Công dụng thuốc Nenvofam 20mg

Nenvofam là thuốc tác dụng lên đường tiêu hóa thường được chỉ định trong các bệnh lý tăng tiết acid ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm thực quản,...

1. Nenvofam là thuốc gì?

Nenvofam có thành phần chính là Famotidin - là thuốc kháng histamin H2. Famotidin có công thức hóa học tương tự histamin nên tranh chấp vị trí với các histamin tại receptor H2 ở tế bào thành dạ dày. Từ đó ngăn cản tiết dịch vị ở niêm mạc dạ dày do các nguyên nhân histamin, gastrin, thuốc cường phó giao cảm và kích thích dây thần kinh X. Thuốc làm giảm tiết acid dịch vị cả số lượng và nồng độ.

Nenvofam đạt nồng độ tối đa sau khi tiêm tĩnh mạch khoảng 30 phút, sau khi vào hệ tuần hoàn thuốc gắn với protein huyết tương 50%, qua được dịch não tủy, nhau thai và sữa mẹ. Cuối cùng thuốc thải trừ qua thận khoảng 60% dưới dạng không đổi.

2. Chỉ định của thuốc Nenvofam

Thuốc Nenvofam được chỉ định điều trị trong các trường hợp bệnh lý sau đây:

3. Chống chỉ định của thuốc Nenvofam

Bệnh nhân dị ứng với Famotidin hay bất cứ thành phần nào khác của thuốc không có chỉ định dùng Nenvofam.

Lưu ý khi sử dụng Nenvofam

  • Bệnh nhân suy thận độ lọc cầu thận dưới 10 ml/phút cần thận trọng và điều chỉnh liều Nenvofam do thuốc thải trừ chủ yếu qua thận.
  • Chưa có đầy đủ các nghiên cứu chứng minh hiệu quả của Nenvofam cho thai nhi và trẻ em, vì vậy cần cân nhắc lợi ích khi dùng thuốc Nenvofam cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

4. Tương tác thuốc của thuốc Nenvofam

  • Thức ăn có thể làm tăng nhẹ sinh khả dụng của thuốc, vì vậy nên dùng thuốc trước hoặc xa bữa ăn.
  • Các thuốc kháng acid khi phối hợp với Nenvofam có thể làm giảm nhẹ tác dụng của thuốc, tuy nhiên không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tác dụng lâm sàng, vì vậy có thể phối hợp.

5. Liều dùng và cách dùng thuốc Nenvofam

Cách dùng

  • Nenvofam được bào chế dưới dạng bột pha tiêm. Pha bột với lượng nước cất vừa đủ, tiêm ngay sau pha.
  • Thuốc được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý nặng hoặc không thể dùng thuốc dạng uống.

Liều dùng

  • Liều thông thường trong trường hợp nặng: 20mg/ lần/ 12 giờ. Tiêm tĩnh mạch.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: 20mg/ lần/ 6 giờ.

6. Tác dụng phụ của thuốc Nenvofam

Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc Nenvofam như sau:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Mệt mỏi, sốt, suy nhược cơ thể.
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Suy giảm chức năng tế bào gan, ứ mật, vàng da.
  • Phản ứng phản vệ, phù ngoại vi, nổi mẩn ngứa.
  • Đau nhức cơ xương khớp, chuột rút.
  • Co giật, co thắt phế quản.

Tác dụng phụ ít gặp

  • Giảm các giàu tế bào máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
  • Rung tóc.
  • Mụn trứng cá, ngứa, khô da.
  • Ở nam giới có thể gây liệt dương, chứng vú to.

Tóm lại, Nenvofam là thuốc kháng tiết acid dạ dày, có tác dụng điều trị và dự phòng các bệnh lý viêm loét đường tiêu hóa đang tiến triển nặng. Thuốc được dùng bằng đường tĩnh mạch, nhưng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn cho cơ thể, vì vậy người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ định.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

91 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan