Nhạy cảm với âm thanh: Những điều cần biết

Nhạy cảm với âm thanh là hội chứng phổ biến, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều trở ngại cho cuộc sống người bệnh. Do đó cần có kiến thức cơ bản nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn.

1. Nhạy cảm với âm thanh là gì?

Nhạy cảm với âm thanh là một hội chứng biểu hiện là một rối loạn thần kinh trung ương khiến bản thân người đó có phản ứng bất thường với những âm thanh bình thường biểu hiện là sợ âm thanh, sợ tiếng ồn mặc dù đó là những âm thanh nhỏ nhất. Nghiên cứu phát hiện khoảng 29% người mắc hội chứng này có xu hướng trở nên nóng nảy khi nghe tiếng ồn và 17% số khác tỏ ra tức giận với các đồ vật.

Hội chứng này chỉ nhạy cảm với 1 số âm thanh chọn lọc. Người mắc hội chứng này sẽ cực kì khó chịu với những âm thanh tưởng chừng như vô hại như tiếng nhấp bút, tiếng thở, tiếng nhai... có thể cảm thấy lo lắng, giận dữ, hoảng loạn, không thể chịu đựng nổi, có thể gây ra các hành động cực đoan hay nổi nóng, chạy trốn hoặc tấn công. Từ đó, họ bắt đầu xa lánh các cuộc giao lưu về xã hội và giảm dần các mối quan hệ với mọi người xung quanh cô lập, trầm cảm, gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày.

Ù tai
Nhạy cảm với âm thanh là hội chứng sợ âm thanh và tiếng ồn

2. Nguyên nhân nào gây ra hội chứng nhạy cảm với âm thanh?

Qua một số nghiên cứu đến nay vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng nhạy cảm với âm thanh. Nhưng đây chắc chắn không phải là vấn đề về thính giác. Các bác sĩ cho rằng, bệnh này xuất hiện do cả lý do về tâm lý và vật lý. Căn bệnh này thường có liên quan đến cách âm thanh tác động đến não bộ và kích hoạt các phản xạ vô điều kiện của cơ thể.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng nhạy cảm với âm thanh như:

3. Biểu hiện của nhạy cảm với âm thanh

Khi nghe thấy tiếng động, âm thanh người mắc chứng nhạy cảm với âm thanh bệnh nhân có thể nổi da gà, muốn tiếng động đó dừng lại ngay lập tức. Cảm giác này sẽ xảy ra thường xuyên khi nghe những âm thanh mà những người khác hầu như không để ý thấy.

Các biểu hiện của người mắc chứng nhạy cảm với âm thanh bao gồm:

  • Nếu có phản ứng nhẹ, có thể thấy: Lo lắng, khó chịu, muốn chạy trốn
  • Trường hợp nghiêm trọng hơn, âm thanh kích hoạt có thể gây ra: thịnh nộ, tức giận, hoảng loạn, sợ hãi, đau khổ, mong muốn giết hoặc ngăn chặn bất cứ điều gì gây ra tiếng ồn đó, có ý định tự tử,...
Thích ngồi một mình, có suy nghĩ tự tử là triệu chứng của bệnh gì?
Một số âm thanh có thể khiến người bệnh cảm thấy đau khổ, sợ hãi, hoảng loạn muốn tự tử,...

4. Chứng nhạy cảm với âm thanh có nguy hiểm không?

Các loại âm thanh dễ kích hoạt Misophonia phổ biến nhất là:

  • Tiếng hơi thở nặng hoặc âm thanh của mũi, gây ảnh hưởng khoảng 64,3%.
  • Tiếng ăn uống ảnh hưởng khoảng 81%.
  • Tiếng của ngón tay hoặc bàn tay ảnh hưởng khoảng 59,5%.
  • Một số hoạt động thể chất ảnh hưởng khoảng 11,9%.

Các âm thanh khác gây ra hội chứng là tiếng hắng giọng, chép môi, những tiếng viết lách, tiếng giấy xào xạc. Tiếng tích tắc của đồng hồ, tiếng đóng sầm cửa xe hơi và tiếng líu lo của chim chóc, tiếng dế hoặc các động vật khác. Chứng nhạy cảm âm thanh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều trở ngại cho cuộc sống người bệnh.

5. Chẩn đoán và điều trị

Không có cách cụ thể nào để chẩn đoán nhạy cảm với âm thanh. Chủ yếu chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh, các biểu hiện bệnh, hoàn cảnh xuất hiện,...

Không thể trị khỏi hoàn toàn chứng nhạy cảm với âm thanh. Tuy nhiên có thể kiểm soát theo những cách sau:

  • Cách tốt nhất để quản lý bệnh này là hạn chế âm thanh được truyền đến bằng cách sử dụng tai nghe hoặc các thiết bị chuyên dụng.
Máy trợ thính
Hạn chế âm thanh được truyền đến tai bằng tai nghe hoặc các thiết bị chuyên dụng
  • Mặc dù hiện nay không có thuốc chữa khỏi hội chứng này, có một số phương pháp điều trị và các giải pháp có thể hữu ích. Một số người đã báo cáo các lợi ích ngắn hạn từ phương pháp điều trị như liệu pháp hành vi nhận thức, thôi miên và điều trị ù tai.
  • Liệu pháp kiểm soát ù tai dành cho những người không thể chịu đựng những tiếng ồn.
  • Phân tâm thính giác có thể hữu ích cho những người mắc nhạy cảm với âm thanh, có thể sử dụng tai nghe liên tục phát nhạc êm dịu. Ngoài ra, nghe âm thanh của mưa, thiên nhiên hoặc các âm thanh khác đều có hiệu quả.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức: Nghiên cứu cho thấy đây là liệu pháp hiệu quả trong việc kiểm soát chứng nhạy cảm với âm thanh. Chủ yếu tập trung vào những suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của người bệnh. Để xác định các kiểu mẫu không lành mạnh và thay thế chúng.
  • Tập thể dục thường xuyên, ngồi thiền và nghỉ ngơi có thể mang lại nhiều lợi ích, giảm căng thẳng mệt mỏi .
  • Những cách khác bao gồm liệu pháp nói chuyện và thay đổi cách sống, ngủ đúng cách và tránh căng thẳng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

66.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan