sao bà bầu hay buồn ngủ?

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai do cơ thể thay đổi nên nhiều bà bầu hay buồn ngủ, ngủ nhiều hơn so với bình thường. Vậy tại sao bà bầu hay buồn ngủ?

1. Tại sao bà bầu buồn ngủ?

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai nhiều bà bầu hay buồn ngủ, ngủ nhiều hơn so với bình thường. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do cơ thể của bà bầu sẽ tự động tiết ra hormone progesterone giúp cho cơ thể được điều hòa khi có sự thay đổi lớn. Ngoài ra, khi mang thai, bà bầu phải chịu nhiều sức ép đặc biệt là các cơ quan như tim, thận hay các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể cũng hoạt động mạnh mẽ. Do đó, bà bầu rất dễ bị buồn ngủ và mệt mỏi.

Thông thường bà bầu buồn ngủ nhiều 3 tháng đầu là còn gọi là nghén ngủ, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng và thời gian nghén sẽ khác nhau ở mỗi người. Đây là giai đoạn mà hormone và nội tiết tố trong cơ thể của bà bầu thay đổi nhanh chóng. Bà bầu buồn ngủ 3 tháng giữa và bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối sẽ ít hơn giai đoạn 3 tháng đầu. Triệu chứng dễ dàng nhận thấy đó là mẹ ngủ nhiều hơn, ngáp nhiều và thường xuyên trong trạng thái lờ đờ buồn ngủ. Giấc ngủ mỗi ngày có thể kéo dài từ 10-12 tiếng mỗi ngày.

Theo một nghiên cứu cho rằng, những bà bầu ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày sẽ có nguy cơ sinh mổ nhiều hơn gấp 4,5 lần so với bà bầu ngủ đủ 7 tiếng. Ngoài ra, quá trình chuyển dạ của bà bầu ngủ thiếu giấc sẽ diễn ra lâu hơn và khó khăn hơn. Chính vì vậy, việc bà bầu hay buồn ngủ là hoàn toàn bình thường và việc ngủ đủ giấc là vô cùng quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh.

2. Bà bầu ngủ nhiều có tốt không?

Chất lượng giấc ngủ có tác dụng vô cùng quan trọng đối với bà bầu. Vì trong thai kỳ, cơ thể bà bầu phải chịu nhiều sức ép lớn vào các cơ quan tim, thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường nhằm cung cấp đủ khối lượng máu cần thiết. Do vậy, trong thai kỳ ngoài chế độ dinh dưỡng và vận động thì chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng. Nếu bà bầu ngủ quá nhiều có thể gây ra một số tình trạng như:

  • Tăng nguy cơ mắc chứng thuyên tắc mạch phổi bởi vì nằm lâu sẽ tạo điều kiện cho khối máu ở tĩnh mạch dưới chân di chuyển lên tĩnh mạch phổi và có thể gây tắc nghẽn.
  • Thường gặp tình trạng cứng khớp và cơ do ngủ nhiều ít có thời gian vận động và thể dục. Ngoài ra, bà bầu ngủ nhiều làm mức đường huyết tăng lên dễ dẫn tới đái tháo đường thai kỳ.
bà bầu hay buồn ngủ
Bà bầu hay buồn ngủ, ngủ nhiều hơn so với bình thường

3. Bà bầu ngủ như thế nào để tốt cho sức khỏe

Để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé thì bà bầu nên dành thời gian cho giấc ngủ từ 7-9 tiếng vào ban đêm. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần bổ sung giấc ngủ ngắn vào buổi trưa. Đặc biệt trong giai đoạn bà bầu buồn ngủ nhiều 3 tháng đầu, để hạn chế tình trạng này và phòng ngừa nguy cơ thuyên tắc mạch phổi, cứng khớp cần lưu ý những vấn đề như:

  • Tạo thói quen đi ngủ đủ giấc và đúng giờ.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái và hạn chế những công việc nặng nhọc.
  • Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ để tránh tiểu đêm.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường rau xanh và các loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất.
  • Vận động và tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp tâm trạng bà bầu tốt hơn, xương khớp dẻo dai.
  • Tư thế nằm ngủ phù hợp, ở những tháng cuối thai kỳ khi thai nhi đã lớn mẹ bầu có thể nằm nghiêng về hai bên nhưng tốt nhất là bà bầu nên nằm nghiêng trái.

Tóm lại, việc bà bầu hay buồn ngủ là do tình trạng thay đổi hormone đặc biệt là progesterone. Tuy nhiên nếu bà bầu ngủ quá nhiều có thể dẫn tới một số vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ thuyên tắc phổi, cứng khớp,... Do vậy, trong quá trình mang thai bà bầu cần có một chế độ sinh hoạt hợp lý và ngủ đủ giấc để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Khoảng thời gian 9 tháng 10 của thai kỳ vừa mang đến nhiều khó khăn và cũng nhiều niềm hạnh phúc đối với người mẹ. Chính vì vậy, người mẹ cần được chăm sóc về cả sức khỏe lẫn tinh thần.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

104.7K

Relating articles
  • Sự hình thành và cách ngăn ngừa cục máu đông ở bệnh nhân ung thư
    Places where blood clots can form

    Normally, blood clots are formed when the body is injured, they act as hemostatic plugs, helping to prevent blood from flowing out. However, in certain cases, these clots appear at the wrong time inside the blood vessel lumen. This can ...

    Readmore
  • thuốc betrixaban
    Uses and indications of Betrixaban

    Betrixaban is indicated for the treatment and prevention of venous thromboembolism in patients with acute medical conditions requiring hospitalization and in those with limited mobility at risk of pulmonary embolism.

    Readmore
  • Cục máu đông
    Factors that increase the risk of blood clots forming in the deep veins

    Deep vein thrombosis is a blood clot in a deep vein that interferes with the flow of blood back to the heart. There are many factors that increase the risk of blood clots. High-risk patients need to understand these factors ...

    Readmore
  • Đau chân
    Surgical treatment of deep vein thrombosis

    Currently, deep vein thrombosis is usually treated with the use of anticoagulants. However, with this medical treatment, the disease cannot be cured completely. Therefore, many patients are indicated for surgical treatment of deep vein thrombosis after anticoagulation has failed.

    Readmore
  • co-thai-dung-lo-la-nguy-co-hinh-thanh-cuc-mau-dong
    Pregnancy: Don't Ignore the Risk of Blood Clots

    Huyết khối tĩnh mạch có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và em bé. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra huyết khối tĩnh mạch và các tìm hiểu cách phòng tránh là điều cần ...

    Readmore