Bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine covid được không?

Đại dịch toàn cầu mang tên Covid-19 có lẽ đã đi qua, và công lớn có lẽ là nhờ vào vaccine. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều người lo lắng khi tiêm vaccine này, trong đó có nhiều đối tượng có tiền sử bệnh lý tim mạch. Vì vậy câu hỏi đặt ra là bệnh tim mạch có tiêm vaccine Covid được không?

1. Bệnh tim mạch có tiêm vaccine Covid được không?

Với người hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc bất kỳ bệnh lý nào thì việc nhiễm Covid-19 đã đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, do đó những đối tượng đặc biệt như bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tim mạch nguy cơ còn nghiêm trọng hơn, đặc biệt là nguy cơ tử vong. Theo các nghiên cứu, nguy cơ tử vong cao do Covid-19 ở bệnh nhân tim mạch là do tăng stress cho tim thông qua một số cơ chế, trong đó bao gồm cả tình trạng viêm cơ tim. Tuy nhiên, nhiều người lại thắc mắc bị bệnh tim có tiêm vaccine Covid được không, từ đó dẫn đến tâm lý e dè, lo lắng.

Theo các nghiên cứu, khi SARS-CoV-2 tấn công vào cơ thể sẽ làm tăng khả năng hình thành cục máu đông trong lòng mạch, dẫn đến tổn thương trực tiếp cơ tim cũng như các mạch máu và hệ quả là tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Vì vậy theo Hiệp hội Tim mạch châu Âu, tất cả bệnh nhân mắc bệnh tim mạch đều nên tiêm vaccine Covid-19. Việc chủng ngừa không chỉ giúp giảm khả năng mắc bệnh mà còn giảm nguy cơ nhập viện và giảm nguy cơ tử vong.

Một vấn đề cần nhắc lại là những bệnh lý tim mạch được đề cập trong tình huống này có thể bao gồm:

  • Bệnh lý rối loạn nhịp tim (đặc biệt là rung nhĩ);
  • Bệnh động mạch vành, bao gồm cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim;
  • Bệnh cơ tim;
  • Tim bẩm sinh;
  • Đái tháo đường biến chứng tim mạch;
  • Suy tim;
  • Thuyên tắc phổi;
  • Bệnh động mạch ngoại biên.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở bệnh nhân tim mạch chiếm hơn 10% trong khi ở người khỏe mạnh bình thường chỉ là 0.9%. Thống kê này cho thấy nguy cơ tử vong do SARS-CoV-2 ở bệnh nhân tim mạch là cao nhất và cao gấp hơn 10 lần người bình thường. Mặc dù vaccine có thể không ngăn ngừa hoàn toàn nguy cơ nhiễm bệnh nhưng chắc chắn nó sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng và đặc biệt là giảm tỷ lệ tử vong. Điều này càng chứng minh việc tiêm ngừa vaccine Covid-19 là rất quan trọng nhằm bảo vệ bệnh nhân khỏi đại dịch toàn cầu này.

Cho đến thời điểm hiện tại không có nghiên cứu nào cho thấy bệnh tim mạch chống chỉ định với tiêm vaccine ngừa Covid-19, hay những nguy cơ khác như tăng khả năng phản ứng phụ hay xảy ra các biến chứng. Các thử nghiệm về tác dụng của vaccine Covid-19 cho thấy, trên người có bệnh nền tim mạch không ghi nhận những ảnh hưởng nghiêm trọng nhiều hơn so với người không có bệnh nền tim mạch. Vấn đề cần lưu ý là trong mọi trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nên thông báo bác sĩ trước khi tiêm vaccine Covid-19 về những phản ứng phản vệ nghiêm trọng đối với một loại vaccine khác, khi đó bác sĩ sẽ xem xét có nên tiêm vaccine Covid-19 hay không.

2. Những đối tượng không được tiêm vaccine Covid-19

Với Covid-19, rất nhiều người đặt ra câu hỏi bệnh tim mạch có tiêm vacxin được không và điều này cũng tương đối dễ hiểu. Như đã đề cập ở trên, đối tượng này không có chống chỉ định với tiêm ngừa Covid-19, do đó bệnh nhân vẫn phải tiêm và tốt nhất là nên tiêm để bảo vệ bản thân khỏi virus.

Đối với vaccine Covid-19 thì theo Hướng dẫn của Bộ Y tế chỉ có 9 nhóm đối tượng nên trì hoãn tiêm chủng (với vaccine của hãng AstraZeneca) bao gồm:

  • Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý cấp tính;
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ;
  • Người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối và xơ gan mất bù;
  • Người trong vòng 14 ngày trước đó có điều trị bằng Corticoid liều cao, hóa trị và xạ trị;
  • Người trong vòng 90 ngày trước đó có điều trị bằng Immunoglobulin hoặc truyền huyết tương của người nhiễm Covid-19;
  • Đã tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước;
  • Người nhiễm Covid-19 trong vòng 6 tháng;
  • Người trên 65 tuổi;
  • Người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng xác định 4 nhóm đối tượng cần thận trọng khi tiêm vaccine Covid-19:

  • Có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác;
  • Có bệnh nền nặng, bệnh lý mạn tính chưa được điều trị ổn định;
  • Người mất tri giác hoặc mất năng lực hành vi;
  • Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính và phát hiện dấu hiệu bất thường như mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút, huyết áp tăng hoặc giảm, nhịp thở trên 25 lần/phút...

Đặc biệt, vaccine Covid-19 chống chỉ định với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào có trong sản phẩm. Riêng những người có tiền sử phản ứng nghiêm trọng với các dị nguyên khác (không liên quan đến vaccine), như thuốc uống hoặc động vật có vỏ... vẫn có thể tiêm vc Covid-19 nhưng cần được theo dõi sát tại phòng khám trong tối đa 30 phút.

3. Những tác động của vaccine Covid với bệnh tim mạch

Sau khi đã giải đáp thắc mắc người bị bệnh tim có tiêm vaccine Covid được không, vấn đề tiếp theo cần tìm hiểu là những tác động của vaccine này với bệnh tim mạch. Các nghiên cứu trên nhiều đối tượng hiện nay, trong đó có bệnh nhân tim mạch, không ghi nhận bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến sức khỏe. Những khó chịu mức độ nhẹ có thể gặp bao gồm đau tại vị trí tiêm, cảm giác mệt mỏi, đau đầu, đau cơ hoặc ớn lạnh, có thể kèm theo sốt. Những tình trạng này đa số chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, khoảng 24-48 giờ, và có thể xử lý bằng các biện pháp thông thường như thuốc giảm đau, hạ sốt, kết hợp với uống nhiều nước.

Theo thống kê chỉ có khoảng 1 trên 2 triệu người tiêm vaccine Covid-19 gặp phải phản ứng dị ứng nghiêm trọng, từ đó làm nặng thêm tình trạng bệnh tim mạch. Tuy nhiên, rủi ro này là cực kỳ hiếm, và lợi ích của việc tiêm ngừa vẫn vượt trội so với nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Do đó tất cả mọi người nếu không có chống chỉ định, bao gồm bệnh nhân tim mạch, vẫn nên tiêm phòng vaccine Covid-19.

Kèm theo đó, cho đến hiện tại chưa ghi nhận bất kỳ báo cáo nào về tương tác giữa vc Covid-19 với các thuốc điều trị bệnh tim mạch, vì vậy bệnh nhân không cần tạm hoãn các thuốc điều trị trước hoặc sau khi tiêm phòng.

Nhiều bệnh nhân tim mạch phải thường xuyên sử dụng các thuốc chống đông máu như nhóm kháng vitamin K (Warfarin, Acenocoumarol...), thuốc chống đông máu đường uống trực tiếp (như Rivaroxaban, Dabigatran), hoặc nhóm kháng kết tập tiểu cầu (Aspirin, Clopidogrel, Ticagrelor hoặc Prasugrel), khi đó câu hỏi đặt ra là có nên ngưng uống thuốc trước khi tiêm vaccine Covid-19 hay không? Câu trả lời của các chuyên gia là không nên. Theo đó mặc dù nhóm bệnh nhân này có nguy cơ chảy máu tại vị trí đâm kim, dẫn đến bầm tím hoặc sưng tấy xung quanh, nhưng đa phần không nghiêm trọng và hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách sử dụng kim nhỏ (cỡ 23 hoặc 25G) để tiêm, sau đó ấn mạnh vào vết tiêm thay vì day xoa, trong ít nhất 2 phút.

4. Một số biện pháp bảo vệ tim mạch trước Covid-19

  • Chế độ ăn tăng cường đầy đủ các nhóm chất cần thiết, bổ sung thêm trái cây, rau xanh, kết hợp chế độ tập thể lực phù hợp nhằm nâng cao sức khỏe;
  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn khi cần thiết;
  • Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường như sốt, ho, khó thở... kèm theo các dấu hiệu của bệnh tim mạch như đau thắt ngực, nhịp tim không đều... thì việc người bệnh cần làm là liên hệ y tế địa phương để được tư vấn phòng dịch, kết hợp sàng lọc và hướng dẫn đến đúng tuyến bệnh viện khám, điều trị và tránh lây cho cộng đồng:
  • Quan trọng nhất trong đại dịch Covid-19 vẫn là thực hiện tốt khẩu hiệu 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “Bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine covid được không”. Hy vọng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

48 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Angiomax
    Công dụng thuốc Angiomax

    Thuốc Angiomax là loại thuốc được dùng bằng đường tĩnh mạch để điều trị các bệnh lý do tắc nghẽn mạch gây ra. Để hiểu hơn về công dụng và những lưu ý khi dùng thuốc, mời bạn đọc cùng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • anticlot
    Công dụng thuốc Anticlot

    Anticlot là thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh liên quan đến tim mạch. Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả ...

    Đọc thêm
  • thuốc Cablivi
    Công dụng thuốc Cablivi

    Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối mắc phải là bệnh lý hiếm gặp. Hiện nay, bệnh nhân có thể điều trị bệnh lý này bằng thuốc Cablivi kết hợp với thuốc ức chế miễn dịch và trao đổi ...

    Đọc thêm
  • corifact
    Công dụng thuốc Corifact

    Corifact là thuốc kê đơn, được sử dụng để ngăn ngừa chảy máu ở những người bị rối loạn chảy máu do thiếu hụt yếu tố XIII. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Corifact, người bệnh cần tuân ...

    Đọc thêm
  • deplaque
    Công dụng thuốc Deplaque

    Thuốc Deplaque được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân mắc chứng xơ vữa động mạch, bệnh thiếu máu cục bộ ở tim, giúp người bệnh tránh nguy cơ hình thành cục máu đông, giúp duy trì được sự ...

    Đọc thêm