Công dụng thuốc Natrofen 250mg

Thuốc Natrofen là thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm... Thuốc Natrofen được sản xuất bởi Remedina S.A. - HY LẠP và lưu hành trên thị trường với số đăng ký VN-22306-19.

1. Natrofen là thuốc gì?

Thuốc Natrofen 250mg/5ml có thành phần Cefprozil (dưới dạng Cefprozil monohydrat), đây là một kháng sinh nhóm Cephalosporin bán tổng hợp. Thuốc Natrofen 250mg/5ml được bào chế dưới dạng bột pha hỗn dịch uống, mỗi 1ml hỗn dịch thuốc Natrofen chứa 50mg hoạt chất điều trị.

2. Chỉ định - chống chỉ định của thuốc Natrofen

Thuốc Natrofen 250mg/5ml được chỉ định trong nhiễm trùng nhẹ đến trung bình do các vi khuẩn gây ra trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên:

  • Bệnh viêm họng, viêm amidan do St. pyogenes
  • Viêm tai giữa do St. pneumoniae, H. influenza và Moraxella (Branhamella) Catarrhalis.
  • Viêm xoang cấp do: St. pneumoniae, H. influenzae và Moraxella (branhamella) catarrhalis.

Thuốc Natrofen điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Nhiễm trùng thứ cấp trong viêm phế quản cấp hoặc trong đợt cấp của viêm phế quản mãn do vi khuẩn St. pneumoniae, H. influenza và Moraxella (branhamella) catarrhalis.

Thuốc Natrofen điều trị nhiễm trùng da và cấu trúc: Nhiễm trùng da và cấu trúc không biến chứng do St. aureus và St. pyogenes. Cần tiến hành phẫu thuật trong những trường hợp bệnh nhân bị áp xe.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Natrofen ở những bệnh nhân:

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc Natrofen;
  • Dị ứng với các kháng sinh với nhóm cephalosporin

3. Liều lượng - Cách dùng của thuốc Natrofen

Liều dùng thuốc Natrofen cho người lớn:

  • Điều trị viêm phế quản: dùng thuốc Natrofen 500mg mỗi 12 giờ, dùng trong 10 ngày;
  • Viêm bàng quang: dùng thuốc Natrofen 500mg mỗi 24 giờ, dùng trong 3-7 ngày.
  • Bệnh viêm tai giữa: dùng thuốc Natrofen 500mg mỗi 24 giờ, trong 5-10 ngày.
  • Thuốc Natrofen điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, không nhập viện điều trị: thuốc Natrofen 500mg mỗi 12 giờ, dùng liên tục trong 7-21 ngày, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh viêm phổi.
  • Thuốc Natrofen điều trị viêm bể thận không biến chứng: dùng Natrofen 500mg mỗi 12-24 giờ, dùng liên tục trong 14 ngày.
  • Điều trị viêm xoang: dùng liều thuốc Natrofen 250mg - 500mg mỗi 12 giờ, dùng thuốc kéo dài trong 10 ngày.
  • Nhiễm trùng da và cấu trúc dưới da: dùng thuốc Natrofen 250mg - 500mg mỗi 12 giờ, dùng trong 10 ngày hoặc thuốc Natrofen 500mg mỗi 24 giờ, dùng trong 10 ngày.
  • Điều trị viêm amidan/viêm họng: dùng thuốc Natrofen 500mg mỗi 24 giờ, dùng liên tục trong 10 ngày.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: dùng thuốc Natrofen 500mg mỗi 12-24 giờ, dùng thuốc kéo dài trong 10-14 ngày.

Liều lượng sử dụng thuốc Natrofen cho trẻ em:

  • Đối với trẻ bị viêm tai giữa trong độ tuổi từ 6 tháng đến 12 tuổi: dùng thuốc Natrofen liều 15mg/kg, uống mỗi 12 giờ, uống trong 10 ngày, không vượt quá liều thuốc Natrofen 1g/ngày. Đối với trẻ em từ 13 tuổi trở lên dùng thuốc Natrofen theo liều dành cho người lớn.
  • Điều trị viêm xoang cho trẻ từ 2-12 tuổi: dùng thuốc Natrofen liều 7,5-15 mg/kg, uống mỗi 12 giờ và uống trong 10 ngày, không vượt quá 1g/ngày. Đối với trẻ em từ 13 tuổi trở lên dùng thuốc Natrofen với liều dành cho người lớn.
  • Điều trị nhiễm trùng da và cấu trúc dưới da cho trẻ từ 2-12 tuổi: dùng thuốc Natrofen liều 20mg/kg, uống thuốc Natrofen mỗi 24 giờ, uống trong 10 ngày, không vượt quá 1g/ngày, trẻ em từ 13 tuổi trở lên dùng liều thuốc Natrofen dành cho người lớn.
  • Điều trị viêm amidan/viêm họng cho trẻ em từ 2-12 tuổi: dùng thuốc Natrofen với liều 7,5mg/kg, uống mỗi 12 giờ, uống liên tục trong 10 ngày, không dùng thuốc Natrofen vượt quá 1g/ngày. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên, dùng thuốc Natrofen theo liều dành cho người lớn.

4. Tác dụng phụ của thuốc Natrofen

Các phản ứng phụ của thuốc Natrofen cũng tương tự như với tác dụng ohuj của các kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin dùng đường uống khác. Có khoảng 2% bệnh nhân phải ngưng điều trị bằng thuốc Natrofen do có tác dụng phụ. Theo đó, các tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Natrofen bao gồm:

  • Tiêu chảy (2,9%), buồn nôn (3,5%), nôn (1%), đau bụng (1%);
  • Tăng AST (2%), tăng ALT (2%), phosphatase kiềm (0,2%), tăng bilirubin (<0,1%);
  • Vàng da.
  • Phát ban (0,9%), mề đay (0,1%). Các phản ứng này của thuốc Natrofen thường xảy ra ở trẻ em hơn, xuất hiện sau vài ngày dùng thuốc và giảm ngay sau khi ngừng thuốc Natrofen;
  • Chóng mặt (1%); Tăng động, đau đầu, mất ngủ và lẫn (<1%).
  • Giảm bạch cầu (0.2%), giảm số lượng bạch cầu ưa eosin (2,3%);
  • Tăng BUN (0,1%), creatinin huyết tương (0,1%)
  • Phát ban và bội nhiễm (1.5%);
  • Ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm đạo (1,6%).

Một số tác dụng phụ hiếm gặp được ghi nhận khi thuốc Natrofen lưu hành trên thị trường gồm: shock phản vệ, phù mạch, viêm ruột kết, ban đỏ đa dạng, sốt, hội chứng Stevens – Johnson, giảm tiểu cầu.

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Natrofen

  • Cần kiểm tra bệnh nhân có bị dị ứng với cefprozil, cephalosporin, penicillins hay các thuốc khác hay không trước khi chỉ định thuốc Natrofen. Ngưng thuốc Natrofen ngay nếu bệnh nhân bị dị ứng thuốc, trường hợp nặng có thể chỉ định dùng epinephrine phối hợp với các điều trị khác.
  • Việc điều trị bằng kháng sinh như thuốc Natrofen có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật ở đường ruột, làm tăng sinh clostridium.
  • Các nghiên cứu chỉ ra rằng độc tính do C. difficile sinh ra là một trong những nguyên nhân chính gây viêm đại tràng do kháng sinh, tương tự nhu thuốc Natrofen.
  • Với bệnh nhân mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc suy chức năng thận, bệnh nhân cần được theo dõi lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng trước và sau khi điều trị, cần giảm tổng liều dùng hàng ngày của thuốc Natrofen với những trường hợp này.
  • Cần thận trọng khi chỉ định thuốc Natrofen cho bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu do ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Thận trong khi chỉ định thuốc Natrofen cho bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh đường ruột, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng.
  • Chưa có bằng chứng về tác hại của thuốc Natrofen trên phụ nữ có thai, do đó việc dùng thuốc Natrofen cho phụ nữ khi mang thai chỉ khi thật sự cần thiết.
  • Cần thận trọng khi dùng thuốc Natrofen cho phụ nữ mang thai vì ảnh hưởng của thuốc Natrofen với trẻ sơ sinh chưa biết.
  • Bệnh nhân có thể bị chóng mặt khi dùng thuốc Natrofen, vì vậy cần cảnh báo cho bệnh nhân về tác dụng phụ này nếu người bệnh cần phải lái xe hay vận hành máy khi điều trị bằng thuốc Natrofen.

6. Tương tác thuốc của thuốc Natrofen

  • Độc tính trên thận được báo cáo khi dùng thuốc Natrofen đồng thời kháng sinh nhóm Aminoglycosid;
  • Thuốc Probenecid làm tăng gấp đôi AUC của thuốc Natrofen khi dùng đồng thời;
  • Sinh khả dụng của thuốc Natrofen không bị ảnh hưởng khi uống sau các thuốc antacid 5 phút.
  • Kháng sinh cephalosporin như thuốc Natrofen có thể gây ra hiện tượng dương tính giả trong các thử nghiệm đường trong nước tiểu với thuốc thử Fehling hoặc Benedict.
  • Khi dùng thuốc Natrofen có thể gây phản ứng âm tính giả có thể xảy ra với thử nghiệm ferricyanide sử dụng để kiểm tra đường trong máu.
  • Thuốc Natrofen không làm ảnh hưởng đến xét nghiệm định lượng creatinin trong máu hoặc nước tiểu bằng phương pháp picrat kiềm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan