Số lượng tiểu cầu trong cơ thể bao nhiêu là bình thường?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ cao cấp Đoàn Dư Đạt - Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Trong cơ thể con người, tiểu cầu là một tế bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu, hình thành các cục máu đông để bảo vệ sự vẹn toàn của mạch máu.

1. Vài nét về tế bào tiểu cầu trong máu người

Tiểu cầu (tên tiếng Anh: Platelets hay Thrombocytes) là một loại tế bào trong máu người. Tiểu cầu là một tế bào không có nhân, thực chất chúng là một mảnh tế bào của mẫu tiểu cầu (megakaryocyte), một loại tế bào bạch cầu sinh ra ở tủy xương.

Tiểu cầu là tế bào nhỏ nhất trong tất cả các tế bào máu, khi xem trên kính hiển vi, tiểu cầu là những đốm màu tím sẫm có đường kính chỉ bằng 20% hồng cầu. Tiểu cầu có hình tròn hoặc hình bầu dục với hai mặt lồi (giống như thấu kính) với đường kính xấp xỉ khoảng 2μm (dao động từ 1.2 – 2.3 μm) đường kính lớn nhất có thể lên đến 3μm.

Tiểu cầu
Tế bào tiểu cầu

Tiểu cầu trú ngụ trong các mạch máu và có nồng độ cao trong lách. Đời sống trung bình của một tiểu cầu kéo dài từ 7 - 10 ngày. Trong cơ thể, cơ quan chịu trách nhiệm tiêu hủy các tế bào tiểu cầu già cỗi là lá lách. Lách chính là nơi bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu cũng như các tế bào máu khác trong cơ thể. Những bất thường của lá lách như lách to có thể dẫn đến việc tăng quá trình bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu, làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi.

Do đó, trong nhiều trường hợp bệnh nhân có kết quả xét nghiệm công thức máu cho thấy giảm tiểu cầu nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ lách nhằm giảm quá trình tiêu hủy tiểu cầu.

Xét nghiệm
Xét nghiệm công thức máu để biết số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu

2. Số lượng tiểu cầu bình thường trong cơ thể

Chỉ số PLT (Platelet Count) – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu.

Bình thường số lượng tiểu cầu trong máu thường vào khoảng 150.000 đến 400.000 tiểu cầu/μl máu (1 μl = 1 mm3), trung bình là 200.000 tiểu cầu/μl máu. Mỗi 1 lít máu sẽ có khoảng 150 – 400 tỷ tế bào tiểu cầu.

Các giá trị về số lượng tiểu cầu bình thường trong xét nghiệm công thức máu của mỗi người sẽ khác nhau và sẽ có sự thay đổi tùy theo trạng thái tâm lý của người bệnh, giới tính, độ tuổi, chủng tộc và đặc biệt là thiết bị làm xét nghiệm... Do đó, để xác định cơ thể luôn khỏe mạnh thì chúng ta nên thường xuyên đi kiểm tra các xét nghiệm công thức máu và khám sức khỏe tổng quát, nhằm ngăn ngừa các dấu hiệu bệnh có thể xảy ra, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.

Số lượng tiểu cầu quá thấp có thể gây ra chảy máu. Còn số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, làm cản trở mạch máu có thể gây nên đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch phổi, tắc nghẽn mạch máu,...

Một số nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng tăng/ giảm tiểu cầu trong cơ thể:

  • Tăng: rối loạn tăng sinh tuỷ xương, bệnh tăng tiểu cầu vô căn, xơ hoá tuỷ xương, sau chảy máu, sau phẫu thuật cắt bỏ lách, các bệnh viêm.
  • Giảm: ức chế hoặc thay thế tuỷ xương, các chất hoá trị liệu, phì đại lách, đông máu trong lòng mạch rải rác, các kháng thể tiểu cầu, ban xuất huyết sau truyền máu, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh...

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

585.3K

Relating articles
  • xét nghiệm máu
    Why is it important to proactively take a general blood test to detect the disease?

    Xét nghiệm máu tổng quát là một phần trong quy trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ hoặc khám chữa bệnh. Xét nghiệm máu tổng quát có thể giúp phát hiện một số bệnh lý (ở giai đoạn tiền ...

    Readmore
  • Bầm tím
    How is Von Willebrand disease treated?

    Von Willebrand là một bệnh về rối loạn đông máu, bình thường có một protein trong máu giúp kiểm soát chảy máu. Người bị bệnh von Willebrand không có đủ protein này hoặc có nhưng không hoạt động bình thường ...

    Readmore
  • hội chứng ruột ngắn
    Pathogenesis of short bowel syndrome in adults

    Short bowel syndrome (SBS) is a malabsorption condition. This syndrome is usually not clinically apparent if approximately three-quarters of the small bowel (SB) is not resected. Because of the broad short bowel length and the compensatory capacity for bowel resection, ...

    Readmore
  • Xét nghiệm máu
    What is the erythrocyte sedimentation rate test for?

    Xét nghiệm tốc độ máu lắng, hay tốc độ lắng hồng cầu (Erythrocyte Sedimentation Rate – ESR) là xét nghiệm không đặc hiệu cho chẩn đoán bệnh nhưng đơn giản dễ thực hiện giúp phát hiện một cách sợ bộ ...

    Readmore
  • xét nghiệm công thức máu
    What you need to know about the blood count test

    Xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm cơ bản nhất trong những khảo sát về huyết học. Hầu như khi cần xét nghiệm máu, các chỉ số trên công thức máu luôn là mối quan tâm đầu tiên, có ...

    Readmore