Bệnh viêm động mạch Takayasu: Nguyên nhân, triệu chứng

Viêm động mạch takayasu là tình trạng viêm thành mạch máu gây tắc hẹp lòng động mạch. Bệnh takayasu là một bệnh hiếm gặp, nguyên nhân chính xác chưa được biết rõ. Biểu hiện bệnh viêm động mạch takayasu gồm các triệu chứng của giai đoạn toàn thân và giai đoạn tắc mạch.

1. Viêm động mạch Takayasu là bệnh gì?

Viêm động mạch Takayasu là một bệnh hiếm gặp, với tình trạng viêm chủ yếu ảnh hưởng đến các động mạch có mức đàn hồi lớn ví dụ như động mạch chủ, động mạch cảnh, động mạch thận. Bệnh takayasu có thể dẫn đến tắc nghẽn động mạch hay hẹp lòng động mạch hoặc làm giãn động mạch. Bệnh viêm động mạch Takayasu đôi khi được gọi là bệnh vô mạch vì khó bắt được mạch ngoại vi do hẹp mạch máu.

Bệnh viêm động mạch Takayasu chủ yếu xảy ra ở trẻ em gái và phụ nữ dưới 40 tuổi. Tỷ lệ nữ giới so với nam giới là 9: 1. Mặc dù bệnh có phân bố trên khắp thế giới, nhưng thường gặp hơn ở phụ nữ châu Á. Tần suất bệnh takayasu khoảng 2 -3 bệnh nhân trên một triệu người trong dân số mỗi năm.

2. Nguyên nhân của bệnh viêm động mạch takayasu

Nguyên nhân của bệnh viêm động mạch takayasu chưa rõ. Một số bằng chứng cho thấy rằng khi nhiễm virus, vi khuẩn hoặc tác nhân khác xảy ra ở một người có các yếu tố nguy cơ (chẳng hạn như các gen nhạy cảm), có thể dẫn đến bệnh takayasu. Đây là một giả thuyết hấp dẫn nhưng bằng chứng xác thực còn thiếu. Ngoài ra, viêm động mạch Takayasu cũng có khả năng là một bệnh tự miễn, trong đó bất thường hệ thống miễn dịch và tấn công phá huỷ các động mạch lớn trong cơ thể.

Giải phẫu bệnh cho thấy tình trạng viêm mạch máu thâm nhiễm bạch cầu hạt mạn tính gây tổn thương lan tỏa động mạch chủ và các động mạch lớn khác mang máu từ tim tới phần còn lại của cơ thể. Theo thời gian, tình trạng viêm mạch gây ra những thay đổi trong lòng động mạch bao gồm dày thành, hẹp lòng mạch và tạo sẹo. Kết quả là làm giảm lưu lượng máu đến các mô và cơ quan quan trọng, có thể dẫn đến biến chứng và thậm chí tử vong. Đôi khi viêm động mạch takayasu phá hủy lớp áo giữa làm cho động mạch giãn ra bất thường, dẫn đến phình mạch với nguy cơ vỡ các túi phình.

3. Triệu chứng của bệnh viêm động mạch takayasu

Bệnh viêm động mạch Takayasu là một tình trạng viêm mãn tính ảnh hưởng đến mạch máu lớn nhất trong cơ thể (động mạch chủ) và các nhánh của nó. Do đó, các biến chứng của bệnh takayasu phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ tổn thương các mạch máu này.

Bệnh viêm động mạch takayasu được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn toàn thân và giai đoạn tắc mạch. Mặc dù phân chia như vậy nhưng hai giai đoạn này không phải lúc nào cũng khác biệt, tức là bệnh nhân có thể có các đặc điểm của cả hai giai đoạn cùng một lúc.

Bệnh viêm động mạch Takayasu
Bệnh nhân có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, sụt cân

3.1. Giai đoạn toàn thân

Bệnh nhân có các triệu chứng và dấu hiệu của tình trạng viêm đang hoạt động. Chúng có thể bao gồm:

  • Các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, sụt cân.
  • Viêm khớp và đau nhức không đặc hiệu. Có thể bị đau ở các động mạch bị ảnh hưởng.
  • Hầu hết bệnh nhân có tốc độ lắng hồng cầu tăng trong giai đoạn toàn thân.

3.2. Giai đoạn tắc mạch

Bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng do hẹp động mạch. Chúng có thể bao gồm:

  • Bệnh lý động mạch tắc nghẽn: đau cách hồi ở tay hoặc chân xảy ra trong các hoạt động lặp đi lặp lại chẳng hạn như đau ở cánh tay khi sử dụng cưa sắt hoặc đau ở bắp chân khi đi bộ. Không thể cảm nhận được mạch đập ở cổ, khuỷu tay, cổ tay hoặc chân do hẹp nặng mạch máu. Nghe thấy âm thổi động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch cánh tay, động mạch chủ bụng hoặc động mạch đùi do dòng máu chảy qua các mạch máu bị hẹp.
  • Tổn thương động mạch cảnh, động mạch đốt sống dẫn tới thiếu máu não. Triệu chứng lâm sàng là chóng mặt, đau đầu, ngất, hạ huyết áp tư thế, rối loạn thị giác thoáng qua.
  • Hội chứng cung động mạch chủ: do tổn thương mạch máu gây phình động mạch
  • Viêm động mạch chủ hoặc viêm động mạch cảnh làm hẹp lỗ ra của động mạch vành dẫn đến thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực. Giãn động mạch chủ lên có thể gây hở van động mạch.
  • Tổn thương viêm động mạch phổi có thể gây tăng áp động mạch phổi, thâm chí gây nhồi máu phổi.
  • Suy tim
  • Đột quỵ
  • Tăng huyết áp. Đôi khi huyết áp ở cánh tay có thể thấp một cách giả tạo nếu có một động mạch ở phía trên cánh tay bị hẹp. Chênh lệch huyết áp 2 cánh tay.
  • Soi đáy mắt có thể quan sát thấy các dị dạng đặc trưng của mạch máu xảy ra trong các trường hợp viêm động mạch Takayasu tiến triển.

Viêm động mạch takayasu là tình trạng viêm thành mạch máu gây tắc hẹp lòng động mạch. Đây là một bệnh hiếm gặp, nguyên nhân chính xác chưa được biết rõ. Vì thế, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, bạn cần sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Khoa Tim mạch của Vinmec luôn nhận được nhiều sự tán dương, hài lòng từ khách hàng trong nước & quốc tế, là những người tiên phong ứng dụng thành công những kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới trong điều trị các bệnh lý tim mạch.

  • Đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm: y bác sĩ có trình độ từ Thạc sĩ đến Giáo sư, Tiến sĩ, có uy tín trong điều trị nội khoa, ngoại khoa, thông tim can thiệp, được đào tạo chuyên sâu trong nước & nước ngoài. Đặc biệt, GS.TS.BS Võ Thành Nhân – Giám đốc Tim mạch Vinmec Central Park được công nhận là chuyên gia đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được trao chứng chỉ “Proctor” về TAVI.
  • Trang thiết bị tối tân, sánh ngang với các bệnh viện lớn trên thế giới: Phòng mổ hiện đại nhất trên thế giới; Máy chụp cộng hưởng từ không tiếng ồn hiện đại nhất Đông Nam Á; Máy CT có tốc độ chụp siêu nhanh chỉ 0,275s/vòng mà không cần sử dụng thuốc hạ nhịp tim; hệ thống PET/CT và SPECT/CT 16 dãy giúp phát hiện sớm những tổn thương của cơ quan tim mạch ngay cả khi chưa có triệu chứng bệnh.
  • Ứng dụng các kỹ thuật tim mạch chuyên sâu tiên tiến nhất trên thế giới trong điều trị: Mổ tim hở không đau; Can thiệp động mạch chủ qua da không gây mê toàn thân; Điều trị hở van 2 lá qua đường ống thông có tỉ lệ thành công 95%; Cấy ghép tim nhân tạo hỗ trợ tâm thất cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối kéo dài cuộc sống chất lượng trên 7 năm.
  • Hợp tác với các Trung tâm tim mạch hàng đầu Việt Nam và thế giới như: Viện Tim mạch quốc gia, Bộ môn Tim mạch Đại học Y Hà Nội, Đại học Paris Descartes - Bệnh viện Georges Pompidou (Pháp), Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ)... với mục đích cập nhật các phương pháp điều trị tim mạch hiện đại nhất trên thế giới.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ hàng đầu của khoa Tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ đến bệnh viện để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Điều trị bệnh Moyamoya
    Điều trị bệnh Moyamoya như thế nào?

    Thưa bác sĩ trong năm tôi có bị đau đầu dữ dội chóng mặt và buồn nôn nhập viện đã bị xuất huyết não. Vì không có bệnh nền gì và được bệnh viện chụp MRI xoá nền và chẩn ...

    Đọc thêm
  • thuốc coltab
    Công dụng thuốc Coltab

    Thuốc Coltab có chứa thành phần chính là Citicoline hàm lượng 100mg, bào chế dạng dung dịch uống nhỏ giọt. Người bệnh có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết thuốc Coltab có tác dụng gì? Liều lượng ...

    Đọc thêm
  • Flocaxin
    Công dụng thuốc Flocaxin

    Thuốc Flocaxin có thành phần chính là Pentoxifylin 100mg và các thành phần tá dược khác. Thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn tuân fhoanf não, động mạch ngoại vi, thiếu máu não,... Cùng tìm hiểu chi tiết ...

    Đọc thêm
  • fepinram
    Công dụng thuốc Fepinram

    Fepinram là thuốc kê đơn, dùng theo đường tiêm/ truyền tĩnh mạch/ uống. Thuốc Fepinram thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần. Cùng tìm hiểu rõ hơn về công dụng thuốc Fepinram, cách dùng Fepinram 800, liều dùng, thông tin an ...

    Đọc thêm
  • Đau đầu kèm trí nhớ giảm sút là dấu hiệu bệnh gì?
    Trí nhớ giảm sút kèm nhức đầu có phải thiếu máu não không?

    Vài năm gần đây, em thường hay gặp tình trạng trí nhớ giảm sút, mau quên, đầu óc không tập trung, lơ là, thỉnh thoảng cảm thấy nhức đầu, chóng mặt. Vậy bác sĩ cho em hỏi trí nhớ giảm ...

    Đọc thêm