Công dụng thuốc Ribotacin

Thuốc Ribotacin thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc có thành phần chính là Cefuroxim (dưới dạng Cefuroxim natri) 750mg, bào chế dưới dạng bột pha tiêm và đóng theo hộp 10 lọ. Vậy Ribotacin công dụng là gì?

1. Thuốc Ribotacin công dụng là gì?

Thuốc Ribotacin được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị nhiễm khuẩn thể nặng ở đường hô hấp dưới bao gồm cả viêm phổi.
  • Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm.
  • Điều trị nhiễm khuẩn xương khớp.
  • Điều trị nhiễm khuẩn thể nặng niệu và sinh dục.
  • Điều trị nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
  • Điều trị nhiễm khuẩn lậu lan tỏa không có biến chứng.
  • Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn sau khi phẫu thuật.

Thuốc Ribotacin không được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh quá mẫn với Cephalosporin hoặc với bất cứ thành phần tá dược nào trong thuốc.
  • Người bệnh có tiền sử bị dị ứng với bất kỳ Beta lactam nào.

2. Liều lượng - Cách dùng thuốc Ribotacin

2.1. Cách dùng

  • Dung môi pha tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch: Nước cất pha tiêm.
  • Dung môi pha truyền tĩnh mạch liên tục: Thuốc tiêm natri chloride 0,9%, thuốc tiêm dextrose 5%, thuốc tiêm dextrose 10%, thuốc tiêm dextrose 5% và natri chloride 0,9%, thuốc tiêm dextrose 5% và natri chloride 0,45%, hoặc thuốc tiêm natri lactate M/6.
  • Tiêm bắp: Thêm 3ml nước cất pha tiêm vào 750mg Ribotacin sau đó lắc nhẹ, dung dịch sẽ có màu vàng nhạt.
  • Tiêm tĩnh mạch: Hòa tan Ribotacin trong nước cất pha tiêm ít nhất 6ml cho 750mg sau đó lắc nhẹ, dung dịch sẽ có màu vàng nhạt.
  • Truyền tĩnh mạch: Đối với truyền tĩnh mạch ngắn (như tối đa 30 phut), co thé hòa tan 1,5g trong 50 mÌ nước cất pha tiêm.
  • Các dung dịch này có thể tiêm thẳng vào tĩnh mạch hay qua ống của bộ dây tiêm truyền nếu người bệnh đang được truyền dịch.

2.2. Liều dùng

  • Người lớn: Liều thông thường là 750mg Cefuroxim, 8 giờ một lần, nhưng trong các nhiễm khuẩn nặng hơn có thể tiêm tĩnh mạch 1,5g Cefuroxim, 8 giờ hoặc 6 giờ một lần.
  • Trẻ em và trẻ còn rất nhỏ: 30mg đến 60mg Cefuroxim/kg thể trọng/ngày, nếu cần có thể tăng đến 100mg Cefuroxim/kg/ngày, chia làm 3 - 4 liều nhỏ.
  • Trường hợp suy thận: Có thể cần giảm liều tiêm. Khi độ thanh thải creatinin trong khoảng từ 10- 20ml/phút, dùng liều người lớn thông thường 750mg Cefuroxim với l2 giờ một lần. Khi độ thanh thải creatinin dưới 10ml/phút, dùng liều người lớn thông thường 750mg Cefuroxim mỗi ngày một lần. Người bệnh đang thẩm tách máu, dùng liều 750mg Cefuroxim vào cuối mỗi lần thẩm tách. Người bệnh đang lọc máu động mạch - tĩnh mạch định kỳ và thẩm tách màng bụng định kỳ, liều thích hợp thường là 750mg Cefuroxim và ngày hai lần.
  • Suy gan: Cefuroxim chủ yếu được đào thải qua thận, vì vậy thuốc không bị ảnh hưởng ở những người bệnh bị suy gan.
  • Viêm màng não do chủng vi khuẩn nhạy cảm: Người lớn, tiêm tĩnh mạch liều 3g Cefuroxim, 8 giờ một lần; trẻ em và trẻ còn rất nhỏ, tiêm tĩnh mạch liều 200- 240 mg Cefuroxim/kg thể trọng/ngày, chia làm 3 hoặc 4 liều nhỏ; sau 3 ngày hoặc khi có cải thiện về lâm sàng có thể giảm liều tiêm tĩnh mạch xuống, 100mg Cefuroxim/kg thể trọng/ngày. Trẻ sơ sinh, tiêm tĩnh mạch 100mg Cefuroxim/kg/ngày, có thể giảm liều xuống 50mg Cefuroxim/kg/ngày khi có chỉ định lâm sàng.
  • Bệnh lậu: Dùng liều duy nhất 1,5g Cefuroxim. Có thể chia làm 2 mũi tiêm 750mg Cefuroxim vào các vị trí khác nhau, ví dụ vào hai mông.
  • Dự Phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật: Liều thông thường là 1,5g Cefuroxim tiêm tĩnh mạch trước khi phẫu thuật, sau đó tiếp tục tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp liều 750mg Cefuroxim, cứ 8 giờ một lần cho tới thời gian 24 đến 48 giờ sau. Trong thay khớp toàn bộ, có thể trộn 1,5g Cefuroxim với xi măng methyl methacrylate.

3. Tương tác thuốc Ribotacin

Thuốc Ribotacin khi kết hợp sử dụng chung với một số thuốc sau có thể xảy ra tình trạng tương tác thuốc như:

  • Probenecid liều cao kết hợp với Ribotacin làm giảm độ thanh thải cefuroxim ở thận, làm cho nồng độ cefuroxim trong huyết tương cao hơn và kéo dài hơn.
  • Cefuroxim có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai đường uống.
  • Sử dụng đồng thời với thuốc kháng vitamin K có thể làm tăng INR.
  • Thuốc Aminoglycosid có thể làm tăng khả năng thận bị nhiễm độc.
  • Thuốc lợi tiểu mạnh.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc Ribotacin điều trị, người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tất cả những loại thuốc đang dùng và bệnh lý khác đang gặp phải.

4. Thuốc Ribotacin gây ra những tác dụng phụ nào?

Trong quá trình sử dụng thuốc Ribotacin người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn(chiếm khoảng 3%) như sau:

  • Thường gặp: Chỗ tiêm đau và rát, viêm tĩnh mạch huyết khối tại nơi tiêm truyền, tiêu chảy...
  • Ít gặp: Các phản ứng quá mẫn + phản vệ, nhiễm nấm Candida, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu trung tính, thử nghiệm Coombs dương tính...
  • Hiếm gặp: Thiếu máu tan máu, hội chứng Stevens - Johnson, ban đỏ đa hình và hoại tử biểu bì nhiễm độc, đau đầu, có cơn co giật, kích động.

5. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Ribotacin

  • Đã có các báo cáo trên nghiên cứu sử dụng Ribotacin trên chuột nhắt và chuột cống không thấy có dấu hiệu ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc có hại cho bào thai.
  • Đã có dữ liệu chỉ ra rằng Cefuroxim bài tiết trong sữa mẹ ở nồng độ thấp, không có tác động trên trẻ đang bú sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ bị tiêu chảy, nổi ban, và tưa thì nên dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ dược sĩ.
  • Thuốc Ribotacin không ảnh hưởng đến quá trình lái xe và vận hành máy móc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

63 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • yungpenem
    Công dụng thuốc Yungpenem

    Yungpenem thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus. Thuốc được bào chế ở dạng bột pha tiêm, đóng gói hộp 10 lọ. Thành phần chính của Yungpenem là Cilastatin (dưới dạng Cilastatin ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Brigmax
    Công dụng thuốc Brigmax

    Brigmax là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3 được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn. Vậy khi sử dụng thuốc Brigmax cần lưu ý điều gì để đạt hiệu quả và an toàn? Hãy cùng tìm hiểu về thuốc ...

    Đọc thêm
  • savixime
    Công dụng thuốc Savixime

    Thuốc Savixime có thành phần hoạt chất chính là Cefotaxim dưới dạng Cefotaxim natri và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc có công dụng trong điều trị các bệnh do ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng ...

    Đọc thêm
  • Newfazidim
    Công dụng thuốc Newfazidim

    Newfazidim là thuốc được sử dụng theo đường tiêm truyền nhằm điều trị những trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng xương và khớp, nhiễm trùng phụ khoa, nhiễm trùng ...

    Đọc thêm
  • Cipazy
    Công dụng thuốc Cipazy

    Nằm trong nhóm thuốc chống nhiễm trùng, kháng khuẩn và chống nấm, thuốc Cipazy có công dụng trong việc điều trị các bệnh lý viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn da... Việc dùng thuốc Cipazy nên được tư vấn ...

    Đọc thêm