Đột quỵ có di truyền không?

Ở Việt Nam và cả trên thế giới, đột quỵ luôn được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Đây được coi là tình huống cấp cứu khẩn cấp cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bất kỳ ai cũng có thể bị đột quỵ, bao gồm cả người lớn tuổi lẫn người trẻ. Vậy đột quỵ có di truyền không? Hãy cùng tìm hiểu các yếu tố nguy cơ và cách kiểm soát nó.

1. Đột quỵ là bị làm sao? Đột quỵ có di truyền không?

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng xảy ra do vỡ mạch máu hoặc tắc nghẽn mạch máu khiến một phần não không được cung cấp đủ oxy.

Triệu chứng lâm sàng của đột quỵ khá đa dạng, tùy thuộc vào vị trí mạch máu bị ảnh hưởng. Các dấu hiệu đột quỵ thường thấy bao gồm:

  • Nhức đầu dữ dội về đêm, diễn biến cấp hoặc mãn tính;
  • Chóng mặt, ù tai;
  • Người bệnh đột ngột bị ngã vật ra, mất thăng bằng;
  • Tê hoặc yếu vùng mặt, tê yếu nửa người;
  • Mắt nhìn mờ, không rõ một hoặc cả hai mắt;
  • Suy giảm ý thức;
  • Nói khó, nói ngọng hoặc không nói được;
  • Có khả năng hôn mê nặng.

Bệnh tiến triển tùy thuộc vào mức độ tổn thương của não. Đây là một tình trạng cần cấp cứu y tế nhanh chóng bởi có đến 15% bệnh nhân tử vong sau cơn đột quỵ, 10% phải sống với di chứng liệt, tàn phế suốt đời, 40% có di chứng nhẹ khó phục hồi như yếu các chi, nói ngọng, méo mồm, giảm trí nhớ... Do vậy cần tuân thủ thời điểm vàng để đưa bệnh nhân đột quỵ đến các cơ sở cấp cứu để điều trị tích cực và hồi sức có hiệu quả nhất.

đột quỵ có di truyền
Giải đáp đột quỵ có di truyền không?

2. Bệnh đột quỵ ở người trẻ

Ước tính có đến 200.000 người Việt Nam bị đột quỵ mỗi năm. Trong 6 người thì trung bình có 1 người có nguy cơ mắc đột quỵ. Đột quỵ xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi trên 50, hay gặp vào mùa lạnh (khi áp suất khí quyển thay đổi đột ngột), và ở những người có yếu tố nguy cơ cao như: cao huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu, bệnh tim mạch, hút thuốc lá, nghiện rượu, AIDs...

Trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh đột quỵ ở người trẻ ngày càng tăng cao, chiếm từ 10-15%. Nguyên nhân thường do biến chứng tắc mạch máu não từ các huyết khối hình thành trong các bệnh tim (bệnh van tim, rung nhĩ, hẹp van 2 lá,...) hoặc do dị dạng mạch máu não.

Ngoài ra tiền sử gia đình từng có người bị đột quỵ cũng là một yếu tố nguy cơ cần chú ý. Các thành viên trong gia đình có chung nhiều gen, chung lối sống và ở môi trường có nguy cơ mắc bệnh giống nhau. Nguy cơ mắc đột quỵ ở một số gia đình có thể cao hơn so với những gia đình khác, tuy nhiên đây không phải là bệnh lý di truyền.

đột quỵ có di truyền
Cách để phòng ngừa đột quỵ tốt nhất là phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh cao huyết áp

3. Cách phòng ngừa

Cách để phòng ngừa đột quỵ tốt nhất là phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh cao huyết áp, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh thấp tim. Cần tránh những yếu tố có thể tạo điều kiện xuất hiện đột quỵ như: căng thẳng tâm lý, stress, cáu giận quá mức, gắng sức quá nhiều, uống nhiều rượu, lạnh đột ngột...

Những người bị cao huyết áp nếu thấy các biểu hiện như đau nhức đầu dữ dội, chóng mặt ù tai, tê bì chân tay... cần đến bệnh viện ngay để có biện pháp xử trí kịp thời.

Các yếu tố nguy cơ thường tương tác với nhau dẫn đến đột quỵ và chia thành 2 loại: có thể thay đổi được và không thể thay đổi. Ngoài những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như: độ tuổi, giới tính, di truyền, tiền sử đột quỵ... thì người bệnh có thể tìm cách sửa đổi những yếu tố còn lại như: bệnh lý nền, lối sống và chế độ dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ bị mắc bệnh.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, những người có người thân từng đột quỵ hoặc bị các bệnh gián tiếp liên quan đến đột quỵ như: tiểu đường, rung nhĩ, tăng huyết áp... nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, cân nhắc tầm soát gen để biết khả năng mắc những bệnh lý này. Việc chủ động tầm soát từ sớm sẽ giúp mỗi người có hướng điều chỉnh lối sống, giảm nguy cơ.

Chụp cộng hưởng từ - MRI/MRA - công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não. MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X (ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu) trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ,... Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan