Kỹ thuật chọc hút dịch màng tim dưới hướng dẫn của siêu âm

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phú - Bác sĩ Hồi sức tích cực - Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Chọc hút dịch màng tim được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý tràn dịch màng tim, gây ảnh hưởng đến chức năng tim. Kỹ thuật này sẽ giúp hút dịch màng tim để tim có thể khôi phục hoạt động, tránh tiếp tục tích lũy dịch trong bao ngoài màng tim.

1.Tại sao phải chọc hút dịch màng tim?

Bình thường khoang màng ngoài tim chứa 15-50ml dịch. Khi người bệnh có tràn dịch màng ngoài tim thì biểu hiện lâm sàng phụ thuộc chủ yếu vào số lượng và tỷ lệ xuất hiện dịch hoặc máu ở khoang màng ngoài tim. Biểu hiện nặng nề nhất là suy sụp chức năng tâm thất, gây giảm cung lượng tim, tụt huyết áp và có thể gây ngừng tim.

Sử dụng siêu âm tại giường cho phép các bác sĩ khoa cấp cứu đánh giá nhanh chóng dịch màng ngoài tim, xác định suy sụp thất trái gây ép tim cấp và phải xử trí chọc dò dịch màng ngoài tim ngay lập tức.

2.Khi nào cần chọc hút dịch màng tim?

2.1 Chỉ định

  • Chọc dò dịch màng ngoài tim cấp cứu: Người bệnh nghi ngờ ép tim cấp có thay đổi huyết động đe dọa đến tính mạng.
  • Chọc dò dịch màng ngoài tim không cấp cứu: Hút dịch màng ngoài tim ở những người bệnh có huyết động ổn định để chẩn đoán nguyên nhân.
rối loạn đông máu
Trường hợp rối loạn đông máu chống chỉ định với phương pháp chọc hút dịch màng tim

2.2 Chống chỉ định

3.Chuẩn bị kỹ thuật chọc hút dịch màng tim dưới hướng dẫn của siêu âm

3.1 Phương tiện, dụng cụ

Thường có bộ dụng cụ chọc dò dịch màng ngoài tim được đóng gói sẵn, bao gồm:

  • Kim cỡ 18 gauge (có thể dùng kim chọc dịch não tủy cỡ số 18 gauge)
  • Bơm tiêm 50ml, 20ml
  • Lidocain 1%, 10-20ml
Thuốc tê Lidocain 1%
Thuốc tê Lidocain 1% thuộc bộ dụng cụ chọc dò dịch màng ngoài tim

  • Dung dịch sát trùng: Betadine
  • Găng, gạc, mũ, xăng vô trùng
  • Monitor theo dõi liên tục điện tim
  • Máy siêu âm tại giƣờng
  • Găng phủ đầu dò siêu âm vô trùng
  • Dây kẹp kết nối kim chọc với V1 của máy theo dõi điện tâm đồ

3.2 Người bệnh

Người bệnh ở tư thế nằm đầu cao 30-45 độ so với mặt giường để dịch khu trú xuống dưới khoang màng ngoài tim, có thể nằm ngửa.

3.3 Hồ sơ bệnh án

Giải thích về kỹ thuật cho người bệnh, gia đình người bệnh và ký cam kết đồng ý kỹ thuật, phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật.

4.Các bước thực hiện kỹ thuật chọc hút dịch màng tim dưới hướng dẫn của siêu âm

Monitor
Bệnh nhân cần đặt monitor theo dõi liên tục điện tim và SpO2

  • Đặt một đường truyền tĩnh mạch chắc chắn.
  • Thở oxy gọng kính
  • Đặt monitor theo dõi liên tục điện tim và SpO2
  • Xác định mốc giải phẫu: vị trí thường dùng nhất là dưới mũi ức (đường marfan) và bờ ức sườn trái (đường dieulafoy).

4.1 Kỹ thuật xác định dịch màng ngoài tim bằng siêu âm

Vị trí đầu dò siêu âm thường áp dụng là dưới mũi ức và mặt cắt trục dọc cạnh ức. Tuy nhiên vị trí đầu dò tốt nhất phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm trong đó có vị trí của người bệnh.

4.1.1 Chọc dò dịch màng ngoài tim theo đường dưới mũi ức (đường marfan)

Đầu dò siêu âm được đặt ngang ở bờ xương sườn trái và mũi ức hướng chùm siêu âm lên vai trái của người bệnh.

  • Cấu trúc gần nhất với đầu dò, hiện trên đỉnh của màn hình là gan được xem là dấu mốc
  • Dưới gan là thất phải
  • Dịch màng ngoài tim là một cấu trúc đồng âm bao quanh tim Mặt dưới mũi ức của tim có kèm tràn dịch màng ngoài tim.
Chọc dò dịch màng ngoài tim theo đường dưới mũi ức
Chọc dò dịch màng ngoài tim theo đường dưới mũi ức đường marfan

4.1.2 Chọc dò dịch màng ngoài tim theo đường cạnh ức (đường dieulafoy)

  • Đầu dò siêu âm được đặt cạnh ức trái giữa khoang liên sườn hai và bốn
  • Mốc chỉ điểm của đầu dò siêu âm nên hướng về vai phải của người bệnh
  • Chúng ta nhìn thấy rõ nhĩ trái, van hai lá, thất trái và động mạch chủ đoạn xuống
  • Tìm kiếm dịch màng ngoài tim bao quanh tim.
Chọc dò dịch màng ngoài tim theo đường cạnh ức đường dieulafoy
Chọc dò dịch màng ngoài tim theo đường cạnh ức đường dieulafoy

4.2 Kỹ thuật chọc dò

  • Sát trùng vị trí chọc dò bằng dung dịch sát khuẩn, trải xăng vô khuẩn và gây tê tại chỗ bằng lidocain 1%.
  • Thành ngực được phủ găng vô khuẩn.
  • Vị trí lý tưởng của chọc kim qua da là nơi dịch đọng nhiều nhất và gần với thành ngực.
  • Đầu dò siêu âm được phủ gel và găng vô trùng, đặt theo một trong hai vị trí nói trên.
  • Xác định dịch màng ngoài tim trên màn hình đó là khoảng trống âm.
  • Khoảng cách từ đầu dò đến dịch màng ngoài tim có thể ước lượng trên máy siêu âm.
  • Dùng 1 kim cỡ 16-18 gauge đã gắn với xilanh cỡ 20 hoặc 50ml chọc cạnh đầu dò siêu âm xuyên qua thành ngực vào khoang màng ngoài tim. Nếu thời gian cho phép, kẹp điện cực V1 với kim chọc dò.
  • Chọc kim chậm, vừa chọc vừa hút xi lanh hút áp lực âm cho đến ra dịch, khi chọc nên quan sát điện tâm đồ xem có thay đổi đột ngột sóng điện tim do chạm vào thành cơ tim.
  • Khi xi lanh hút ra dịch, giữ nguyên kim chọc, lắp ba chạc, một đầu nối với xi lanh, một đầu nối với túi đựng vô khuẩn.
  • Tiến hành lấy dịch làm xét nghiệm và hút dẫn lưu dịch màng ngoài tim nếu có chỉ định
  • Rút bỏ kim khi hết dịch màng ngoài tim.
Kỹ thuật chọc dò
Kỹ thuật chọc dò

5.Các biến chứng và tai biến thường gặp

5.1 Thủng thành tim

Biểu hiện: ST chênh lên ở điện cực gắn vào kim, xuất hiện ngoại tâm thu, hút ra máu đỏ tươi.

Xử trí: rút kim ngay, theo dõi tiến triển, nếu tràn máu màng ngoài tim tiến triển nặng lên, phải mổ cấp cứu.

5.2 Loạn nhịp tim

Thường gặp do chọc kim sâu chạm vào tim gây ra ngoại tâm thu, cơn nhịp nhanh hoặc nhịp chậm.

Xử trí: phải rút kim ra ngay.

5.3 Tràn khí màng phổi

Có thể gặp khi chọc đường trước ngực cạnh ức trái (đường dieulafoy), gây tràn khí màng phổi trái.

Xử trí: như tràn khí màng phổi (chọc hút, dẫn lưu khí)

5.4 Thủng tạng rỗng, chọc vào gan

Gặp khi chọc theo đường mũi ức.

Xử trí: theo dõi sát, xử trí tùy tình huống.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm và điều trị bệnh tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác và đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan