Công dụng thuốc Colazal

Colazal là thuốc uống chứa thành phần balsalazide được chỉ định trong bệnh lý đại tràng. Cùng tìm hiểu Colazal là thuốc gì, thuốc có tác dụng gì và những lưu ý khi dùng thuốc qua bài viết dưới đây.

1. Colazal là thuốc gì?

Thuốc Colazal chứa thành phần balsalazide, được chỉ định điều trị viêm loét đại tràng hoạt động từ mức độ nhẹ đến trung bình ở người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên.

Ngoài ra, Colazal có thể được sử dụng cho một số mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

2. Cách dùng thuốc Colazal

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc Colazal trước khi dùng. Uống nhiều nước trong khi uống thuốc Colazal, có thể uống thuốc cùng với thức ăn hoặc không, theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không thể nuốt toàn bộ viên thuốc, có thể mở viên nang ra và rắc thuốc vào một thìa sốt táo, sau đó nuốt ngay lập tức. Thuốc từ viên nang có thể làm răng bị ố hoặc làm lưỡi có màu vàng/ cam khi trộn với thức ăn. Lưu ý không trộn trước hỗn hợp để sử dụng sau này.

Liều dùng tùy vào độ tuổi, thể trạng bệnh nhân và đáp ứng điều trị, thường là 3 lần mỗi ngày. Uống thuốc đều đặn để đạt được hiệu quả cao nhất. Thuốc Colazal thường chỉ được dùng trong thời gian ngắn (8 - 12 tuần), chú ý tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Báo cho bác sĩ nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc trở nên tồi tệ hơn.

3. Quá liều, quên liều

3.1. Quá liều

Sử dụng Colazal quá liều làm ảnh hưởng sức khỏe và có thể gây nguy hiểm. Bệnh nhân dùng quá liều Colazal với các triệu chứng nghiêm trọng như ngất, khó thở,... cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.

3.2. Quên uống thuốc

Nếu bị bỏ lỡ một liều thuốc Colazal, hãy uống liều thuốc đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên, không dùng hai liều cùng một lúc.

4. Tác dụng phụ của thuốc Colazal

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Colazal bao gồm:

  • Đau đầu.
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
  • Đau khớp.
  • Sốt.
  • Chán ăn.
  • Khó ngủ.
  • Nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng.

Ngoài các tác dụng phụ thường gặp kể trên, thuốc Colazal có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, báo với bác sĩ ngay lập tức khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Các triệu chứng viêm đại tràng trở nên trầm trọng hơn: Sốt, đau bụng nhiều hơn, chuột rút, đại tiện phân lỏng lẫn máu.
  • Các triệu chứng liên quan đến thận: Không đi tiểu hoặc tiểu ít, phù, tăng cân nhanh,...
  • Các triệu chứng liên quan đến gan: Vàng da/ mắt, đau bụng, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, đại tiện phân nâu,...
  • Thiếu máu: Da xanh xao, nhợt nhạt, mệt mỏi, choáng váng, khó thở, tay chân lạnh.
  • Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng: Nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng,... (hiếm gặp).

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể gặp ở những bệnh nhân sử dụng Colazal. Nếu gặp các triệu chứng bất thường hoặc xấu đi, hãy báo cho bác sĩ ngay.

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là tình trạng các thuốc khi kết hợp với nhau có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Một số thuốc có thể tương tác với thuốc Colazal là: dichlorphenamide, mesalamine,... Một số loại thuốc khác cũng có thể ảnh hưởng đến Colazal khi phối hợp, kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, các loại vitamin hay các sản phẩm thảo dược. Do đó, trước khi dùng Colazal, cần báo với bác sĩ về các loại thuốc/ sản phẩm đang sử dụng hoặc mới ngừng sử dụng.

Ngoài ra, Colazal có thể ảnh hưởng tới kết quả của một số xét nghiệm như xét nghiệm nồng độ normetanephrine trong nước tiểu.

6. Thận trọng

  • Không dùng Colazal đối với những trường hợp có tiền sử dị ứng với Colazal, balsalazide hoặc với các aminosalicylate khác (mesalamine, olsalazine), salicylate (như aspirin, salsalate), sulfasalazine,... Các tác nhân dị ứng khác cũng cần được báo với bác sĩ.
  • Trước khi dùng thuốc Colazal, cần báo với bác sĩ tiền sử bệnh, nhất là về tình trạng dạ dày - ruột (như hẹp môn vị), bệnh gan, bệnh thận, như viêm da dị ứng, chàm,...
  • Thuốc này có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, đặc biệt ở những người có vấn đề về da như viêm da dị ứng, chàm, do đó cần hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong quá trình dùng thuốc. Nên mặc quần áo bảo vệ, sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời. Báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bị cháy nắng, phồng rộp hay xuất hiện mẩn đỏ trên da.
  • Trước khi phẫu thuật, cần thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang sử dụng, trong đó có Colazal.
  • Thuốc Colazal có chứa natri, tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu mắc các bệnh lý như suy tim,... hoặc đang thực hiện chế độ ăn kiêng muối.
  • Thuốc Colazal cũng tương tự như aspirin, trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi không nên dùng aspirin nếu bị thủy đậu, cúm, bệnh chưa rõ chẩn đoán, hoặc vừa mới tiêm vaccine. Trong những trường hợp này, dùng aspirin làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye, một hội chứng nghiêm trọng hiếm gặp.
  • Trong thời kỳ mang thai hoặc dự định có thai, chỉ sử dụng thuốc Colazal khi thật cần thiết sau khi thảo luận với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích. Viêm loét đại tràng hoạt động ở phụ nữ mang thai có thể gây sinh non hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân. Lợi ích của việc điều trị viêm loét đại tràng có thể lớn hơn, do đó nên cân nhắc kỹ trước khi dùng thuốc Colazal ở phụ nữ có thai.
  • Thuốc có thể đi vào sữa mẹ, do đó cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con bú. Sử dụng Colazal ở phụ nữ cho con bú có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, cần báo với bác sĩ khi gặp tình huống này.
  • Không dùng thuốc Colazal cho trẻ dưới 5 tuổi.

7. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc Colazal trong điều kiện nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và ẩm, không để thuốc trong phòng tắm. Không giữ lại thuốc khi đã hết hạn sử dụng hoặc không còn cần thiết. Không xả thuốc Colazal xuống bồn cầu hay đổ xuống cống.
  • Để thuốc ngoài tầm với của trẻ em và tránh xa vật nuôi. Chỉ sử dụng thuốc Colazal theo đúng chỉ định được bác sĩ kê đơn và không bao giờ dùng chung thuốc với người khác.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

112 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Lerole-40
    Công dụng thuốc Lerole-40

    Thuốc Lerole 40 chứa hoạt chất Pantoprazole được chỉ định trong điều trị các bệnh lý về dạ dày như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, phòng ngừa đau dạ dày do thuốc kháng viêm ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Kapedone
    Công dụng thuốc Kapedone

    Thuốc Kapedone là thuốc biệt dược sử dụng cho bệnh đường tiêu hóa. Khi sử dụng thuốc Kapedone bạn nên trao đổi với bác sĩ về bệnh và tình trạng của bản thân. Sau đây là một số thông tin ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Ulpan
    Công dụng thuốc Ulpan

    Thuốc Ulpan là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị một số tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa. Vậy thuốc Ulpan là thuốc gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Inolanfra
    Công dụng thuốc Inolanfra

    Thuốc Inolanfra có thành phần chính là Lansoprazole, thường được dùng trong điều trị trào ngược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày, tá tràng,... Hãy cùng tìm hiểu về công dụng thuốc Inolanfra trong bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Jectimin Tab
    Công dụng thuốc Jectimin Tab

    Jectimin là thuốc được bào chế dưới dạng viên nén có thành phần chính là Rabeprazol. Vậy thuốc Jectimin có tác dụng gì và cần sử dụng như thế nào cho hiệu quả, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới ...

    Đọc thêm