Nếu uống thuốc quá hạn có sao không?

Ngoài thành phần, thì hạn sử dụng thuốc cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến tính hiệu quả trong quá trình điều trị. Vậy uống thuốc quá hạn có sao không?

1. Cách đơn giản nhận biết thuốc quá hạn

Hạn sử dụng của thuốc là một vấn đề mà ít người quan tâm nên thường hay để xảy ra tình trạng thuốc quá hạn. Thông thường khi thuốc hết hạn bạn có thể dễ dàng nhận ra thông qua một vài đặc điểm khác la như:

  • Thuốc ở dạng lỏng: có thể sẽ có hiện tượng tách lớp, đổi màu, mùi lạ.
  • Thuốc dạng rắn: Thuốc trở nên mềm nhũn, đổi màu.

Tuy nhiên không phải tất cả những loại thuốc hết hạn đều có sự thay đổi về kết cấu. Một số loại thuốc có thành phần hóa học đã biến đổi nhưng lại không hề thay đổi hình dáng nên khó nhận biết. Hoặc có những thuốc chỉ mới hết hạn trong thời gian ngắn nên kết cấu thuốc chưa thay đổi so với thời điểm ban đầu.

2. Những ảnh hưởng về sức khỏe khi sử dụng thuốc hết hạn

Nhiều người thường đặt ra thắc mắc, uống thuốc hết hạn sử dụng có sao không? Câu trả lời là có!.

Với những loại thuốc trị bệnh nhẹ như: thuốc đau đầu, sốt nhẹ hoặc đau nhẹ nếu dùng phải thuốc hết hạn có thể sẽ không quá nguy hiểm, bởi tác dụng phụ của thuốc không quá cao. Tuy nhiên trong trường hợp, người bệnh sử dụng phải thuốc hết hạn trong điều trị các bệnh mãn tính như: bệnh tim, ung thư, huyết áp thì có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như co giật, buồn nôn, nguy hiểm hơn là gây ra các tai biến nặng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ mù lòa, tàn phế...

Không chỉ có vậy việc dùng thuốc hết hạn sẽ khiến bệnh lý trở nên phức tạp, khó khăn trong việc điều trị. Nguyên nhân bởi, thuốc hết hạn sẽ chuyển hóa sang dạng khác hoặc sản sinh ra những hợp chất có độc tính cao có thể gây độc cho cơ thể, do sự biến tính của hoạt chất thuốc, chất bảo quản thuốc, do hư hỏng dạng bào chế, tạp nhiễm, nhiễm khuẩn... có thể gây dị ứng, sốc phản vệ, thậm chí tử vong.

3. Lưu ý hạn sử dụng của thuốc

Cũng như nhiều sản phẩm tiêu dùng khác, hạn dùng của thuốc thường được in trên bao bì, nhãn dán trên chai, lọ đựng thuốc, dập trên vỉ thuốc,... và được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Số chỉ ngày, tháng gồm hai con số hoặc tên tháng bằng chữ và số chỉ năm ghi bằng bốn chữ số hoặc hai con số cuối của năm.

Với những loại thuốc thường sử dụng nhiều lần như: thuốc nhỏ mắt, mũi, tai... hoặc thuốc dung dịch, hỗn dịch thì còn có thêm một hạn dùng cho thuốc sau khi đã mở nắp, đã pha. Hạn sử dụng này thường tùy vào hướng dẫn của nhà sản xuất, có thể là: 1 hoặc 2 ngày, 1 tuần, 1 tháng...Trường hợp này tuy hạn dùng trên bao bì của thuốc vẫn còn nhưng thuốc đã không còn sử dụng được nữa do quá ngày mở nắp theo yêu cầu.

4. Thuốc nên được bảo quản thế nào là tốt nhất?

Về cơ bản cách bảo quản thuốc ở nhiều dạng thường không mấy khó khăn. Tuy nhiên tùy theo từng đặc điểm của thuốc mà người bệnh cần bảo quản sao cho đúng để thuốc phát huy được tác dụng tốt nhất trong việc điều trị bệnh.

Một số loại thuốc cần phải được bảo quản trong điều kiện đặc biệt như trong ngăn mát tủ lạnh (thuốc tiểu đường dạng tiêm insulin...) tránh để ở nhiệt độ cao, nơi có ánh nắng chiếu vào

Các dạng thuốc viên nên để nở nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt, bởi điều này dễ làm thuốc bị mốc hoặc ẩm gây nên biến đổi kết cấu thuốc. Tốt nhất mỗi gia đình nên có vị trí để thuốc riêng. Điều này không chỉ đảm bảo được sự an toàn cho các thành viên trong gia đình mà còn giúp bạn kiểm soát việc dùng thuốc được tốt hơn.

Thuốc nên được để xa vòng tay trẻ em. Nếu nhà có người già thì cần đặc biệt cẩn thận, bởi một vài loại thuốc có bao bì khá giống nhau nên nếu để chung người già rất dễ sử dụng nhầm lẫn.

5. Thuốc hết hạn nên được xử lý thế nào?

Khi đã có được câu trả lời cho câu hỏi, uống thuốc quá hạn có sao không, người dùng cũng cần chú ý tới việc xử lý khi thuốc hết hạn để tránh làm ảnh hưởng tới môi trường, sinh vật và mọi thứ xung quanh.

  • Bỏ thuốc vào thùng rác: Khi thuốc hết hạn bạn có thể gói gọn vào túi rồi cho vào thùng rác.
  • Mang thuốc tới nhà thuốc, bệnh viện: Một số cơ sở y tế có chương trình thu gom thuốc, đặc biệt là những loại thuốc đặc trị, rác thải y tế. Tại đây, các cơ sở sẽ có cách xử lý thích hợp với những loại rác thải đặc biệt này.
  • Xả xuống bồn: FDA khuyến cáo rằng một số ít các loại thuốc nên được xử lý bằng cách xả xuống bồn rửa hoặc nhà vệ sinh.

Tóm lại quy trình bảo quản thuốc cần được đặc biệt chú trọng, điều này không chỉ giảm tình trạng dùng thuốc hết hạn ở bệnh nhân mà còn đảm bảo rằng thuốc không bị ảnh hưởng kết cấu khi đưa vào cơ thể. Nếu chẳng may uống phải thuốc hết hạn, người bệnh nên theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe và nếu có những dấu hiệu bất thường cần tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và có hướng can thiệp kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

58.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Trimespa
    Công dụng thuốc Trimespa

    Trimespa 100 là thuốc tác động lên đường tiêu hóa, thường được chỉ định trong các bệnh lý co thắt đường tiêu hóa. Vậy thuốc Trimespa chữa bệnh gì và cần lưu ý gì để sử dụng thuốc đạt hiệu ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Combunox
    Công dụng thuốc Combunox

    Thuốc Combunox chứa 2 thành phần chính Oxycodone và Ibuprofen. Thuốc được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn để giảm đau nặng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thuốc Combunox qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Topogis 90
    Công dụng thuốc Topogis 90

    Thuốc Topogis 90 là thuốc tim mạch, có thành phần chính là Ticagrelor, hàm lượng 90mg. Thuốc có tác dụng điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định đồng thời giúp phòng ngừa huyết khối do xơ vữa động ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Alphafoss
    Công dụng thuốc Alphafoss

    Thuốc Alphafoss có thành phần chính là Fosfomycin Natri, thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng. Cùng tìm hiểu công dụng, cách sử dụng cũng như lưu ý khi dùng thuốc Alphafoss qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Grovatab
    Công dụng thuốc Grovatab

    Thuốc Grovatab được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Spiramycin. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với hoạt chất thuốc.

    Đọc thêm