Công dụng thuốc Mobium

Mobium với thành phần hoạt chất chính là Domperidone, được dùng để kích thích nhu động ruột đường tiêu hoá, điều trị chứng buồn nôn, nôn cấp kể cả do sử dụng thuốc gây độc với cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn về một số công dụng, chỉ định của thuốc Mobium.

1. Mobium là thuốc gì?

Mobium là thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Domperidone (Domperidon maleat) với hàm lượng 10mg. Domperidone là thuốc có tác dụng đối kháng dopamin, có hiệu quả chống nôn, điều trị triệu chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, chướng bụng khá tốt.

2. Cơ chế tác dụng của Mobium

  • Thuốc Mobium giúp cân bằng hỗn hợp 2 tác nhân kháng acid nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd và chất chống đầy hơi simethicon.
  • Hỗn hợp nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd có tác dụng trung hòa acid hydroclorid trong dạ dày nhưng không làm giảm tiết acid, giúp giảm các triệu chứng dư acid trong viêm loét dạ dày, viêm thực quản và khó tiêu; ức chế tác dụng tiêu protid của pepsin.
  • Hoạt chất nhôm hydroxyd làm tăng pH dạ dày chậm và có thể gây táo bón trong khi magnesi hydroxyd tác dụng nhanh và có thể gây tiêu chảy. Sự kết hợp hai hợp chất này tạo ra tác dụng khởi đầu nhanh và ít tác dụng phụ.
  • Hoạt chất simethicon là một chất có tính trơ về mặt hóa học và sinh lý, nó có tính phá bọt, giúp tác động lên hệ thống dạ dày – ruột làm giảm đầy hơi, giải phóng khí tích tụ trong đường tiêu hóa qua sự ợ hơi. Hoạt chất này không tham gia vào phản ứng hóa học hay làm thay đổi tính acid của dịch vị, không can thiệp vào các hoạt động tiêu hóa cũng như quá trình hấp thu thức ăn.

3. Công dụng của thuốc Mobium

Mobium thường được sử dụng trong các trường hợp:

  • Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa liên quan đến tăng tiết acid dạ dày: Khó tiêu, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, viêm loét dạ dày - tá tràng;
  • Điều trị các chứng buồn nôn, nôn cấp, chướng bụng, đầy hơi;
  • Trường hợp khó tiêu do thức ăn ứ trệ ở dạ dày, chậm đi xuống ruột.

4. Liều lượng - Cách dùng của Mobium

Cách dùng: Thuốc được sử dụng dùng bằng đường uống.

Liều dùng: Người lớn 1-2 viên/ ngày, cách nhau mỗi 4 - 8 giờ. Uống trước ăn 15 - 30 phút.

Để thuốc đạt hiệu quả tối đa trong điều trị, bạn cần dùng theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều lượng, cách dùng khi không có sự cho phép của bác sĩ điều trị.

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Mobium

Khi sử dụng thuốc Mobium, bạn có thể xuất hiện một số các tác dụng không mong muốn sau:

  • Rối loạn kinh nguyệt, vú to, tăng tiết prolactin, mất kinh,... Các dấu hiệu này thường gặp khi sử dụng thuốc thường xuyên trong thời gian dài;
  • Do thuốc Mobium không tác dụng nên thần kinh trung ương nên thường không gây ra tình trạng ngoại tháp.

Tác dụng phụ nêu trên đây chưa phải tất cả, bạn có thể gặp các triệu chứng khó chịu khác khi sử dụng thuốc. Bạn cần báo với bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nhất nếu thấy các dấu hiệu bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

6. Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Mobium

Mobium không được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Có tiền sử hoặc các triệu chứng mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc Mobium;
  • Người bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyrin;
  • Người bệnh suy thận nặng;
  • Bệnh nhân suy nhược cơ thể;
  • Người bệnh tiền sản giật, nhiễm độc kiềm, tăng magnesi và giảm phosphat huyết;
  • Bệnh nhân đang viêm ruột thừa, tắc ruột, hẹp môn vị;
  • Không dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi vì nguy cơ nhiễm độc nhôm, đặc biệt ở trẻ mất nước hoặc bị suy thận;
  • Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.

7. Tương tác của Mobium

Trong quá trình sử dụng Mobium có thể xảy ra tương tác với một số thuốc sau:

  • Thuốc kháng acid: Thuốc làm thay đổi pH dạ dày. Do đó nên dùng thuốc kháng acid cách thuốc khác 2-3 giờ.
  • Tetracyclin, Digoxin, Indomethacin, muối sắt, Isoniazid, Allopurinol, Benzodiazepin, Corticosteroid, Penicilamin, Phenothiazin, Ranitidin, Ketoconazol, Itraconazol;

Trên đây là một số thông tin chi tiết về công dụng, chỉ định, liều dùng của thuốc Mobium, nếu bạn cần tư vấn hay còn bất kỳ câu hỏi nào thắc mắc hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ/ chuyên viên y tế có chuyên môn để được giải đáp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan