Vai trò của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thị Na - Bác sĩ Huyết học, Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Tổng phân tích tế bào máu là một xét nghiệm để cung cấp thông tin quan trọng về các loại và số lượng tế bào trong máu, đặc biệt là các tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tiểu cầu. Tổng phân tích tế bào máu cũng giúp các bác sĩ chẩn đoán các tình trạng như thiếu máu, nhiễm trùng và nhiều rối loạn khác.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi là xét nghiệm cơ bản, thực hiện đơn giản, thời gian xét nghiệm nhanh chóng, cung cấp các thông số rất hữu ích cho việc đánh giá một cách tổng thể tình trạng sức khỏe của chúng ta.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi là một chỉ định không thể thiếu trong bộ xét nghiệm kiểm tra y tế thông thường cũng như trong khám chữa bệnh.

1.Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm

1.1 Các chỉ số hồng cầu

Mỗi chỉ số xét nghiệm có khoảng tham chiếu riêng phụ thuộc từng thiết bị xét nghiệm, tuổi và phòng xét nghiệm.

  • Số lượng hồng cầu (Red Blood Cell - RBC): Là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị thể tích (thường là lít) máu toàn phần.
  • Số lượng hồng cầu tăng: Gặp trong trường hợp cô đặc máu, đa hồng cầu nguyên phát... Số lượng hồng cầu giảm: Gặp trong mất máu, thiếu sắt, suy tủy xương, rối loạn sinh tủy...
  • Thể tích khối hồng cầu (Hematocrit- HCT): Là thể tích khối hồng cầu chiếm chỗ trong một lít máu toàn phần. Thể tích khối hồng cầu tăng: Gặp trong trường hợp cô đặc máu, đa hồng cầu... Thể tích khối hồng cầu giảm: Gặp trong trường hợp thiếu máu đặc biệt là mất máu cấp:chấn thương, sản khoa...
  • Lượng huyết sắc tố (Hemoglobin -HGB): Là lượng huyết sắc tố có trong một lít máu toàn phần và là tiêu chuẩn được sử dụng để xác định tình trạng có thiếu máu hay không.Lượng huyết sắc tố tăng: Nghĩ đến bệnh đa hồng cầu, cô đặc máu trong sốt, mất nước, bỏng. Lượng huyết sắc tố giảm: Gặp trong thiếu máu đặc biệt là thiếu máu mạn tính.
  • Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (Mean Corpuscular Hemoglobine MCH): Lượng hemoglobin chứa trong một hồng cầu. Công thức tính: MCH = HGB/RBC.
  • Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration-MCHC): Là lượng huyết sắc tố chứa trong 1 lít hồng cầu. Công thức tính: MCHC= HGB/HCT.

MCH và MCHC là những chỉ số được sử dụng để đánh giá tình trạng hồng cầu nhược sắc hay bình sắc: MCHC giảm và/hoặc MCH giảm: thiếu máu nhược sắc; MCH và MCHC trong giới hạn bình thường: thiếu máu bình sắc.

  • Thể tích trung bình hồng cầu (Mean Corpuscular Volume- MCV): là thể tích trung bình của một hồng cầu. Đánh giá là hồng cầu to khi MCV > 100fl, thường gặp trong: tan máu, suy tủy xương, thiếu vitamin B12 và acid folic; hồng cầu nhỏ khi MCV < 80fl: Gặp trong bệnh Thalassemia, các thiếu máu thiếu sắt...
  • Dải phân bố kích thước hồng cầu (Red Distribution Width- RDW): đánh giá tình trạng hồng cầu đồng đều hay không từ đó góp phần gợi ý nguyên nhân thiếu máu.
Hồng cầu
Số lượng hồng cầu được xác định thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng

1.2 Các chỉ số bạch cầu

Số lượng bạch cầu (White Blood Cell-WBC): Số lượng bạch cầu có trong một đơn vị thể tích (thường là lít) máu toàn phần. Bạch cầu có 05 thành phần, tuỳ theo thay đổi thành phần nào mà gợi ý tình trạng bệnh lý khác nhau. Bạch cầu là tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể thông qua thực bào và miễn dịch.

Bạch cầu đoạn trung tính (Neutrophil- NEU): là bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế thực bào. Bạch cầu trung tính tăng trong nhiễm khuẩn, chấn thương, mang thai, bệnh bạch cầu... Bạch cầu trung tính giảm trong nhiễm khuẩn nặng, nhiễm virus, sau hoá chất và tia xạ...

Bạch cầu lympho (Lymphocyte - LY): là loại tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể thông qua miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào. Bạch cầu lympho tăng trong lao, viêm mạn, nhiễm virus...Bạch cầu lympho giảm trong suy giảm miễn dịch nặng.

Bạch cầu mono (Monocyte- MO): là tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế thực bào. Bạch cầu mono tăng trong nhiễm khuẩn mạn, một số bệnh lý tăng bạch cầu đơn nhân.

Bạch cầu ưa bazơ (Basophil- BA): chiếm ít hơn 1% tế bào bạch cầu, thường tăng sau một số phản ứng dị ứng.

Bạch cầu ưa acid (Eosinophil- EO): chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, tăng trong nhiễm ký sinh trùng và có vai trò trong phản ứng miễn dịch và phản ứng viêm của cơ thể.

1.3 Các chỉ số tiểu cầu

Số lượng tiểu cầu (Platelet- PLT): Là số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị thể tích (thường là lít) máu toàn phần. Số lượng tiểu cầu giảm: Gặp trong sốt virus, sốt Dengue, xuất huyết giảm tiểu cầu, DIC, xơ gan, suy tủy xương, lơ-xê-mi cấp, rối loạn sinh tủy. Số lượng tiểu cầu tăng: Gặp trong hội chứng tăng sinh tủy, sau cắt lách, tăng do một số bệnh lý khác (K phổi, K di căn phổi...).

Thể tích trung bình tiểu cầu (MPV: Mean Platelet Volume): Thể tích trung bình của một tiểu cầu. Giá trị bình thường: 5-8 fl. Khi MPV >12fl: Tiểu cầu to, gặp trong hội chứng tăng sinh tủy, rối loạn sinh tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, hội chứng Bernard Soulier. Khi MPV <2 fl: Tiểu cầu nhỏ, gặp trong suy tủy xương.

Hình ảnh tế bào tiểu cầu
Hình ảnh tế bào tiểu cầu dưới kinh hiển vi

2. Những lưu ý khi đi xét nghiệm

Khi xét nghiệm tốt là lấy máu vào đầu giờ sáng, khi chưa ăn sáng. Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm: thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp, giảm đau chống viêm...Số lượng tế bào bạch cầu hoặc nồng độ của triglyceride quá cao có thể làm cho giá trị của hemoglobin cao giả tạo. Mang thai thường làm cho số lượng tế bào hồng cầu thấp và có thể tế bào bạch cầu cao.

Khoảng tham chiếu của các chỉ số tế bào máu ngoại vi thay đổi theo tuổi, thiết bị xét nghiệm và có sự thay đổi tùy theo tình trạng tổng thể, hay bệnh lý của mỗi cá nhân nên các giá trị cũng có ý nghĩa khác nhau. Do vậy, khi chúng ta đã tìm hiểu về các thông số xét nghiệm, nhưng việc phân tích kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi nên do bác sĩ kết hợp các dữ liệu khác để tư vấn chính xác.

Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi được thực hiện trên 02 hệ thống thiết bị huyết học tự động và có kết nối với hệ thống làm tiêu bản tự động. Tiêu bản máu được đọc trên thiết bị đọc tiêu bản tự động, từ đó giúp phát hiện sớm các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn về tế bào máu.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.4K

Relating articles
  • Bệnh thiếu máu huyết tán ở trẻ sơ sinh
    Self-identification of hemolytic anemia in children (Thalassaemia)

    Bệnh thiếu máu huyết tán ở trẻ sơ sinh (hay còn gọi là bệnh Thalassemia) là tình trạng thiếu máu tán huyết di truyền hay thiếu máu tán huyết bẩm sinh. Đây là một trong những bất thường di truyền ...

    Readmore
  • rối loạn tiểu cầu
    Learn about thrombocytopenia disorders in children

    Rối loạn giảm tiểu cầu ở trẻ em là căn bệnh có nhiều nguyên nhân, tùy vào mức độ bệnh mà cách thức và thời gian điều trị khác nhau. Điều quan trọng là cần biết nguyên nhân và triệu ...

    Readmore
  • Hẹp môn vị phì đại ở trẻ sơ sinh
    Anemia in newborns

    Hầu hết các trẻ sơ sinh đều bị thiếu máu từ nhẹ đến trung bình mà không có triệu chứng. Chỉ khi trẻ có thiếu máu nặng thì mới có các triệu chứng. Nếu trẻ sơ sinh bị thiếu máu ...

    Readmore
  • Thiếu máu thiếu sắt
    Why should iron supplement when anemia due to nutrition?

    Suy dinh dưỡng là hậu quả thiếu Protein và năng lượng lâu dài dẫn đến sự chậm - phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Thiếu máu trong suy dinh dưỡng là thiếu máu thiếu sắt phổ biến ...

    Readmore
  • người mang gen thalassemia
    What should people with Thalassemia gene pay attention to?

    Thalassemia là bệnh tan máu bẩm sinh khiến cho hồng cầu dễ bị vỡ hơn bình thường. Đây là bệnh di truyền từ bố mẹ sang con cái. Khi phụ nữ bị mắc căn bệnh này có thể di truyền ...

    Readmore

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: