Công dụng thuốc Famogast

Famogast có hoạt chất chính Famotidin, có tác dụng ức chế cạnh tranh tác dụng của histamin ở thụ thể H2 ở tế bào vách, làm giảm tiết và giảm nồng độ acid dạ dày cả ban ngày và ban đêm. Famogast công dụng điều trị loét dạ dày cấp tính lành tính, loét tá tràng cấp tính, bệnh trào ngược dạ dày thực quản,...

1. Thuốc Famogast có tác dụng gì?

Famogast có hoạt chất chính famotidin, có tác dụng ức chế cạnh tranh tác dụng của histamin ở thụ thể H2 ở tế bào vách của dạ dày, làm giảm tiết và giảm nồng độ acid dạ dày cả ban ngày và ban đêm, giảm nồng độ acid dịch vị khi dạ dày bị kích thích do thức ăn hoặc các yếu tố khác. Sau khi uống, tác dụng chống tiết acid dịch vị của Famogast bắt đầu trong vòng 1 giờ, tác dụng tối đa trong vòng 1 - 3 giờ. Với liều 20 - 40 mg, thời gian ức chế tiết acid dịch vị là 10 - 12 giờ.

2. Công dụng thuốc Famogast

Công dụng của thuốc Famogast: Giúp giảm acid ở dạ dày, ngăn ngừa ợ chua, loét dạ dày do tình trạng dư thừa acid trong dạ dày quá nhiều.

Chỉ định dùng thuốc Famogast trong trường hợp:

3. Chống chỉ định của thuốc Famogast

Tuyệt đối không sử dụng Famogast cho những đối tượng sau:

  • Người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với Famotidin hay bất kỳ thành phần tá dược nào khác của thuốc.
  • Người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc thuộc nhóm kháng histamin H2.
  • Người bệnh loét dạ dày - tá tràng ác tính.
  • Suy gan, suy thận nặng.

4. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Famogast

4.1. Cách sử dụng thuốc Famogast

Famogast được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, hàm lượng mỗi viên chứa 40mg Famotidin, dùng đường uống. Trước khi uống người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trên tờ hướng dẫn sử dụng và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Khi uống nuốt cả viên thuốc với một ly nước. Nên uống thuốc trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để thuốc đạt hiệu quả tốt hơn khi sử dụng.

4.2. Liều dùng thuốc Famogast

Người lớn:

  • Loét dạ dày cấp tính lành tính: Uống 1 viên/ lần x 1 lần/ngày, vào thời điểm trước khi đi ngủ.
  • Loét tá tràng cấp tính: Uống 1 viên/ x 1 lần/ngày vào thời điểm trước đi ngủ. Thời gian dùng kéo dài từ 4 đến 8 tuần.
  • Viêm thực quản có trợt loét kèm theo trào ngược: Uống 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày. Thời gian dùng có thể kéo dài tới 12 tuần.
  • Các bệnh lý tăng tiết dịch vị (Zollinger - Ellison, đa u tuyến nội tiết): Liều khởi đầu ở người lớn là 20mg/ lần, mỗi 6 giờ uống 1 lần, tăng liều tối đa 160mg/ lần, mỗi 6 giờ uống 1 lần cho một số người có hội chứng Zollinger - Ellison nặng. Có thể dùng Famogast đồng thời với thuốc chống acid.
  • Trong gây mê để dự phòng chứng hít acid: Uống 1 viên vào buổi tối trước ngày phẫu thuật hay vào buổi sáng của ngày phẫu thuật.

Trẻ em (từ 6 đến 16 tuổi):

  • Loét dạ dày cấp tính lành tính: Liều ban đầu 0.5mg/ kg/ lần, một liều duy nhất trước khi đi ngủ hoặc chia làm 2 lần, có thể tăng lên đến 40 mg mỗi ngày.
  • Loét tá tràng: Liều uống ban đầu 0.5mg/ kg mỗi ngày, một liều duy nhất trước khi đi ngủ hoặc chia làm 2 lần, có thể tăng lên đến 40 mg mỗi ngày.
  • Nghi ngờ bệnh trào ngược dạ dày thực quản: 0.5mg/ kg/ lần x 2 lần/ ngày, tối đa 40mg x 2 lần.
  • Dạng thuốc này không phù hợp cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Đối tượng khác:

  • Người suy thận nặng (Hệ số thanh thải creatinin dưới 10ml/ phút): Giảm liều xuống một nửa liều khuyến cáo và khoảng cách dùng thuốc phải kéo dài tới 36 - 48 giờ.

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Famogast

Người bệnh dùng thuốc Famogast có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn dưới đây:

  • Tác động lên thần kinh trung ương bao gồm: Lú lẫn, mất phương hướng, ảo giác, mê sảng, kích động, hôn mê và co giật (đặc biệt ở người già và bệnh nhân suy thận)
  • Có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi do cộng đồng mắc phải.
  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Hiếm gặp, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
  • Hệ tim mạch: Rối loạn nhịp tim, block nhĩ thất, đánh trống ngực.
  • Hệ tiêu hóa: Gây rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, buồn nôn, nôn, khó tiêu, đầy hơi, khó chịu ở bụng hoặc căng tức.
  • Toàn thân: Sốt, mệt mỏi, suy nhược.
  • Rối loạn gan mật: Hiếm gặp vàng da ứ mật, viêm gan.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: Hiếm gặp phản ứng quá mẫn (ví dụ như phản ứng phản vệ, phù mạch).
  • Hệ cơ xương và mô liên kết: Hiếm gặp, đau cơ xương, đau khớp, chuột rút cơ.
  • Hệ thần kinh: Chóng mặt, nhức đầu, đau đầu.
  • Rối loạn trên da và mô dưới da: Phát ban, ngứa, khô da, mày đay. Rất hiếm khi rụng tóc, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc.

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Famogast

Người bệnh sử dụng thuốc Famogast cần lưu ý những thông tin dưới đây:

  • Cần loại trừ khả năng bị u ác tính trước khi điều trị vì thuốc Famogast có thể che lấp các triệu chứng của người bệnh, do đó làm chẩn đoán muộn các bệnh lý ác tính.
  • Người bệnh sau khi điều trị thuốc Famogast liên tục trong 2 tuần mà các triệu chứng không giảm nên ngừng thuốc và trao đổi với bác sĩ điều trị có phương hướng điều trị phù hợp.
  • Đối với phụ nữ có thai: Trên nghiên cứu thực nghiệm cho thấy thuốc Famogast không gây hại đến thai nhi. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ khi lợi ích của thuốc đem lại lớn hơn yếu tố nguy cơ.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: Famogast có thể bài tiết qua sữa mẹ, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ, người mẹ ngừng cho con bú khi đang dùng thuốc Famogast.
  • Đối với người lái xe và vận hành máy móc: Thận trọng khi sử dụng thuốc Famogast cho đối tượng lái xe, vận hành máy móc hoặc làm công việc cần sự tỉnh táo vì thuốc có thể gây tác dụng phụ nhức đầu, choáng váng trên một số đối tượng.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ về công dụng, tác dụng phụ và thận trọng khi sử dụng của thuốc Famogast. Nắm rõ được thông tin về thuốc giúp người bệnh dùng thuốc trở nên hiệu quả và an toàn hơn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan