Công dụng thuốc Menazin

Thuốc Menazin là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị một số tình trạng bệnh lý nhất định. Vậy thuốc Menazin có tác dụng gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

1. Tác dụng của thuốc Menazin

Thuốc Menazin là một loại thuốc kháng sinh diệt khuẩn. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là 200mg Ofloxacin.

Ofloxacin là một loại kháng sinh nhóm fluoroquinolon giống như ciprofloxacin, nhưng ofloxacin khi sử dụng đường uống có sinh khả dụng cao hơn 95%. Ofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng bao gồm Enterobacteriaceae, Haemophilus influenzae, Neisseria spp., Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus, Streptococcus pneumoniae và một vài loại vi khuẩn gram dương khác.

Ofloxacin có tác dụng mạnh hơn ciprofloxacin đối với một số loại vi khuẩn bao gồm Chlamydia trachomatis, Mycoplasma pneumoniae, Ureaplasma urealyticum. Ofloxacin cũng có tác dụng đối với Mycobacterium leprae và cả các loại vi khuẩn Mycobacterium spp. khác.

Thuốc Menazin 200mg được chỉ định trong các trường hợp sau:

Thuốc Menazin chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người có tiền sử quá mẫn với ofloxacin hoặc các thuốc quinolon khác và/hoặc các thành phần khác có trong thuốc.
  • Người có tiền sử viêm gân.
  • Người đang bị hoặc có tiền sử bị bệnh động kinh hoặc có ngưỡng có giật thấp.
  • Trẻ dưới 15 tuổi.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú do các thuốc diệt khuẩn nhóm fluoroquinolon như ciprofloxacin, ofloxacin có thể gây ra tình trạng thoái hóa sụn khớp ở các khớp chịu lực trên súc vật thử nghiệm.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Menazin 200mg:

  • Phải giảm liều thuốc Menazin đối với người bệnh bị suy thận.
  • Đã có báo cáo về phản ứng dị ứng và quá mẫn với thuốc fluoroquinolon sau khi uống liều đầu tiên. Phản ứng phản vệ có thể dẫn tới sốc phản vệ đe dọa tính mạng. Trong trường hợp này bệnh nhân nên ngưng điều trị với ofloxacin và bắt đầu liệu pháp điều trị sốc thích hợp.
  • Nên sử dụng thuốc Menazin thận trọng ở bệnh nhân bị bệnh do Clostridium difficile, người có nguy cơ bị động kinh, rối loạn tim, tiền sử rối loạn tâm thần, người suy giảm chức năng gan, đang sử dụng thuốc đối kháng vitamin K....
  • Ofloxacin có thể làm suy giảm kỹ năng, gây chóng mặt, buồn ngủ và suy giảm thị giác. Do đó, bệnh nhân không nên lái xe hoặc vận hành máy móc cho đến khi biết rõ họ không gặp phải những tác động bởi thuốc. Rượu có thể làm nặng thêm những tác dụng này của thuốc Menazin.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Menazin

Thuốc Menazin được sử dụng bằng đường uống, nên uống nguyên viên thuốc với nước. Nên uống thuốc Menazin cách xa các thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc magnesi, sucralfat, và các chế phẩm chứa sắt ít nhất 2 giờ do các loại thuốc này có thể làm giảm hấp thu ofloxacin.

Liều lượng thuốc Menazin cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, liều thuốc tham khảo cho các trường hợp cụ thể như sau:

Người lớn sử dụng liều như sau:

  • Viêm phế quản nặng do nhiễm khuẩn hoặc viêm phổi: Sử dụng liều 400mg/lần cách 12 giờ một lần, trong 10 ngày.
  • Nhiễm Chlamydia ở cổ tử cung và niệu quản: Sử dụng liều 300mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 7 ngày
  • Lậu không biến chứng: Sử dụng liều 400mg, 1 liều duy nhất.
  • Viêm tuyến tiền liệt: Sử dụng liều 300mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 6 tuần.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Sử dụng liều 400mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 10 ngày.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:

  • Viêm bàng quang do E. coli hoặc K pneumoniae: Sử dụng liều 200mg/lần, cách nhau 12 giờ một lần, trong 3 ngày
  • Viêm bàng quang do các vi khuẩn khác: Sử dụng liều 200mg/lần, cách nhau 12 giờ một lần, trong 7 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng: Sử dụng liều 200mg/lần cách 12 giờ một lần, trong 10 ngày.

Người lớn suy giảm chức năng thận sử dụng liều thuốc như sau:

  • Độ thanh thải creatinin > 50ml/phút: Sử dụng liều thuốc như trên, uống cách 12 giờ một lần.
  • Độ thanh thải creatinin: 10 - 50 ml/phút: Liều thuốc không thay đổi, uống cách 24 giờ một lần.
  • Độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút: Sử dụng một nửa liều thuốc và uống cách 24 giờ một lần.
  • Thẩm phân máu, thẩm phân phúc mạc: Sử dụng liều 100mg/lần cách 24 giờ một lần.

Nếu bạn quên một liều thuốc Menazin, không uống bù liều đã quên. Chỉ uống đúng liều lượng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi sử dụng thuốc Menazin quá liều thường gặp các triệu chứng như các phản ứng ở dạ dày ruột, buồn nôn, nôn mửa và gây xói mòn bề mặt niêm mạc. Ngoài ra có thể gặp các triệu chứng khác như là co giật, choáng váng, mất ý thức và động kinh.

Cách xử trí quá liều thuốc Menazin như sau:

  • Điều trị triệu chứng và theo dõi điện tâm đồ vì có thể kéo dài khoảng QT.
  • Trong vòng 30 phút sau khi quá liều thuốc Menazin, có thể loại ofloxacin chưa bị hấp thu bằng cách sử dụng các chất hấp thu, muối Natri sunphat và rửa dạ dày. Bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng các loại thuốc kháng acid.
  • Sự đào thải ofloxacin có thể được gia tăng bằng cách tăng cường lợi tiểu.
  • Dùng các biện pháp điều trị khác như là điều trị hỗ trợ.

3. Tác dụng phụ của thuốc Menazin

Trong quá trình sử dụng thuốc Menazin, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ của thuốc.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Menazin bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi, run
  • Mất ngủ
  • Ác mộng.
  • Rối loạn thị giác.
  • Phát ban, ngửa
  • Phản ứng da kiểu quá mẫn.

4. Tương tác thuốc Menazin với các loại thuốc khác

Thuốc kháng acid: Mức ofloxacin trong huyết thanh có thể giảm xuống dưới nồng độ điều trị khi sử dụng thuốc Menazin đồng thời với các thuốc kháng acid chứa nhôm và magie.

Thuốc chống đông: Ofloxacin trong thuốc Menazin có thể làm tăng đáng kể tác dụng chống đông máu của warfarin và các dẫn xuất do sự chiếm chỗ tại vị trí gắn kết với huyết thanh, làm kéo dài thời gian chảy máu. Nếu cần thiết phải phối hợp, cần phải kiểm tra thời gian prothrombin và điều chỉnh liều thuốc nếu cần.

Cimeditin sử dụng cùng với Menazin liều cao có thể làm giảm bài tiết Ofloxacin và tăng nồng độ Ofloxacin trong huyết thanh.

Furosemid sử dụng cùng với Menazin liều cao có thể làm giảm bài tiết Ofloxacin và tăng nồng độ Ofloxacin trong huyết thanh.

Glibenclamid sử dụng đồng thời với Menazin có thể làm tăng nồng độ glibenclamid huyết thanh.

Methotrexat sử dụng cùng với Menazin liều cao có thể làm giảm bài tiết Ofloxacin và tăng nồng độ Ofloxacin trong huyết thanh.

Probenecid sử dụng cùng với Menazin liều cao có thể làm giảm bài tiết Ofloxacin và tăng nồng độ Ofloxacin trong huyết thanh..

Dùng chung Menazin với theophylin và các thuốc làm giảm ngưỡng co giật khác có thể làm thấp hơn nữa ngưỡng co giật ở não.

Nên sử dụng thận trọng thuốc Menazin ở bệnh nhân đang dùng các thuốc kéo dài khoảng QT (như là thuốc chống loạn nhịp nhóm IA và III, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc điều trị rối loạn tâm thần. macrolid).

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu về cách dùng và sử dụng thuốc Menazin. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc gì, có thể liên hệ bác sĩ kê đơn để được tư vấn chuyên sâu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Urised
    Tác dụng của thuốc Urised

    Thuốc Urised được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần gồm nhiều hoạt chất khác nhau. Thuốc được sử dụng trong điều trị các triệu chứng khó chịu do nhiễm trùng đường tiết niệu.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Haboxime
    Công dụng thuốc Haboxime

    Thuốc Haboxime thường được bác sĩ kê đơn sử dụng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, da – mô mềm, nhiễm trùng máu,... Trong quá trình sử dụng Haboxime, bệnh nhân nên tuân thủ theo ...

    Đọc thêm
  • kukjetrilcef
    Công dụng thuốc Kukjetrilcef

    Thuốc Kukjetrilcef được bào chế dưới dạng viên nang với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Cephradine 500mg. Vậy thuốc Kukjetrilcef là thuốc gì, thuốc có tác dụng gì và cách sử dụng thuốc như thế nào?

    Đọc thêm
  • acimip
    Công dụng thuốc Acimip

    Acimip có thành phần chính thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn, kháng virus được bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Tuy nhiên bệnh cạnh công dụng hiệu quả mà thuốc mang lại, người bệnh ...

    Đọc thêm
  • Newfazidim
    Công dụng thuốc Newfazidim

    Newfazidim là thuốc được sử dụng theo đường tiêm truyền nhằm điều trị những trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng xương và khớp, nhiễm trùng phụ khoa, nhiễm trùng ...

    Đọc thêm