Công dụng thuốc Farixime

Thuốc Farixime chứa hoạt chất chính là Cefuroxim, một kháng sinh Cephalosporin có tác dụng diệt khuẩn. Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra như nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu sinh dục, da và mô mềm,...

1. Thuốc Farixime là gì?

Thuốc Farixime có hoạt chất chính là Cefuroxim, một kháng sinh Cephalosporin uống thế hệ 2. Cefuroxim có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc gắn vào các protein gắn với penicilin (PBP), đóng vai trò là enzym xúc tác cho giai đoạn cuối cùng của quá trình tổng hợp thành tế bào. Kết quả là quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn bị gián đoán và vi khuẩn sẽ bị phân hủy.

Kháng sinh Cefuroxim có hoạt tính trên vi khuẩn Gram âm tốt hơn các kháng sinh Cephalosporin thế hệ 1. Cefuroxim bền vững hơn dưới tác động của enzym beta lactamase, do đó có tác dụng tốt hơn trên các chủng vi khuẩn tiết ra beta lactamase như Haemophilus influenzae, Escherichia coli, Neisseria, Enterobacter, Klebsiella. Đối với vi khuẩn Gram dương, Cefuroxim có tác dụng trên Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis. Các chủng tụ cầu kháng lại Methicillin đều đã đề kháng với Cefuroxim. Cefuroxim cũng có hiệu lực cao trên các chủng Streptococcus.

2. Thuốc Farixime có tác dụng gì?

Thuốc Farixime được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bao gồm viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan và viêm họng.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu - sinh dục bao gồm viêm thận bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm.

Bệnh lậu, như viêm niệu đạo cấp không biến chứng do lậu cầu và viêm cổ tử cung.

3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Farxime

Cách dùng:

  • Thuốc Farxime có thể được dùng bằng đường tiêm bắp hoặc và tiêm truyền tĩnh mạch liên tục.
  • Tiêm bắp: Hòa bột thuốc Cefuroxime natri bằng một lượng nước cất vô trùng để đạt nồng độ 220mg/ml. Lưu ý lắc đều hỗn dịch trước khi tiêm. Tiêm thuốc bằng cách tiêm bắp sâu vào vùng cơ lớn như mông hoặc mặt trong của đùi.
  • Tiêm tĩnh mạch trực tiếp: Hòa bột thuốc bằng 8ml hoặc 16ml nước cất pha tiêm tương ứng với lọ bột chứa 750mg và 1,5g Cefuroxime natri. Dung dịch sau pha có thể tiêm chậm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc vào dây truyền dịch có chứa dịch truyền tương hợp trong thời gian ít nhất là 5 phút.
  • Truyền tĩnh mạch ngắt quãng và truyền tĩnh mạch liên tục: Có thể dùng 100ml nước cất pha tiêm/dung dịch dextrose 5%/dung dịch natri clorid 0,9% để thêm vào túi truyền dịch có chứa 750mg hoặc 1,5g Cefuroxime natri hay chuyển dung dịch hòa tan bột pha tiêm Cefuroxime vào các chai truyền có chứa dung môi tương hợp. Truyền tĩnh mạch ngắt quãng trong khoảng thời gian từ 15 phút đến 60 phút.

Liều dùng:

  • Bệnh lậu cổ tử cung hoặc niệu đạo không có biến chứng, bệnh lậu trực tràng không có biến chứng ở nữ: Khuyến cáo tiêm 1 liều duy nhất 1g Cefuroxim natri.
  • Kháng sinh dự phòng phẫu thuật: Khuyến cáo dùng liều duy nhất 1,5g tiêm tĩnh mạch trong vòng 1 giờ trước phẫu thuật cho những phẫu thuật thông thường. Nếu thời gian phẫu thuật lớn hơn 4 h hoặc bệnh nhân có mất máu nhiều, trong suốt thời gian phẫu thuật, cứ 3 - 4 giờ một lần có thể lặp lại liều như trên.
  • Đợt bùng phát của bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản cấp tính có bội nhiễm: Liều khuyến cáo là 250mg hoặc 500mg, 12 giờ một lần. Thời gian điều trị 10 ngày với đợt bùng phát của viêm phế quản mạn tính và 5 - 10 ngày với viêm phế quản cấp tính kèm bội nhiễm.
  • Viêm phổi mắc phải cộng đồng: Liều khuyến cáo thường là 500mg, 12 giờ một lần. Thời gian điều trị thường từ 10 - 14 ngày.
  • Viêm màng não do vi khuẩn nhạy cảm: Người lớn khuyến cáo liều tiêm tĩnh mạch là 3g mỗi 8 giờ một lần. Trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên, tiêm tĩnh mạch liều 200 - 240mg/kg/ngày, chia làm 3 hoặc 4 liều, mỗi 6 - 8 giờ một lần. Sau 3 ngày điều trị hoặc khi có cải thiện về lâm sàng có thể giảm liều xuống còn 100mg/kg/ngày. Trẻ sơ sinh, liều khuyến cáo ban đầu là 100mg/kg/ngày, có thể giảm xuống 50mg/kg/ngày khi có cải thiện.
  • Đối với bệnh nhân suy thận: Không cần giảm liều Cefuroxim cho các bệnh nhân có độ thanh thải creatinin lớn hơn 20ml/phút. Với bệnh nhân có độ thanh thải dưới 20ml/phút, cần giảm liều dùng một lần hoặc tăng khoảng thời gian giữa 2 lần dùng thuốc. Khi độ thanh thải creatinin trong khoảng từ 10 - 20ml/phút, khuyến cáo dùng liều 750mg mỗi 12 giờ. Khi độ thanh thải creatinin dưới 10ml/phút, khuyến cáo dùng liều 750mg mỗi 24 giờ. Người bệnh đang thẩm tách máu, dùng liều 750mg vào cuối mỗi lần thẩm tách. Người bệnh đang thẩm phân phúc mạc định kỳ và đang lọc máu động mạch - tĩnh mạch định kỳ, liều thích hợp thường là 750mg, ngày 2 lần. Với trẻ em bị suy thận, hiệu chỉnh liều cần dựa trên nguyên tắc tăng khoảng thời gian giữa 2 lần dùng thuốc như ở người lớn.

4. Tác dụng phụ của thuốc Farxime là gì?

Bệnh nhân sử dụng thuốc Farxime có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn bao gồm:

Tần suất > 10%:

  • Tiêu chảy.

Tần suất 1 đến 10%:

  • Tim mạch: Viêm tắc tĩnh mạch cục bộ.
  • Nội tiết và chuyển hóa: Tăng lactate dehydrogenase.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn và nôn, mùi vị khó chịu.
  • Tiết niệu: Viêm âm đạo.
  • Huyết học: Giảm hematocrit, giảm hemoglobin, tăng bạch cầu ưa acid.
  • Gan: Tăng alanine aminotransferase huyết thanh, phosphatase kiềm và aspartate aminotransferase huyết thanh.
  • Miễn dịch học: Phản ứng Jarisch-Herxheimer.

Tần suất <1%:

  • Tim mạch: Đau ngực, tức ngực, tim nhanh.
  • Da liễu: Ban da, ngứa, phát ban da, mày đay.
  • Nội tiết và chuyển hóa: Tăng khát.
  • Tiêu hóa: Đau bụng, chán ăn, khó tiêu, đầy hơi, nhiễm trùng tiêu hóa, loét niêm mạc miệng, co thắt dạ dày, sưng lưỡi.
  • Hệ sinh dục: Tiểu buốt, chảy máu niệu đạo, đau niệu đạo, nhiễm trùng tiết niệu, tiết dịch âm đạo, kích ứng âm đạo, nhiễm nấm Candida, ngứa âm hộ
  • Huyết học: Giảm bạch cầu trung tính, xét nghiệm Coombs trực tiếp dương tính.
  • Gan: Tăng bilirubin huyết thanh.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm nấm Candida, nhiễm virus.

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Farxime là gì?

  • Cần khai thác kĩ tiền sử dị ứng thuốc, đặc biệt với kháng sinh nhóm beta-lactam trước khi dùng thuốc Farxime. Các phản ứng quá mẫn có thể bao gồm sốt, ngứa, mày đay, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng hoại tử biểu bì nhiễm độc,...
  • Tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp thuốc Farxime có thể gây đau tại vị trí tiêm. Viêm tĩnh mạch huyết khối cũng đã được báo cáo ở một số bệnh nhân dùng kháng sinh Farxime tiêm tĩnh mạch.
  • Nên kiểm tra chức năng thận khi điều trị bằng Farxime, đặc biệt là ở bệnh nhân nặng đang dùng liều cao. Thận trọng khi dùng đồng thời thuốc Farxime với các thuốc lợi tiểu mạnh vì có thể ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Dùng thuốc Farxime dài ngày có thể tăng nguy cơ phát triển các chủng vi khuẩn không nhạy cảm. Đã có báo cáo về một số trường hợp viêm đại tràng màng giả do Clostridium difficile khi sử dụng các kháng sinh phổ rộng, vì vậy cần lưu ý theo dõi các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc.
  • Độ an toàn và hiệu quả của thuốc Farxime trên bệnh nhi nhỏ hơn 3 tháng tuổi chưa được thiết lập.
  • Một số kháng sinh nhóm Cephalosporin (trong đó có Cefuroxim) có khả năng gây co giật, động kinh, đặc biệt trên bệnh nhân có chức năng thận suy giảm. Trong quá trình điều trị nếu xuất hiện triệu chứng co giật nên ngừng sử dụng thuốc Farxime và sử dụng các thuốc điều trị động kinh phù hợp.
  • Phụ nữ có thai: Hiện nay chưa có nghiên cứu đầy đủ về độ an toàn của thuốc Farxime trên phụ nữ có thai, do đó chỉ dùng cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết.
  • Phụ nữ cho con bú: Cefuroxime bài tiết trong sữa mẹ ở nồng độ thấp. Chỉ nên sử dụng thuốc Farxime cho phụ nữ đang cho con bú sau khi cân nhắc kỹ nguy cơ và lợi ích của thuốc, đồng thời theo dõi sát trẻ trong quá trình điều trị bằng kháng sinh cho mẹ.

Trên đây là các thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Farxime. Lưu ý, Farxime là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

36 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Zinnat 125mg
    Liều dùng Zinnat 125mg

    Thuốc Zinnat 125mg là một loại kháng sinh phổ rộng, được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Với mỗi tình trạng nhiễm khuẩn, độ tuổi và bệnh lý kèm sẽ được chỉ định Zinnat 125mg liều dùng khác ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Zaniat
    Công dụng thuốc Zaniat

    Thuốc Zaniat được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Cefuroxim. Thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với hoạt chất Cefuroxim.

    Đọc thêm
  • Receant
    Công dụng thuốc Receant

    Thuốc Receant là một thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn được dùng bằng đường tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch. Thuốc có chứa liều lượng cao nên thường được dùng trong những trường hợp nhiễm khuẩn ...

    Đọc thêm
  • emixorat
    Công dụng thuốc Emixorat

    Emixorat là thuốc kê đơn được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và dự phòng các trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn cao như khi tiến hành phẫu thuật. Để sử dụng thuốc hiệu ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Santorix 1500
    Công dụng thuốc Santorix 1500

    Thuốc Santorix 1500 bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm, được bác sĩ chỉ định sử dụng trong nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn huyết. Để đảm bảo hiệu quả sử ...

    Đọc thêm