Vì sao thuốc phải có hạn sử dụng?

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Đinh Thị Mỹ Hạnh - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Ngày hết hạn có thể rất khác nhau giữa các loại thuốc và dạng thuốc khác nhau. Ví dụ, dạng viên nén khô có thể có hạn sử dụng dài hơn dạng dung dịch lỏng. Bạn không nên dùng thuốc sau khi đã hết hạn sử dụng.

1. Hạn sử dụng của thuốc là gì?

Khi thuốc được sản xuất, theo luật, sản phẩm phải được ghi hạn sử dụng để bạn biết khi nào thuốc còn có thể sử dụng được. Sau ngày hết hạn, thuốc sẽ không giữ được hiệu quả như mong đợi hoặc không còn an toàn để sử dụng nữa. Thuốc mất tác dụng theo thời gian vì các hóa chất trong thuốc có thể bị phân hủy thành các sản phẩm không hoạt động do tác động của nhiệt, ánh sáng hoặc oxy. Thuốc cũng có thể trở nên nguy hiểm do sự thay đổi thành phần hóa học của các chất này.

Hãy luôn kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng thuốc. Nếu thuốc của bạn có hình dạng, mùi vị hoặc màu sắc khác so với lần đầu tiên mua thuốc, ngay cả khi thuốc còn trong hạn sử dụng, hãy đến gặp dược sĩ để được tư vấn.

2. Hạn sử dụng tìm thấy ở đâu?

Bạn có thể tìm thấy hạn sử dụng trên bao bì thuốc hoặc trên nhãn với các cụm từ:

  • Hết hạn (Expiry)
  • Ngày hết hạn (Expiry date)
  • EXP
  • Sử dụng trước ngày (use by date/ use before)

Thông thường ngày hết hạn được ghi trên thuốc bởi nhà sản xuất thuốc hoặc dược sĩ cung cấp thuốc (đối với các thuốc pha chế tại chỗ).

>>> Vì sao một loại thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau?

Hạn sử dụng tìm thấy trên vỏ bao bì thuốc
Hạn sử dụng tìm thấy trên vỏ bao bì thuốc

3. Phân biệt cách đọc hạn sử dụng

  • Nếu trên hộp thuốc in các từ như “hết hạn”, ngày hết hạn” (Expiry date, EXP). Ví dụ: nếu hạn sử dụng là tháng 7 năm 2020 (HSD: 07.2020) thì bạn có thể sử dụng thuốc đến hết ngày 31 tháng 7 và không nên dùng thuốc sau ngày này.
  • Nếu trên hộp thuốc in các từ “sử dụng trước ngày” (use by date/ use before) nghĩa là bạn không nên dùng thuốc sau thời hạn in trên hộp. Ví dụ: nếu trên hộp ghi “Sử dụng trước ngày: 07.2020” nghĩa là không nên dùng thuốc sau ngày 30 tháng 6 năm 2020.
  • Nếu bác sĩ hoặc dược sĩ hướng dẫn cho bạn cách dùng một loại thuốc nào đó và có ghi chú về việc sử dụng hoặc thời gian loại bỏ thuốc thì bạn nên làm theo những hướng dẫn này.

Ví dụ: Dược sĩ của bạn có thể ghi nhãn một loại thuốc: "Loại bỏ 7 ngày sau khi mở".

  • Bạn nên mang những loại thuốc còn dư lại sau thời gian này trở lại dược sĩ để xử lý hủy thuốc, ngay cả khi thuốc còn trong hạn sử dụng của nhà sản xuất.

4. Các loại thuốc cần đề phòng kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng

Bạn cần đặc biệt cẩn thận với một số loại thuốc sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp có thể đe dọa tính mạng như:

Các thuốc có hạn sử dụng ngắn

  • Hỗn hợp kháng sinh đã được pha chế: khi dược sĩ thêm nước vào kháng sinh dạng bột, nó sẽ làm thay đổi độ ổn định của sản phẩm và dược sĩ sẽ cho hạn sử dụng trong 1 hoặc 2 tuần, tùy thuộc vào sản phẩm và hướng dẫn của nhà sản xuất
  • Thuốc nhỏ mắt là một trường hợp đặc biệt khác. Thuốc có thể bị nhiễm vi khuẩn sau khi mở nắp nên nguyên tắc chung là không bao giờ sử dụng thuốc nhỏ mắt sau khi hết hạn sử dụng và vứt bỏ thuốc sau 28 ngày kể từ khi bạn mở ra, ngay cả khi chưa đến ngày hết hạn.
Dư thừa insulin gây ra hội chứng buồng trứng đa nang
Trước khi sử dụng Insulin, người bệnh cần kiểm tra hạn sử dụng của thuốc

5. Bảo quản thuốc an toàn

Để thuốc đảm bảo hiệu lực cho đến khi hết hạn sử dụng, bạn cần bảo quản đúng cách theo như hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. Ví dụ như có thể bao gồm bảo quản dưới 25 °C, ở nơi tối hoặc trong tủ lạnh ở khoảng 2-8 °C, và xa tầm tay trẻ em.

Bạn nên kiểm tra tất cả các loại thuốc thường xuyên và loại bỏ những loại thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc bạn không còn cần nữa. Nếu bạn phát hiện ra rằng bạn đã sử dụng thuốc hết hạn, hãy đi gặp bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn thêm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo: healthdirect.gov.au, nhs.uk

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan