Sốt kèm hạch lao trung thất điều trị thế nào?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Ba em hay bị sốt, sốt hơn cả tháng khám ở bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán lao hạch trung thất. Ba em đã nội soi và xét nghiệm máu, đờm. ba em cũng yếu lắm rồi, cứ hay bị sốt. Vậy bác sĩ cho em hỏi sốt kèm hạch lao trung thất điều trị thế nào? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hường - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Sốt kèm hạch lao trung thất điều trị thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Thời gian điều trị lao hạch là 12 tháng, bệnh nhân cần được theo dõi về tình trạng dung nạp thuốc lao và các tác dụng phụ của thuốc lao trong những tuần đầu điều trị.

Bệnh nhân được tái khám hàng tháng để xem xét tình trạng hạch, nếu hạch to lên hay áp xe hóa mủ (sau 2 - 3 tháng điều trị), khi đó bệnh nhân sẽ được can thiệp ngoại khoa, phẫu thuật nạo hạch hay dẫn lưu mủ. Nên thực hiện xét nghiệm giải phẫu bệnh hay tìm AFB và cấy làm kháng sinh đồ để xem xét lại chẩn đoán.

Lưu ý: Phản ứng ngược (paradoxical creaction) (23 - 30% ở bệnh nhân lao hạch HIV âm tính) xảy ra trong quá trình điều trị lao hạch thường xuất hiện trong 2 tháng đầu và đôi khi ở những tháng cuối hay đã chấm dứt điều trị, hạch to ra và chuyển hóa và dò mủ, nguyên nhân do phản ứng miễn dịch của cơ thể với vi trùng lao đã chết, nhưng khi sinh thiết hay xét nghiệm vi trùng học không tìm thấy bằng chứng về lao. Điều này giáp chẩn đoán phân biệt lao hạch tái phát hay thất bại điều trị. Đối với bệnh nhân lao hạch nhiễm HIV không có điều trị ARV phản ứng ngược xảy ra có tỉ lệ 7% so với 36% ở người có điều trị ARV. Không dùng corticoide điều trị phản ứng ngược, có thể phẫu thuật cắt bỏ hạch hay dẫn lưu hạch.

Sau 8 tháng điều trị lao, hạch không phát triển hay nhỏ đi hoặc không sờ thấy, lâm sàng cải thiện, khi đó việc điều trị được xem như hoàn thành.

Thất bại điều trị dựa vào thời gian xuất hiện kéo dài hay trở lại các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng xảy ra trong thời gian điều trị đã được ít nhất 6 tháng.

Tái phát dựa vào thời gian sự xuất hiện trở lại các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng xảy ra sau khi hoàn thành điều trị. Cần chú ý nên làm xét nghiệm kháng sinh đồ để đánh giá độ nhạy cảm thuốc của vi khuẩn, xác định lao kháng đa thuốc. Công thức mới để điều trị các trường hợp này dựa vào độ nhạy cảm thuốc của vi khuẩn.

Nếu bạn còn thắc mắc về hạch lao trung thất, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

38 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Bệnh sốt Q là gì và có nguy hiểm không?
    Bệnh sốt Q là gì và có nguy hiểm không?

    Sốt Q là bệnh của vật nuôi lây sang người do tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua đường hô hấp từ ổ bệnh. Một điều may mắn là bệnh sốt Q có khả năng tự phục hồi cao và ...

    Đọc thêm
  • Chăm sóc tích cực (ICU)
    Tìm hiểu về sốt ở người bệnh nằm ICU

    Sốt là hiện tượng thường gặp ở bệnh nhân nằm ICU (Điều trị tích cực). Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau và đôi khi rất khó chẩn đoán. Nếu người bệnh ICU bị sốt việc chẩn đoán và điều ...

    Đọc thêm
  • Sốt
    Điều trị và phòng ngừa bệnh sốt Q

    Sốt Q là bệnh do vi khuẩn Coxiella burnetii gây nên, thường tự khỏi. Khống chế bệnh chủ yếu bằng cách loại trừ nguồn lây, theo dõi người tiếp xúc và điều trị bằng kháng sinh cho những người mắc ...

    Đọc thêm
  • bệnh đậu mùa có nguy hiểm không
    Bệnh đậu mùa có nguy hiểm không?

    Bệnh đậu mùa là căn bệnh truyền nhiễm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người và hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc về ...

    Đọc thêm
  • Trẻ sốt bao nhiêu độ thì co giật? (Phần 2)
    Co giật do sốt ở trẻ nhỏ

    Sốt co giật là tình trạng co giật do sốt, 2-5% trẻ bị sốt co giật là do trẻ sinh ra trong gia đình có tiền căn co giật. Co giật do sốt xảy ra khi nhiễm vi khuẩn hoặc ...

    Đọc thêm