Củ đậu ăn có tốt không?

Củ đậu là loại thực phẩm khá quen thuộc với các gia đình, tuy nhiên nhiều người vẫn luôn đặt ra câu hỏi, củ đậu có tác dụng gì với sức khỏe và ăn củ đậu có tốt không? Cùng tìm hiểu củ đậu là gì và tác dụng của củ đậu qua bài viết sau.

1. Củ đậu là gì?

Củ đậu là gì? Củ đậu là loài cây dây leo có nguồn gốc Trung Mỹ, ở Việt Nam còn được gọi bằng các tên khác như củ sắn, sắn nước... Chúng được trồng khá phổ biến ở châu Mỹ, Trung Quốc, Đông Nam Á và cả ở Việt Nam.

Củ đậu có hoa màu tím nhạt, cây có thể cao từ 4-5m, phần rễ phát triển to hình thành củ có vỏ màu vàng nhạt, mỏng còn ruột màu trắng kem. Củ đậu có vị ngọt nhẹ, có thể ăn sống trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nón xào, nấu canh, món hầm, nộm hoặc súp...

Trái ngược với phần củ thơm ngon bổ dưỡng thì phần lá và hạt của củ đậu rất độc và thường được tận dụng làm nguyên liệu điều chế thuốc diệt côn trùng, diệt rệp... nên người sử dụng cần rất cẩn thận. Khi mua cả chùm củ đậu về thì nên cắt bỏ phần lá đi ngay tránh để trẻ em không biết ăn phải gây ra ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng. Thành phần của củ đậu bao gồm:

  • Tinh bột: 2,4%
  • Glucoza: 4,51%
  • Nước: 86-90%
  • Protein: 1,46%
  • Các chất dinh dưỡng khác: Sắt, canxi, photpho, vitamin C và đặc biệt là trong củ đậu không chứa chất béo.

Để chọn được củ đậu ngon bạn nên chú ý đến những đặc điểm như vỏ có màu trắng ngà, nhẵn mịn, phần cuống tươi xanh và cuống càng nhỏ thì càng mọng nước, ít xơ. Bảo quản củ đậu tương đối dễ dàng, bạn chỉ cần đặt ở nơi thông thoáng sẽ lưu trữ được từ 7-10 ngày. Một lưu ý nhỏ nếu muốn ăn củ đậu ngon hơn thì sau khi mua về chờ khoảng 1 đến 2 ngày khi phần vỏ hơi héo thì ăn sẽ ngọt nhất.

2. Củ đậu có tác dụng gì?

Củ đậu là nguyên liệu chế biến món ăn vừa mát, ngon, dễ sử dụng, giá thành rẻ và rất phổ biến ở Việt Nam. Củ đậu ăn có tốt không là điều được khá nhiều người quan tâm và thật bất ngờ là loại củ này có rất nhiều tác dụng mà chưa chắc bạn đã biết.

Củ đậu có tác dụng gì? Củ đậu rất tốt cho hệ tim mạch bởi bên trong chúng có rất nhiều chất xơ, vitamin C giúp giảm lượng cholesterol trong máu, nồng độ natri trong củ đậu cũng rất thấp, góp phần khiến trái tim của bạn khỏe mạnh hơn.

Ăn củ đậu có tốt không? Ăn củ đậu rất tốt cho hệ miễn dịch bởi hàm lượng vitamin C rất cao. Ngoài ra trong củ đậu còn có thành phần chất chống oxy hóa và kháng viêm có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân hen suyễn và khó thở. Ngoài ra hàm lượng photpho và kali có trong củ đậu sẽ giúp xương và răng của bạn phát triển bình thường và ngày càng khỏe mạnh hơn.

Ăn củ đậu với lượng vừa phải cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, bởi củ đậu có tính mát giúp giải nhiệt nhanh, có thể hỗ trợ giải độc rượu nhanh chóng, nhuận tràng do có rất nhiều chất xơ, giảm tăng tiết axit dạ dày

Cuối cùng củ đậu rất được các chị em yêu thích, bởi nó có rất nhiều tác dụng trong làm đẹp như hỗ trợ giảm cân, làm mặt nạ, giúp chị em giảm các ảnh hưởng của thời kỳ mãn kinh. Đối với các thai phụ thì ăn củ đậu cũng có rất nhiều lợi ích như giảm thiểu tình trạng táo bón, hệ tiêu hóa ổn định hơn.

Củ đậu
Củ đậu ăn có tốt không và có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người tiêu dùng

3. Những ảnh hưởng do ăn củ đậu không đúng cách

Mặc dù ăn củ đậu có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể nhưng bạn cũng cần chú ý những những điều sau để không ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Không nên ăn củ đậu thay cơm để giảm cân

Mặc dù trong củ đậu có nhiều chất xơ và vitamin nhưng chúng không cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất mà cơ thể cần mỗi ngày. Chính vì vậy nếu có ý định chỉ ăn củ đậu để giảm cân thì hãy dừng ngay lại kẻo cơ thể bạn sẽ ngày càng uể oải, mệt mỏi, sức khỏe không đảm bảo cho học tập hoặc làm việc.

  • Ăn củ đậu có tốt không? Ăn quá nhiều củ đậu không tốt cho dạ dày

Hàm lượng nước trong củ đậu khá nhiều nên nếu bạn ăn với số lượng lớn đến mức no căng sẽ khiến dạ dày bị giãn ra khiến dịch tiết dạ dày ra nhiều hơn và nhu cầu thèm ăn của bạn cũng cao hơn. Một vài nghiên cứu chỉ ra ăn củ đậu không tốt cho người bệnh đau dạ dày và có thể làm cơ thể suy yếu hơn nếu ăn củ đậu thay thế cho bữa cơm hằng ngày.

  • Không ăn hạt và lá cây củ đậu

Ăn củ đậu ngon ngọt là vậy nhưng nhiều người thắc mắc lá và hạt của củ đậu có thể sử dụng được không? Trên thực tế phần lá và hạt củ củ đậu có thể sử dụng làm thuốc bôi ngoài da như ghẻ lở nhưng bạn tuyệt đối không được ăn chúng. Bên trong lá và hạt của củ đậu có chứa chất tephrosin và rotenon, khi hai chất này đi vào cơ thể sẽ gây ra ngộ độc, đau bụng, co giật, rối loạn nhịp tim, tụt huyết ápsuy hô hấp.

Khi bị trúng độc do ăn nhầm lá hoặc hạt củ đậu, các triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện sau 5-40 phút, sau khoảng 2-5 giờ tiến triển nhanh và người bệnh có nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Khi đã hiểu rõ được giá trị dinh dưỡng của củ đậu, bạn có thể sử dụng thực phẩm này sao cho an toàn và hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

108.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Cách khuyến khích trẻ ăn rau
    Cách khuyến khích trẻ ăn rau

    Trẻ em phải ăn nhiều loại rau như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng để trẻ nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để khỏe mạnh và phát triển thói quen ăn ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • Trắc nghiệm kiến thức của bạn về trà

    Trà là loại thức uống truyền thống ở nhiều nước châu Á, sau đó, du nhập và được ưa chuộng ở nhiều nước khác trên thế giới. Vậy bạn có bao nhiêu kiến thức về trà, hãy giải đáp qua ...

    Đọc thêm
  • evitanate
    Công dụng thuốc Evitanate

    Thuốc Evitanate thường được bác sĩ chỉ định cho những đối tượng thiếu vitamin E trong cơ thể. Việc bổ sung đầy đủ thuốc Evitanate sẽ giúp cải thiện được đáng kể tình trạng sức khỏe bản thân. Vậy thuốc ...

    Đọc thêm
  • Toconat
    Công dụng thuốc Toconat

    Thuốc Toconat có thành phần chính là DL-alpha-tocopherol hàm lượng 400 IU thuộc nhóm thuốc khoáng chất và vitamin. Để hiểu rõ hơn về công dụng, thành phần của loại thuốc này, người bệnh hãy tham khảo thông tin cụ ...

    Đọc thêm
  • jatamansi
    Tìm hiểu về thuốc Jatamansi

    Jatamansi hay còn được gọi là tapaswani trong ayurveda là một loài thực vật lâu năm, có lông, thân thảo. Nó hoạt động như một loại thuốc bổ não giúp cải thiện trí nhớ và những chức năng của não ...

    Đọc thêm