Cách cho trẻ uống thuốc an toàn và hiệu quả

Trẻ em nhạy cảm với thuốc hơn người lớn. Nếu tiêm sai liều lượng hoặc không đúng thời điểm thì ngay cả thuốc không kê đơn lành tính cũng có thể trở nên không hiệu quả hoặc gây hại.

1. Cho trẻ uống thuốc an toàn và hiệu quả nhờ tư vấn của bác sĩ

Để cho trẻ uống thuốc an toàn, các bà mẹ cần hỏi các thông tin sau khi được kê đơn thuốc bao gồm:

  • Tác dụng chính và tác dụng phụ của thuốc
  • Thuốc bắt đầu có hiệu lực khi nào? Trong bao lâu?
  • Thời gian sử dụng thuốc kéo dài bao lâu?
  • Có tương tác với bất kỳ loại thuốc nào khác đang sử dụng?
  • Thuốc có cần bảo quản trong tủ lạnh, nơi có nhiệt độ cao hay ánh sáng không?
  • Cần làm gì nếu lỡ cho trẻ uống quá liều lượng thuốc?
  • Cho thuốc trộn thức ăn để ăn cùng không?
  • Có loại thực phẩm nào cần tránh trong thời gian sử dụng thuốc?
  • Có cần giữ trẻ tránh ánh nắng mặt trời khi dùng thuốc?

Trước khi về nhà, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu liều lượng, cách thức và thời điểm sử dụng thuốc. Nếu mua thuốc tự do, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ xem nó có an toàn cho trẻ không. Nếu trên bao bì không ghi rõ liều lượng thì không nên sử dụng. Hãy hỏi về tác dụng phụ và tương tác thuốc. Liệt kê với bác sĩ hoặc dược sĩ về các loại dị ứng mà trẻ mắc phải.

Thuốc
Cha mẹ cần nắm được liều lượng, cách thức và thời điểm cho trẻ sử dụng thuốc

2. Cách cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng

Làm sao để cho trẻ uống đúng liều lượng thuốc? Hãy đọc nhãn thuốc cẩn thận và làm theo hướng dẫn trên bao bì. Nếu bạn không hiểu hướng dẫn, hãy gọi cho dược sĩ hoặc bác sĩ. Cụ thể, để đo đúng liều lượng thuốc cho trẻ, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Đọc hướng dẫn và đo liều lượng trong điều kiện ánh sáng tốt để hạn chế nhầm lẫn.
  • Hãy lưu ý rằng một số loại thuốc không kê đơn cho trẻ sơ sinh, như acetaminophen cho trẻ sơ sinh, là dạng cô đặc. (Không sử dụng cho trẻ lớn hơn với liều tương tự).
  • Biết cân nặng của trẻ. Một số loại thuốc được đo lường dựa vào cân nặng hoặc cả cân nặng và tuổi.
  • Đảm bảo lắc các loại thuốc dạng lỏng trước khi cho trẻ uống nếu trên nhãn ghi. Điều này đảm bảo tất cả các thành phần thuốc được phân phối đồng đều.
  • Đừng nhầm lẫn giữa muỗng cà phê và muỗng canh. Hầu như không có loại thuốc nào sử dụng muỗng canh để đo lường.
  • Đừng dự đoán liều thuốc. Hãy ghi nhớ: 1 mililit (ml) = 1 cc và 1 muỗng cà phê = 5 cc để chuyển đổi muỗng cà phê và ống xylanh phù hợp.
  • Không bao giờ cho trẻ uống nhiều thuốc hơn mức khuyến cáo trên nhãn ngay cả khi trẻ bị cảm nặng, nhiễm trùng tai, viêm họng hoặc sốt. Liều lượng thuốc được thiết kế dựa trên tiêu chí an toàn sức khỏe, không phải mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Gọi cho bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào.
  • Nếu bạn cho trẻ uống quá nhiều thuốc hãy kiểm tra với bác sĩ hoặc dược sĩ để chắc chắn.
  • Nếu trẻ bị nôn và không thể nhịn được gì, hãy cho bác sĩ biết để lựa chọn một phương pháp khác như tiêm hoặc thuốc đạn để đảm bảo trẻ nhận được phương pháp điều trị cần thiết.
  • Đừng cho trẻ dùng đơn thuốc của trẻ khác, đơn thuốc cũ chứa aspirin có thể gây ra hội chứng Reye.
Thuốc kháng sinh
Đọc nhãn thuốc và cho trẻ uống thuốc theo dướng dẫn sử dụng trên bao bì

3. Cách cho trẻ uống thuốc hiệu quả, tránh thiếu liều thuốc

Để đảm bảo trẻ nhận được lượng thuốc phù hợp, bạn nên sử dụng đúng dụng cụ được cấp cùng với thuốc như thìa, xylanh hoặc cốc định lượng. Tốt nhất là sử dụng ống xylanh bằng nhựa. Đối với trẻ sơ sinh, ống xylanh sẽ giúp trẻ uống thuốc tốt hơn thìa vì có thể chắc chắn đưa được tất cả thuốc vào miệng và xuống cổ họng.

Nếu sử dụng ống xylanh để cho trẻ uống mà trẻ vẫn cố gắng khạc thuốc ra thì hãy dùng ngón tay để kéo má bé ra và thử đẩy thuốc vào một trong hai bên má. Để ngón tay của bạn trong miệng trẻ cho đến khi trẻ nuốt thuốc.

Các bà mẹ cũng có thể sử dụng thìa để cho trẻ uống nhưng chúng thường rất khó đổ vào miệng của trẻ.

4. Cho trẻ uống thuốc đúng số lần trong ngày

Đọc kỹ nhãn để biết số lần cho trẻ uống thuốc và khoảng cách giữa các lần uống. Nếu trên nhãn mác có ghi "4 lần/ngày", hãy cho trẻ uống 4 lần sau khi trẻ ngủ dậy mà không cần phải đánh thức. Nếu chỉ dẫn cho biết "cứ 6 giờ/lần", bạn sẽ phải tìm hiểu xem trẻ cần thuốc suốt ngày đêm hay không.

Nếu là thuốc kê đơn, hãy hỏi bác sĩ đã kê đơn. Nếu là thuốc không kê đơn, hãy hỏi dược sĩ. Bạn cũng nên lưu ý xem các mục lưu ý trên đơn thuốc về việc dùng thuốc trước, trong hay sau bữa ăn và các loại thực phẩm hoặc loại thuốc cần tránh kết hợp.

Kê đơn, bác sĩ chỉ định uống thuốc
Cho trẻ uống thuốc đúng số lần trong ngày theo đơn của bác sĩ

Nếu dùng thuốc dài ngày nhưng không thấy kết quả, hãy kiểm tra lại hướng dẫn sử dụng thuốc. Nếu triệu chứng không thuyên giảm thì việc dùng thuốc vượt thời hạn cho phép cũng không có tác dụng. Tại thời điểm đó, hãy đến gặp bác sĩ điều trị để nhận tư vấn. Mặt khác, hãy đảm bảo cho trẻ uống đầy đủ tất cả loại thuốc được kê đơn, theo thời gian đề nghị của bác sĩ, ngay cả khi hình thấy trẻ có vẻ đã bình phục hoàn toàn. Nếu không, nhiễm trùng do vi khuẩn chưa biến mất sẽ tái phát lại sau khi trẻ ngừng sử dụng thuốc.

5. Giảm đắng cho thuốc để kích thích trẻ uống

Trẻ có thể chống lại việc uống thuốc nếu thuốc đắng. Nếu đúng như vậy, bạn có thể hỏi dược sĩ về loại thuốc có trộn với hương liệu để tạo cảm giác ngon miệng hơn. Không trộn thuốc vào bình sữa hoặc cốc nước trái cây vì nếu không uống hết, trẻ sẽ không uống đủ liều thuốc.

Nếu trẻ đủ lớn để ăn thức ăn dặm, bạn có thể hỏi bác sĩ về thuốc dạng viên, nghiền nát rồi trộn với một ít sữa chua hoặc nước sốt táo. Bạn không nên nói nói thuốc là “kẹo” mà nói rằng thuốc là phương pháp điều trị có thể giúp trẻ dễ dàng dùng thuốc, nhưng nó cũng có thể phản tác dụng đối với một số trẻ.

Trẻ uống thuốc
Bạn có thể hỏi dược sĩ về loại thuốc có trộn với hương liệu để kích thích trẻ uống

6. Bảo quản thuốc an toàn

Cố gắng giữ thuốc trong bao thuốc ban đầu. Nếu bạn làm mất nhãn thuốc, hãy bỏ thuốc đi. Đưa ra dự đoán về liều lượng không đáng để bạn đánh liều với sức khỏe của trẻ.

Nhiều loại thuốc kháng sinh cần được bảo quản lạnh. Một số có thể để trên quầy trong vài phút hoặc nhét trong ví hoặc túi để lái xe đến nhà trẻ hoặc trường học. Các loại khác cần được giữ mát liên tục, ở nhà và khi di chuyển.

Để các loại thuốc không cần dùng trong tủ lạnh, nơi khô ráo, thoáng mát. Đừng giữ chúng trong tủ thuốc gần phòng tắm, vì thuốc có thể bị ẩm từ vòi hoa sen. Giữ tất cả các loại thuốc an toàn ngoài tầm của trẻ và làm theo lời khuyên của bác sĩ về bảo quản và sử dụng thuốc.

Để đảm bảo sức khỏe cũng như tránh được các tác dụng phụ thì trước khi sử dụng thuốc cha mẹ cần sử dụng theo đúng liều lượng, đọc kỹ nhãn mác thuốc, thời hạn sử dụng, cách dùng, bảo quản hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan